KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 51)

5.1. Kết quả chính của nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả thu thập và ph n tích từ báo cáo của BHXH Quận 9 như sau:

BHXH tự nguyện có vai trị quan trọng trong việc c n bằng quỹ BHXH trong tương lai, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động. Những người lao động tự do có thu nhập thấp, khơng ổn định khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng lương hưu, điều này giúp người lao động chủ động và ổn định đời sống ở thời điểm khi đã qua tuổi lao động. Đ y là một chính sách hết sức nh n văn. Hình thức bảo hiểm này có tính an tồn cao vì được Nhà nước bảo trợ.

Nghiên cứu đã chỉ ra việc tham gia BHXH tự nguyện góp phần giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động cho đối tượng tham gia. Tuy nhiên, thực tế số người tham gia BHXH tự nguyện tại Quận 9 còn thấp, người tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là lao động đã đóng BHXH bắt buộc nay tiếp tục đóng để hưởng lương hưu. BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn người tham gia do nhiều nguyên nh n: người d n chưa quan t m nhiều và chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của chính sách; mức đóng BHXH tự nguyện cịn cao, trong khi đó đa phần người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là người làm nghề tự do, người nông d n, việc làm không ổn định, thu nhập thấp; các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo… lại khơng được hỗ trợ gì khi tham gia BHXH tự nguyện; một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự coi trọng công tác công tác BHXH tự nguyện, cho đ y là nhiệm vụ riêng của ngành BHXH, chưa quan t m s u sắc vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về BHXH, chưa có giải pháp cụ thể để tuyên truyền, vận động người d n tham gia BHXH tự nguyện; việc triển khai quy định mới còn vướng mắc do việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện của các Bộ, Ngành liên quan cịn chậm; cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách BHXH, bảo hiểm y tế tuy có nhiều đổi mới nhưng chưa thường

43

xuyên liên tục và s u rộng đến mọi tầng lớp nh n d n, nhất là người lao động tự do, người lao động trong các gia đình hộ nơng nghiệp, hình thức tuyên truyền chưa phong phú; phạm vi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định là khá rộng, trong đó có những người có điều kiện kinh tế nhưng việc phát triển đối tượng chưa tương xứng với tiềm năng do nhận thức của người d n về BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế; phạm vi quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện cịn ít (chỉ gồm hai chế độ là hưu trí và tử tuất) nên người d n chưa mặn mà với việc tham gia; thu BHXH tự nguyện được thực hiện thông qua đại lý bưu điện, cán bộ đại lý kiêm nhiệm, kiến thức, kinh nghiệm về BHXH chưa s u, rộng nên việc tuyên truyền, đi khai thác đối tượng tham gia vẫn cịn nhiều hạn chế, thậm chí có lúc, có nơi cịn hiện tượng một số đại lý do khối lượng công việc lớn nên khơng nhiệt tình giải đáp, vận động đối tượng tham gia BHXH tự nguyện...

BHXH tự nguyện có chức năng rất quan trọng trong việc c n bằng quỹ BHXH của Việt Nam trong tương lai. Bởi vì nó giúp cho cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động được ổn định hơn. Những người lao động tự do có thu nhập thấp, khơng ổn định khi tham gia BHXH tự nguyện được hưởng tiền lương hưu. Chính việc tham gia hình thức bảo hiểm này sẽ giúp người lao động ổn định đời sống ở những năm tháng đã qua tuổi lao động. Đ y là một chính sách thể hiện tính nh n văn của một quốc gia đối với xã hội. Khơng những thế, loại hình bảo hiểm này có tính an tồn cao vì có sự bảo trợ của Nhà nước.

Nghiên cứu này cho thấy việc tham gia BHXH tự nguyện góp phần giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động cho các đối tượng tham gia. Tuy nhiên, thực tế số người tham gia BHXH tự nguyện tại Quận 9 chưa cao, những người tham gia BHXH tự nguyện đa phần là lao động đã đóng BHXH bắt buộc; hiện nay những người này tiếp tục đóng để họ được hưởng lương hưu.

Nguyên nh n dẫn đến loại hình BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn người tham gia là: người d n chưa thật sự quan t m nhiều và chưa thấy rõ tầm quan trọng của chính sách này; mức phí tham gia BHXH tự nguyện cịn cao. Trong khi đó, phần

44

lớn người lao động thuộc đối tượng tham gia loại hình BHXH tự nguyện là những người làm nghề tự do, người nơng d n, đối tượng khơng có việc làm ổn định, thu nhập thấp; các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo… Tuy nhiên, những đối tượng này lại không nhận được hỗ trợ khi tham gia BHXH tự nguyện.

Các cấp ủy đảng, chính quyền ở địa phương chưa thực sự coi trọng công tác BHXH tự nguyện. Một số cán bộ còn quan niệm rằng đ y là nhiệm vụ riêng của ngành BHXH. Vì thế, chưa thể hiện sự quan t m s u sắc và chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo trong việc chỉ đạo, quản lý của nhà nước về BHXH. Từ đó dẫn đến việc chưa có giải pháp cụ thể để tuyên truyền, vận động người d n tham gia BHXH tự nguyện.

Việc triển khai các quy định mới còn vướng mắc do việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện của các Bộ, Ngành liên quan cịn chậm. Tuy có nhiều đổi mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện nhưng q trình thực hiện chưa thường xuyên liên tục và s u rộng đến mọi tầng lớp nh n d n, nhất là người lao động tự do, người lao động trong các gia đình hộ nơng nghiệp. Hình thức tuyên truyền chưa thật sự phong phú trong khi phạm vi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định là khá rộng. Bên cạnh đó, những người có điều kiện kinh tế khá giả nhưng do việc tìm hiểu, tư vấn, khai thác các sản phẩm liên quan cho những đối tượng này chưa c n xứng với tiềm năng của họ. Nguyên nh n là do nhận thức của người d n về BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế; phạm vi quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện cịn ít (chỉ gồm hai chế độ là hưu trí và tử tuất) nên người d n chưa hăng hái với việc tham gia bảo hiểm này.

Việc thu phí BHXH tự nguyện được thực hiện thông qua đại lý bảo hiểm ở các bưu điện, cán bộ đại lý kiêm nhiệm, kiến thức, kinh nghiệm về BHXH chưa s u, rộng nên việc tuyên truyền, tìm kiếm đối tượng để vận động tham gia vẫn còn nhiều hạn chế. Ở đại lý, do khối lượng công việc khá nhiều nên các cán bộ khơng nhiệt tình giải đáp thắc mắc, khơng có thời gian để vận động người d n tham gia BHXH tự nguyện...

45

Căn cứ vào kết quả ph n tích dựa trên dữ liệu thu thập được từ BHXH Quận 9 cho thấy việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận phụ thuộc vào yếu tố giới tính, thu nhập và việc làm với tỉ lệ dự báo chính xác của mơ hình là 75,80%.

Nếu năm 2016, số người tham gia BHXH tự nguyện là 310 và đến 31/12/2017 số người tham gia BHXH tự nguyện là 315 người, chứng t số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện qua mỗi năm có tăng nhưng theo tỷ lệ thấp (khoảng 1,6%). Trong khi đó, số lượng người nghỉ hưu hàng năm đều cao hơn tỷ lệ 1,6%. Điều này cho thấy BHXH TN chưa được người d n quan t m đúng mức và tự nguyện tham gia.

5.2 Giải pháp

Căn cứ vào báo cáo và các quy định của cơ quan BHXH Quận 9, tác giả tiến hành đề xuất hệ thống giải pháp như sau:

5.2.1 Giải pháp 1: Thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền

5.2.1.1 Mục đích c a giải pháp

Vấn đề ASXH luôn được Đảng và Nhà nước quan t m. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là phát triển kinh tế và thực hiện tốt các vấn đề về ASXH. Vấn đề này được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX.

Vì thế, để thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng trên lĩnh vực này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 với mục tiêu là “Thực hiện c hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH,

bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao ph đ i tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện”. Cơ quan BHXH Quận 9 nghiêm chỉnh chấp hành quan điểm của Đảng

và Nhà nước cũng như Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về ASXH nói chung và thực hiện hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện nói riêng bằng cách chỉ đạo thực hiện tốt quy định của nhà nước liên quan đến vấn đề này.

46

5.2.1.2 Nội dung giải pháp

Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020. Cơ quan BHXH Quận cần chủ động, đề xuất ý kiến để tham mưu với Hội đồng nhân dân về việc đưa chỉ tiêu phát triển số lượng tham gia BHXH tự nguyện vào chỉ tiêu cải tiến chất lượng ASXH hàng năm ở địa phương.

Từ đó, Đảng ủy các cấp có thể đưa nội dung này là tiêu chí để đánh giá mức độ hồn thành việc thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị.

Các cấp lãnh đạo cần giao chỉ tiêu cụ thể trong việc phát triển số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trong mục tiêu cải thiện chính sách ASXH của địa phương; định kỳ hàng tháng, hàng quý cần sơ kết, đánh giá những điểm hạn chế và tìm ra nguyên nh n chậm phát triển số lượng người tham gia BHXH tự nguyện để đề ra các giải pháp tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Quận.

Bên cạnh đó, ngồi sự cố gắng của ngành BHXH Quận, cần sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đồn thể có liên quan trong tun truyền, phổ biến s u rộng chính sách cũng như quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Quận để nhiều người d n hiểu và chủ động tham gia loại hình bảo hiểm này, góp phần đảm bảo ASXH theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cuối năm, các cấp ủy Đảng, chính quyền sẽ kiểm tra lại kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia BHXH để có kế hoạch cho năm tiếp theo.

5.2.1.3 Cách th c thực hiện

Cơ quan BHXH Quận triển khai lợi ích khi tham gia loại hình BHXH tự nguyện đến các cán bộ làm công tác bảo hiểm ở các phường và đề nghị các cán bộ này phổ biến đến người d n ở địa phương. Đồng thời, trong quá trình phổ biến, các cán bộ ở địa phương cần tiếp thu ý kiến để nắm được tình hình và lý do vì sao có

47

những lao động không đồng ý tham gia BHXH tự nguyện. Từ đó, cơ quan BHXH thu thập ý kiến và có giải pháp để tư vấn cho người d n được tốt hơn.

Trong cuộc họp định kỳ hàng tháng, quý, các cơ quan lãnh đạo đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết và có phương hướng để triển khai việc thực hiện công tác BHXH ở những tháng tiếp theo.

5.2.1.4 Vai trò c a giải pháp

Giải pháp này đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về chế độ BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Sự chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc thực hiện BHXH tự nguyện còn thể hiện sự quan t m của Đảng và Nhà nước đến vấn đề ASXH của người d n, nhất là người lao động tự do.

5.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức của người lao động về sự cần thiết khi tham gia BHXH tự nguyện

5.2.2.1 Mục đích

Một trong những lý do người lao động không hưởng ứng BHXH tự nguyện là họ thiếu thông tin. Do vậy, để n ng cao nhận thức của người lao động về BHXH tự nguyện cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn chính sách của loại hình bảo hiểm này đến tất cả các đối tượng, ở các cấp, các ngành, các tầng lớp nh n d n. Ngoài việc trang bị kiến thức, hiểu biết và tạo dựng niềm tin ở người lao động, người làm công tác BHXH cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận, hiểu rõ quyền lợi khi tham gia chế độ BHXH tự nguyện. Do đó, giải pháp này nhằm mục đích n ng cao nhận thức của người lao động về sự cần thiết khi tham gia bảo hiểm này.

5.2.2.2 Nội dung giải pháp

Cơ quan chức năng phải tiến hành tăng cường các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện. Nhiệm vụ này phải được các cơ quan ở địa phương xác định là thường xuyên, liên tục nhằm n ng cao ý thức, trách nhiệm, đảm bảo các quyền và lợi ích cho người lao động. Để hoạt động tuyên truyền thật sự hiệu quả,

48

cần có những hình thức tun truyền phong phú, mới mẻ và thiết thực với đời sống người d n để phù hợp với từng đối tượng ở từng địa bàn sinh sống và đặc thù công việc của họ. Ví dụ như phát tờ bướm, dán thông tin ở bảng thông báo của từng tổ dân phố, khu phố, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về kiến thức xã hội để phổ biến loại hình BHXH tự nguyện…

Các hình thức tun truyền cần được đa dạng hóa và đảm bảo tính đồng bộ khi triển khai. BHXH tại các phường trong Quận cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ngay tại cơ sở và ở từng địa bàn, từng cụm d n cư.

Bên cạnh đó, cơ quan BHXH và các đại lý thu BHXH cần phát huy vai trị của mình trong cơng tác triển khai, tư vấn chính sách, pháp luật về BHXH, trong đó tập trung tuyên truyền chính sách ưu đãi của nhà nước về BHXH tự nguyện đến nh n d n, người lao động trong địa phương mình.

Đồng thời, cơ quan bảo hiểm thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 100% đại lý thu BHXH tự nguyện để n ng cao năng lực tuyên truyền, vận động người d n tham gia. Các cán bộ làm công tác BHXH ở địa phương cần phối hợp tham gia với nhiều tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, hoạt động tạo hiệu ứng lan t a trong cộng đồng để kết quả được tốt hơn.

5.2.2.3 Cách th c thực hiện

Đa dạng các hình thức tuyên truyền bằng cách triển khai thơng tin bổ ích trên các phương tiện thơng tin đại chúng (tivi, đài, báo); pa nơ, áp phích, kết hợp lồng ghép các nội dung BHXH tự nguyện trong các buổi sinh hoạt của quận, các phường, các hội, đoàn thể.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện, trước hết cần thiết lập hệ thống đại lý BHXH tự nguyện ở các cấp xã, phường. Bởi vì, hoạt động của các đại lý này rất quan trọng, đ y là những đơn vị trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Nếu các đại lý này kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tham gia, hạn chế việc di chuyển để tìm hiểu thơng

49

tin, đóng phí hay làm các thủ tục để thụ hưởng chế độ bảo hiểm của họ thì họ sẽ cảm nhận được sự thuận tiện khi tham gia loại hình bảo hiểm này và từ đó, họ sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)