2.5.1 Tăng trưởng kinh tế
Nhìn một cách tổng quát vốn đầu tư có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001-2005; 2006-2010. Tổng sản phầm(GDP) trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2001- 2005 đạt 22,803 tỷ đồng, mức tăng bình quân 12%/năm bằng 1,6 lần mức tăng trưởng của cả nước. Trong giai đoạn 2006-2010 mức tăng trưởng GDP đạt bình quân 14%/năm cao hơn 2 lần mức tăng trưởng cả nước (bảng 2.9). Nhìn chung tăng trưởng của tỉnh đạt mức khá.
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu của tỉnh Lâm Đồng so với cả nước
ĐVT : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001-2005 2006-2010
GDP tỉnh Lâm Đồng 22,803 47,156
GDP cả nước 1,697,490 2,445,350
Tốc độ tăng trưởng bình quân tỉnh (%) 12% 14%
Tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước (%) 8% 7%
Tốc độ tăng tỉnh so cả nước 1.60 2.06
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh lâm Đồng[1] và Niên giám thống kê cả nước [11]
Mặc dù mức tăng trưởng cao hơn tăng trưởng của cả nước nhưng so mức đóng góp GDP của tỉnh vào quốc gia qua các năm trong giai đoạn 2005-2009 vẫn không tăng lên, chỉ ở mức 2%. Tính trong khu vực Tây Ngun thì Lâm Đồng đứng vị trí thứ 2 (đứng đầu là tỉnh DakLak 35%) trong năm tỉnh thuộc khu vực, mức đóng góp vào GDP của khu vực trung bình ở mức 31%, chưa có sự đột phá nào trong giai đoạn vừa qua.
Cụ thể tăng trưởng kinh tế của các ngành giai đoạn 2006-2010 như sau
Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản : Sản xuất nông lâm thủy phát triển ổn định, giá trị sản
xuất tồn ngành tăng bình qn 10,1%. Giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích tăng nhanh, năm 2010 đạt 76 triệu đồng/ha, tăng gấp 2,9 lần so với năm 2005, trong đó cây hàng năm bình qn đạt 131,7 triệu/ha; cây lâu năm 47,8 triệu/ha, đặc biệt tại các mơ hình điểm rau - hoa đạt 500 - 1.000 triệu đồng/ha, chè chất lượng cao đạt 150 - 250 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 10,1%/năm, trong đó, trồng trọt
tăng 9,5%/năm, chăn nuôi tăng 12%/năm. Giá trị nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Từ năm 2006 đến tháng 6/2010 ngành đã thu hút 211 dự án đầu tư, vốn đăng ký 6.014 tỷ đồng, với tổng diện tích 95.028 ha; trong đó có 17 dự án đầu tư trang trại; 14 dự án đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao Lạc Dương; 9 dự án đầu tư nuôi cá nước lạnh, với diện tích 41 ha; có 25 dự án đã đi vào hoạt động, với vốn 705 triệu đồng; tổng vốn thực hiện 783,6 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp, xây dựng: Kết quả thời kỳ 2006 - 2010 giá trị sản xuất công nghiệp
tăng 17,5%/năm, một số ngành công nghiệp mũi nhọn tiếp tục phát triển nhanh và đúng hướng: ngành chế biến nông sản thực phẩm tăng 13,94%, công nghiệp khai thác mỏ tăng 30,11%, công nghiệp sản xuất phân phối điện nước tăng 53,94%. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến đã giảm từ 73,25% năm 2005 xuống cịn 65,90%, cơng nghiệp sản xuất phân phối điện nước tăng từ 23,97% năm 2005 lên 31,29%, trong đó có sự đóng góp đáng kể của các nhà máy thủy điện trên địa bàn. Một số sản phẩm công nghiệp mới có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và có tốc độ tăng khá như: cà phê chế biến, chè, rượu vang, phân bón…, một số sản phẩm gặp khó khăn về thị trường nên sản lượng sút giảm như quặng bơ xít, sợi ươm tơ…
Các ngành cơng nghiệp có tiềm năng như khai thác Bauxite và sản xuất Alumin, sản xuất bột giấy, công nghiệp thủy điện… đã được chuẩn bị những điều kiện tiền đề triển khai đưa vào vận hành như nhà máy sản xuất Alumin Tân Rai; thuỷ điện Đại Ninh, thủy điện Đồng Nai 3 và 4, các cơng trình thủy điện vừa và nhỏ; nhà máy sản xuất bột giấy Tân Mai, các nhà máy chế biến chè, cà phê chất lượng cao…cơ sở hạ tầng cho cơng nghiệp từng bước được hình thành, các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tiếp tục được quan tâm đầu tư, đến nay khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội đã thu hút được 67 dự án với tổng vốn là 3.353 tỷ đồng, lấp đầy khoảng 65% diện tích; trong đó có 52 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư (có 12 dự án đầu tư nước ngồi), có 17 dự án đã đi vào hoạt động, số cịn lại đang hồn chỉnh thủ tục xây dựng và lắp đặt máy. Ngoài ra tỉnh đã quy hoạch 14 cụm cơng nghiệp với tổng diện tích 713,8 ha, hiện nay đã thu hút được 50 nhà đầu tư, tổng diện tích đăng ký 160 ha, đạt 31,37% diện tích đất quy hoạch cho nhà máy cơng nghiệp.
Ngành thương mại, du lịch và dịch vụ
Về du lịch: Đến cuối năm 2009 trên địa bàn Lâm Đồng có 677 cơ sở lưu trú với 11.000 phịng, có khả năng đón 40.000 người/ngày đêm, trong đó có 113 khách sạn 1 - 5 sao với
trên 8.000 phịng. Lượng khách đến Lâm Đồng tăng bình quân 15%/năm, năm 2010 dự kiến đạt 3 triệu lượt khách. Số ngày lưu trú bình quân tăng từ 2,1 ngày năm 2005 lên 2,5 ngày năm 2010.Tuy nhiên, ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và chưa trở thành một ngành kinh tế động lực của tỉnh. Chưa chú trọng đầu tư cho kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, các cơ sở vui chơi, giải trí và dịch vụ…nên một số cảnh quan đã xuống cấp, các sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lắp.
Về thương mại: Lưu thơng hàng hóa thơng suốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 27,1%; trong đó kinh tế quốc doanh tăng 12,92%, kinh tế ngoài quốc doanh tăng 30,13% và nắm giữ phần lớn thị trường bán lẻ với cơ cấu chiếm trên 90%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 1.200 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng gấp 2,5 lần so năm 2005, tốc độ tăng bình qn 20,2%/năm, các mặt hàng cà phê, chè, hoa…có tốc độ tăng xuất khẩu khá, bên cạnh đó có một số sản phẩm do thị trường bị thu hẹp nên giảm mạnh như rau, sản phẩm may thêu, hạt điều chế biến…
Về dịch vụ: Hoạt động vận tải: có nhiều tiến bộ, phương tiện vận tải tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, bình quân tăng 10,8%/năm. Đến nay có khoảng 16.650 xe ơ tơ các loại, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận tải hàng hóa của nhân dân. Trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, các doanh nghiệp đã đầu tư phát triển mạng lưới xe buýt trên các tuyến nội tỉnh, nội thị, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Doanh thu vận tải tăng bình quân 20,8%/năm, năm 2010 đạt trên 1.000 tỷ đồng. Hoạt động thông tin liên lạc: mạng lưới bưu chính viễn thơng được tập trung đầu tư phát triển, hệ thống điện thoại đã đến tất cả các xã, phường, hạ tầng kỷ thuật thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư nâng cấp; nhiều loại dịch vụ mới được triển khai. Số thuê bao điện thoại tăng nhanh, đến năm 2010 đạt mật độ 150,0 máy/100 dân. Đã phát triển được 111 điểm bưu điện văn hóa xã (chiếm 75% số xã); đảm bảo 100% xã, phường trong tồn tỉnh có thư báo đến trong ngày; doanh thu bưu điện tăng bình quân 29,7%/năm, năm 2010 đạt trên 1.200 tỷ đồng.
Bảng 2.11: GDP chia theo ngành kinh tế và tỷ trọng giai đoạn 2001-2010 Chỉ tiêu 2001-2005 2006-2010 Giá trị (tỷ đồng) Tổng GDP giá thực tế 24,051 81,468 Ngành nông nghiệp 11,787 40,396 Ngành công nghiệp 4,473 15,972 Ngành dịch vụ 7,791 25,101 Tỷ trọng (%) Tổng GDP 100% 100% Ngành nông nghiệp 49% 50% Ngành công nghiệp 19% 20% Ngành dịch vụ 32% 30%
Nguồn: Tổng hợp và tính tốn của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [11]
Nhìn chung cơ cấu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng gần như không chuyển đổi trong suốt giai đoạn 2001-2010. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh chiếm tới 50% GDP, các ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 20%, ngành dịch vụ chiếm 31%. So với chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm năm 2006-2010 là ngành nông lâm thủy sản từ 36-38%, ngành công nghiệp và xây dựng 26% và ngành dịch vụ là từ 36-38% thì tình hình thực hiện kế hoạch lại chưa đem lại chuyển biến gì cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đầu tư của tỉnh chưa chú trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành.
2.5.3 Hiệu quả xã hội
Mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh tăng lên rõ rệt qua các năm nhưng vẫn thấp hơn mức thu nhập trung bình cả nước. Tạo việc làm mới hàng năm cho trên 24.000 lao động.
Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh giảm nhanh, từ 23.7% năm 2005, năm 2010 còn dưới 5%, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 54 % năm 2005 năm 2010 còn dưới 15%.
Y tế, chăm sóc sức khỏe: năm 2010, 100% cụm xã có phịng khám khu vực, 100% xã có trạm y tế, 76% xã phường, thị trấn có bác sĩ, 99% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cịn 17,5%.
Văn hố, thơng tin: đến năm 2010, tồn tỉnh có 55.3% thơn bn, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 80% cơ quan, cơng sở đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa, đã phủ sóng phát thanh truyền hình được 100% số xã trong tỉnh
Giáo dục, đào tạo: đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở vào năm 2009; tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 75.5 %, 100% các huyện có trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề, 67% số huyện có ít nhất một cơ sở dạy nghề, 25% lao động xã hội qua đào tạo nghề