Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại tỉnh lâm đồng , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 77)

3.1 Định hướng chung

3.1.1 Quan điểm phát triển

Khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn nội lực và thu hút các nguồn ngoại lực để đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới một cách tồn diện, nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương trong tỉnh; bảo đảm nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững, thoát khỏi tỉnh nghèo. Đến năm 2020, Lâm Đồng trở thành tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về an ninh - quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy các lợi thế. Tập trung phát triển nông lâm nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao để cung cấp nguyên liệu chất lượng cao cho cơng nghiệp và xuất khẩu. Khai thác có hiệu quả diện tích rừng và đất rừng. Ưu tiên phát triển du lịch và dịch vụ; phát triển nhanh một số ngành cơng nghiệp có lợi thế và sử dụng nguyên liệu địa phương. Phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngồi. Chú ý cơng tác đào tạo, nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

Tập trung đầu tư có trọng điểm ở các vùng động lực như Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, các đô thị, vùng sản xuất hàng hóa dọc quốc lộ 20 gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dọc quốc lộ 27, 28, 55 gắn với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ kết hợp với phát triển vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc trên cơ sở giải quyết tốt yếu tố hạ tầng và các chính sách xã hội. Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, giảm chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng trong tỉnh. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ để khai thác các lợi thế, tiềm năng. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn; xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, xem đây là nền tảng chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại tỉnh lâm đồng , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)