Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn GVHD: PGS TS nguyễn thống (Trang 70 - 121)

Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và các giá trị dự đốn mà mơ hình hồi quy tuyến tính (Biểu đồ 4.5) cho ta thấy các các giá trị phần dư phân tán một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứng tỏ rằng giả định liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đốn của mơ hình hồi quy tuyến tính

Kết quả mơ hình hồi quy với 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương chỉ phản ánh được 63.2% sự thay đổi của biến phụ thuộc, cũng là vấn đề nghiên cứu của đề tài, con số này lớn hơn 50%, là giá trị giải thích chấp nhận được. Vì thế, sẽ cịn có những yếu tố khác, biến quan sát khác có thể cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương mà nghiên cứu này chưa bao quát hết. Tuy nhiên giá trị 63.2% sự biến thiên của biến độc lập là một giá trị chấp nhận được, chính vì vậy đây là một kết quả tốt cho mơ hình nghiên cứu, tuy nhiên để hồn thiện hơn thì cần phải mở rộng thêm các yếu tố khác.

4.8 Phân tích phương sai Anova (Analysis of Variance)

Trong phần này tác giả sử dụng phân tích phương sai ANOVA để so sánh trị trung bình của các nhóm với nhau, từ đó đánh giá sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê giữa các nhóm với nhau. Để thực hiện phân tích này cần phải đảm giả thuyết H0 là “Phương sai của các nhóm bằng nhau”:

- Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận thì kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm với nhau. Điều này thỏa mãn khi giá trị .Sig trong bảng Test of Homogeneity of Variances lớn hơn 0.05. Và thỏa mãn giả thuyết về phân tích ANOVA. Trong bảng phân tích ANOVA nếu Sig.>0.05 thì kết luận Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê, ngược lại Sig.<0.05 thì kết luận có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm.

- Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm với nhau (khi giá trị .Sig trong bảng Test of Homogeneity of Variances nhỏ hơn 0.05).

Qua kiểm định tác giả kỳ vọng tìm ra sự khác nhau trong việc đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương giữa các nhóm khác nhau về Lĩnh vực hoạt động của cơng ty (linhvuc), Vị trí làm việc của đối tượng trong công ty (vitri), Loại hình sở hữu của doanh nghiệp (loaihinh) và Nguồn gốc doanh nghiệp (nguongoc).

Kiểm định phương sai theo Lĩnh vực hoạt động của công ty:

Bảng 4.16: Kiểm định phương sai theo Lĩnh vực hoạt động của công ty

Test of Homogeneity of Variances

KNT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.589 8 303 .127

Từ bảng Test of Homogeneity of Variance, ta thấy Sig. = 0.127 > 0.05 nên chấp nhận H0 là phương sai đồng nhất. Kết luận thỏa mãn giả thuyết về phân tích ANOVA.

Bảng 4.17: Kiểm định ANOVA theo Lĩnh vực hoạt động của công ty ANOVA ANOVA KNT Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 8.901 8 1.113 .809 .595 Within Groups 416.471 303 1.374 Total 425.372 311

Từ bảng ANOVA, ta thấy Sig. = 0.595> 0.05, từ đây cho ra kết luận

Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm đối tượng có Lĩnh vực hoạt động của công ty khác nhau trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

đến thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương.

Thực hiện tương tự với các nhóm cịn lại có sự khác nhau về Vị trí làm việc của đối tượng trong cơng ty, khác nhau về Loại hình sở hữu của doanh nghiệp và khác nhau về Nguồn gốc doanh nghiệp. Kết quả tác giả tổng hợp trong bảng 4.18.

Bảng 4.18: Kiểm định ANOVA theo vị trí làm việc, Loại hình sở hữu và khác nhau về Nguồn gốc doanh nghiệp

Kiểm định theo Giá trị .Sig Levene Kết luận Giá trị .Sig Between Groups Kết luận Vị trí

làm việc 0.889>0.05 Phương sai

bằng nhau 0.898>0.05 Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê Loại hình sở hữu của 0.183>0.05 Phương sai bằng nhau 0.433>0.05 Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê

nghiệp Nguồn gốc doanh nghiệp 0.136>0.05 Phương sai bằng nhau 0.360>0.05 Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê

Theo bảng trên cho thấy sự khác nhau giữa các Vị trí làm việc của đối tượng trong công ty, khác nhau về Loại hình sở hữu của doanh nghiệp và khác nhau về Nguồn gốc doanh nghiệp đều không ảnh hưởng đến sự đánh giá đối với khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

Qua phân tích dữ liệu tại chương 4 tác giả đã đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương và mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố như thế nào thông qua hệ số B gắn với mỗi nhóm. Nhóm có hệ số càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của nó khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương càng cao và ngược lại. Cụ thể của mối quan hệ được thể hiện bằng phương trình hồi quy:

Thu hút FDI = 3.952+ 0.868xHTQ + 0.206xNTH + 0.221xNLD 0.138xCCC + 0.099xTNV

Phương trình hồi quy này cho thấy rằng có năm nhóm tổng hợp ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương là các nhóm NLD, TNV, NTH, CCC, HTQ. Như trên đã nói hai nhóm này có 27 biến được thiết lập trong 7 nhóm ban đầu của bảng khảo sát là nhóm yếu tố gồm nhóm

nguồn lực tài nguyên, nhóm yếu tố lao động, nhóm Quy mơ thị trường, nhóm

Cơ sở hạ tầng; nhóm Nhân tố hỗ trợ từ địa phương, nhóm Cơ chế chính

sách và nhóm Cơng nghiệp hỗ trợ. Tuy có sự xáo trộn về nhóm trong q

trình phân tích dữ liệu và một số biến bị loại bỏ tuy nhiên 27 biến còn lại vẫn đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu và tất cả các nhóm biến đều ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương. Điều này cho thấy rằng những nhận định ban đầu của tác giả và thông qua ý kiến các chuyên gia về yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương là hồn tồn thích hợp.

Với việc sử dụng cùng chung một thang đo nên các trích xuất nhóm nào có hệ lớn nhất sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương mạnh nhất. Vậy để thực hiện tăng cường thu hút FDI vào tỉnh

tất cả các nhóm biến trích xuất, ưu tiên những nhóm có hệ số B lớn trước và nhỏ sau để kết quả là tốt nhất.

Đây cũng chính là định hướng của giải pháp mà tác giả sẽ đưa ra trong phần sau. Trong phần giải pháp tác giả sẽ hướng đến mục tiêu là tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương thơng qua việc tăng cường giá trị của từng yếu tố trong các nhóm biến trích xuất. Mức độ quan trọng của các giải pháp đưa ra sẽ dựa vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tương ứng dựa vào kết quả phân tích ở chương 4. Tất cả các nhóm như nguồn lực tài ngun, nhóm

yếu tố lao động, nhóm Quy mơ thị trường, nhóm Cơ sở hạ tầng; nhóm Nhân

tố hỗ trợ, nhóm Cơ chế chính sách và nhóm Cơng nghiệp hỗ trợ đều ảnh

hưởng đến khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương, vì thế các giải pháp sẽ đều có những yếu tố trên, tuy nhiên sẽ có sự sắp xếp theo mối liên hệ của các nhóm trích xuất.

5.2 Giải pháp tăng thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương

5.2.1 Hồn thiện CSHT trong và liên kết với CSHT bên ngoài

Theo phân tích dữ liệu thì các biến thuộc yếu tố nhóm trích xuất HTQ có hệ số +0.868 là hệ số lớn nhất của các biến có trong phương trình hồi quy. Nhóm trích xuất HTQ bao gồm hai nhóm yếu tố ban đầu là Cơ sở hạ tầng và

Quy mô thị trường gồm 10 biến độc lập. Điều này cho thấy rằng theo các đối

tượng khảo sát (các doanh nghiệp FDI) thì hai yếu tố này có mối quan hệ với nhau cơ sở hạ tầng và tăng cường quy mô thị trường thông qua sự mở rộng và kết nối với các vùng khác. Sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng kèm theo là vấn đề thu hút nguồn nhân lực mạnh để phục vụ cho quá trình hoạt động của các nhà máy, các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này kích thích vấn đề xây dựng và phát triển hạ tầng xã hội. Từ đó tạo ra sự phát triển về quy mô dân số vùng và liên vùng, tăng nhu cầu thị trường với ngành hàng của công ty

cao, giúp mức thu nhập của người dân trong vùng cao để tiến hành các hoạt động tái đầu tư và mở rộng kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và kết nối dẫn đến các doanh nghiệp đầu tư FDI có thể nâng cao khả năng mở rộng thị trường một cách dễ dàng, đây là một vấn đề hết sức được các doanh nghiệp FDI quan tâm, chính vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp và mạnh đến ý định lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Bình Dương. Vậy tỉnh Bình Dương phải nỗ lực hơn nữa trong hoàn thiện CSHT trong và liên kết với CSHT bên ngoài để tăng cao khả năng thu hút FDI.

Nằm trong quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dương đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ tỉnh Bình Dương cần tiếp tục thực hiện nghị quyết 81/2007/QĐ-TTG. Trong đó tập trung phát triển CSHT kết nối của toàn tỉnh, đặt biệt là phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thu hút mạnh mẽ đầu tư nói chung và đầu tư từ các doanh nghiệp FDI nói riêng vào của tỉnh trong thời gian tới.

Cơ sở hạ tầng cần phải hoàn thiện bao gồm hệ thống giao thông đa dạng, đồng bộ và kết nối; Hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải mạnh, hiện đại; Hệ thống điện công suất mạnh đảm bảo cung cấp đủ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh từ các doanh nghiệp, thông tin đảm bảo.

Để đảm bảo sự phát triển CSHT một cách nhanh chóng, hiệu quả phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa cần nguồn vốn đầu tư rất lớn, vì vậy bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước địa phương cần tiếp tục các chính sách hiện tại là thu hút nhiều nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tập trung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao

trên địa bàn tỉnh, nguồn vay hay viện trợ của các nhà đầu tư, chính phủ nước ngồi. Nếu cần thiết tỉnh Bình Dương có thể tiến hành phát hành cổ phiếu, trái phiếu và đặc biệt là nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư cơng trình giao thơng theo phương thức BOT, BT, PPP để tạo các nguồn vốn, nguồn nhân lực đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống hạ tầng và hệ thống hạ tầng kết nối với các vùng khác bên ngoài .

Trong tất cả các kết cấu hạ tầng thì hạ tầng giao thông cần phải dẫn đầu để tạo tiền đề thúc đẩy các hạ tầng khác phát triển theo. Chính vì vậy trong thời gian tới tỉnh Bình Dương cần tiếp tục hồn chỉnh các tuyến đường giao thông huyết mạch, xây dựng hệ thống giao thông liên hồn, đồng bộ, hình thành “bộ khung” hạ tầng giao thơng vững chắc, liên hồn và hiện đại. Các cơng trình cần chú ý đầu tư như cơng trình nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13. Việc đầu tư, nâng cấp, mở rộng cơng trình này có ý nghĩa như địn bẩy để nâng cao vị thế kinh tế của tỉnh từ sản xuất nông - lâm nghiệp giá trị thấp lên vị trí dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI. Tiếp đến là tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống giao thông tạo lực quan trọng như đường Mỹ Phước - Tân Vạn, nâng cấp mở rộng đường ĐT743, ba tuyến đường của thị xã Tân Uyên, đường 7A ở thị xã Bến Cát, cầu Ông Cộ, đường ĐT744…

Khi được đưa vào khai thác các tuyến đường này sẽ là những sợi dây kết nối từ tỉnh Bình Dương với các vùng kinh tế khác trên cả nước, từ đó thúc đẩy khả năng phát triển địa phương và tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư FDI vào tại tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Với việc phát triển CSHT tại tỉnh và hạ tầng kết nối bên ngồi tỉnh Bình Dương sẽ nhanh chóng thu hút được nhiều nhà đầu tư FDI với đa dạng ngành nghề kinh doanh chứ không bị giới hạn bởi sự thiếu, yếu của hệ thống hạ tầng như trước. Nhờ vậy tỉnh có thể chuyển dịch nhanh cơ cấu cấu kinh tế các đơ thị phía nam của tỉnh từ cơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang công

nghiệp - dịch vụ - đơ thị. Đưa Bình Dương trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư khi lựa chọn địa phương thực hiện các dự án của doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư FDI, vốn có nhiều sự lựa chọn.

Trong nghiên cứu này cho thấy hệ thống CSHT của tại tỉnh Bình Dương là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng yếu tố đến thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương, tác động mạnh mẽ đến lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp. Chính vì thế tỉnh cần phải có những giải pháp tiếp tục hoàn thiện CSHT đồng bộ, hoàn chỉnh, hiện đại đáp ứng hơn nữa các yêu cầu của những nhà đầu tư FDI.

Bên cạnh các hạ tầng “cứng” cũng cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng dịch vụ để phục vụ cho việc phát triển những khu dân cư, thành phố ven tại tỉnh Bình Dương. Đây cũng là nhu của các nhà đầu tư FDI khi tiến hành đầu tư tại một địa phương bởi bên cạnh thời gian làm việc thì các cá nhân thuộc doanh nghiệp FDI cịn có nhu cầu như bất cứ một người dân nào như nhà ở, giáo dục, thể dục thể thao, các dịch vụ ăn, mặc mua sắm… Chính vì vậy tỉnh Bình Dương cần phải hoàn thiện và triển khai các khu dân cư đơ thị mới nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị, cơ hội xây dựng các công trình cơng ích mới hoặc chỉnh trang đơ thị; đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân địa phương, góp phần vào tăng trưởng chung và ổn định trật tự an ninh xã hội. Khi thực hiện được vấn đề này thì khả năng thu hút nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư FDI nói riêng vào tỉnh Bình Dương sẽ được nâng lên đáng kể.

5.2.2 Hồn thiện và minh bạch về pháp lý, tạo mơi trường đầu tư tốt

Theo phân tích dữ liệu thì các biến thuộc yếu tố nhóm trích xuất CCC có hệ số +0.1388 là hệ số đứng thứ tư về độ lớn trong phương trình hồi quy.

Cơ chế chính sách và hai biến thuộc nhóm Cơng nghiệp hỗ trợ NGH1 (Cung

cấp nhiều sản phẩm hỗ trợ sản xuất), NGH2 (Các sản phẩm hỗ trợ sản xuất có chất lượng tốt). Điều này cho thấy rằng theo các đối tượng khảo sát (các doanh nghiệp FDI) thì hai nhóm yếu tố này có mối quan hệ với nhau. Thực tế Cơ chế chính sách là việc lập ra các văn bản pháp luật trong việc quản lý và thực hiện chúng một cách hiệu quả minh bạch. Các ngành Công nghiệp hỗ trợ cũng được hình thành và phát triển từ những chính sách ưu tiên, kích

thích đầu tư, có nghĩa cần phải có Cơ chế chính sách đúng thì ngành Cơng nghiệp hỗ trợ mới có cơ hội hình thành và phát triển, nhất là trong thời điểm

hiện nay ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang rất hạn chế về số lượng ngành và chất lượng các sản phẩm. Nó cho thấy sự phụ thuộc của ngành Công nghiệp hỗ trợ vào Cơ chế chính sách và được các đối tượng

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn GVHD: PGS TS nguyễn thống (Trang 70 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)