Chương 4 : Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ
4.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ
4.2.2. Kết quả nghiên cứu
Các thành viên trong nhóm thảo luận đều thống nhất các ý kiến sau:
(1) Đối với nhóm yếu tố Kiến trúc: Một số ý kiến cho rằng họ có quan tâm đến yếu tố phong thủy của căn hộ nhưng số khác lại ít quan tâm hơn và họ cho
rằng ln có cách để hóa giải bằng sự tư vấn của thầy phong thủy để bố trí phịng ốc. Vì vậy khơng bổ sung biến quan sát này vào mơ hình nghiên cứu.
(2) Đối với nhóm yếu tố Kinh tế: Đa số các các thành viên cho rằng họ ít quan tâm đến Thuế nhà đất vì đây là quy định của pháp luật nên có muốn hay khơng thì người mua nhà cũng phải chấp nhận. Vì vậy biến quan sát Thuế nhà đất sẽ bị loại bỏ khỏi mơ hình nghiên cứu. Các thành viên cũng cho rằng biến quan sát Lãi suất ngân hàng cần cụ thể hóa hơn nữa bằng chính sánh hỗ trợ tài chính từ phía người bán. Thơng thường, chủ đầu tư thường có mối liên kết với ngân hàng để hỗ trợ người mua nhà như: lãi suất ưu đãi, mua trả góp, vay thế chấp … Thực ra, tất cả những chính sách này đều chịu ảnh hưởng của lãi suất vì vậy tác giả sẽ điều chỉnh biến quan sát Lãi suất thành Hỗ trợ tài chính.
(3) Cũng trong phần thảo luận về các yếu tố Kinh tế, các thành viên cho rằng khi mua một căn hộ tuy là để ở nhưng họ cũng rất quan tâm đến việc nó có thể bán lại được dễ dàng hay không, tức là giá trị của căn hộ trong tương lai vì căn hộ cũng là một dạng tài sản. Và vì căn hộ là tài sản có giá trị cao nên người mua có cảm giác khối tài sản đó phải được an tồn. An tồn ở đây có nghĩa là tính “hóa lỏng” thành tiền cao và như vậy một căn hộ ngoài việc để ở nó có thể là một “kho tiền” của người chủ sở hữu. Tác giả đề xuất bổ sung biến quan sát Dễ mua bán vào nhóm yếu tố Kinh tế.
(4) Đối với yếu tố Nhóm tham khảo: Các thành viên đều cho rằng gia đình và bạn bè có tác động đến QĐM của họ. Các thành viên cũng cho rằng tâm lý bầy đàn khi mua căn hộ là gần như khơng có. Trước đây khi thị trường BĐS mới phát triển thì hiệu ứng tâm lý bầy đàn khá mạnh nhưng từ khi thị trường này lao dốc khiến khách hàng mua căn hộ để đầu tư khốn đốn nên họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn trước các chương trình quảng cáo.
(5) Ở phần thảo luận về việc có nên bổ sung các yếu tố nào khác vào mơ hình QĐM, các thành viên cho rằng họ có nhu cầu nhà để ở ngay với thời gian nhanh chóng và chi phí thấp. Với số tiền họ mua một lơ đất nền thì họ có thể mua ngay một căn hộ và ở được ngay khơng mất thêm chi phí xây nhà và thời
gian xây dựng. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng việc mua một căn hộ cũng phải “trả giá” vì giá trị của căn hộ giảm dần theo thời gian nhưng đất nền khơng những bảo tồn giá trị mà có thể giá đất cũng tăng theo thời gian. Bên cạnh đó, trước khi mua một căn hộ để ở, họ đều có suy nghĩ rằng ở nhà chung cư sẽ an tồn hơn vì họ trả phí cho hệ thống an n inh bảo vệ và được sống trong một khu dân trí cao. Ngồi ra, các ý kiến cũng cho rằng sống ở căn hộ chu ng cư phù hợp với lối sống hiện đại là rất thuận tiện và thể hiện được phong cách sống của họ. Theo phân tích và đánh giá, tác giả nhận thấy đây là nhóm các yếu tố tâm lý trong thuyết HVNTD. Chẳng hạn, nhu cầu để ở ngay chính là động cơ mua; cảm giác an toàn xuất phát từ nhận thức của họ cũng như từ kinh nghiệm (kiến thức) của họ khi tới tham quan một khu chung cư nào đó và từ đó hình thành niềm tin và quan điểm của họ cho rằng ở nhà chung cư sẽ an toàn hơn. Tác giả đề xuất bổ sung thêm yếu tố Tâm lý vào mô hình nghiên cứu. Yếu tố này gồm các biến quan sát sau: Nhu cầu ở, Sở thích và Cảm giác an tồn.
• Giả thuyết H7: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố Tâm lý và Quyết
định mua căn hộ của khách hàng.
Với kết quả này, tác giả hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu ban đầu gồm 6 yếu tố thành mơ hình hồn chỉnh với 7 nhóm yếu tố và các biến quan sát được bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể như sau:
a. Kiến trúc của một căn hộ ảnh hưởng đến QĐM thơng qua các khía cạnh:
− Hình khối kiến trúc
− Cảnh quan & Cây xanh
− Khung nhìn
− Hồn thiện & Nội thất
− Thân thiện với môi trường
− An toàn
b. Yếu tố Kinh tế ảnh hưởng đến QĐM thơng qua các khía cạnh:
− Thu nhập
− Diện tích
− Phí dịch vụ
− Hỗ trợ tài chính
− Dễ mua bán
c. Dịch vụ hỗ trợ ảnh hưởng đến QĐM thông qua các khía cạnh:
− Siêu thị
− Hồ bơi
− Nhà trẻ
d. Nhóm tham khảo ảnh hưởng đến QĐM thơng qua các khía cạnh:
− Gia đình
− Bố mẹ
− Bạn bè
e. Vị trí của dự án ảnh hưởng đến QĐM thơng qua các khía cạnh:
− Gần trung tâm
− Gần chợ, trường học, bệnh viện
− Giao thông
− Tăng giá đất
f. Công tác Markeitng ảnh hưởng đến QĐM thơng qua các khía cạnh:
− Thương hiệu
− Quảng cáo
− Niềm tin
g. Tâm lý của khách hàng ảnh hưởng đến QĐM thông qua các khía cạnh:
− Nhu cầu ở
− Sở thích
− Cảm giác an tồn
(6) Các khám phá mới: Các thành viên đều cho rằng có sự khác biệt lớn về nhu cầu mua căn hộ của nhóm các nhà đầu tư (mua bán lại, cho thuê, ...) và nhóm các khách hàng có nhu cầu về chỗ ở thật sự. Trong khi nhóm các nhà đầu tư khá quan tâm đến chương trình Marketing thì nhóm khách hàng còn lại quan tâm đến vấn đề kinh tế, vị trí và thiết kế.
4.2.2.1. Mơ hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh
Sau bước nghiên cứu sơ bộ, mơ hình nghiên cứu trong Chương 2 được hiệu chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam như sau:
Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh
(Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp)
Nhóm yếu tố Kiến trúc gồm các yếu tố: Hình khối, Cảnh quan & Cây xanh, Khung nhìn, Hồn thiện & Nội thất, Thân thiện mơi trường và An tồn.
Nhóm yếu tố Kinh tế gồm các yếu tố: Thu nhập; Giá căn hộ; Diện tích; Phí dịch vụ; Hỗ trợ tài chính và Dễ mua bán.
Nhóm yếu tố Dịch vụ hỗ trợ gồm các yếu tố: Siêu thị; Nhà trẻ và Hồ bơi. Nhóm yếu tố Nhóm tham khảo gồm các yếu tố: Gia đình; Bố mẹ và Bạn bè.
Nhóm yếu tố Vị trí gồm các yếu tố: Gần trung tâm thành phố; Gần chợ, trường học, bệnh viện; Giao thơng và Tăng giá đất.
Nhóm yếu tố Marketing gồm các yếu tố: Thương hiệu; Quảng cáo và Niềm tin. Nhóm yếu tố Tâm lý gồm các yếu tố: Nhu cầu chỗ ở; Sở thích và Cảm giác an tồn.