Vấn đề lựa chọn nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÁP LÝ

4.2. Vấn đề lựa chọn nhà đầu tư

Việc chỉ định thầu mà không thực hiện đấu thầu cạnh tranh trước đây đã gây nên những tình trạng khơng lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực về tài chính, kinh nghiệm xây dựng CSHT. Từ những vấn đề của các dự án trên cho thấy, các dự án được chỉ định thầu đều mang tính cấp thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng liên quan và các nhà đầu tư thường dựa vào việc này để được chỉ định thực hiện dự án. Tuy nhiên việc này làm mất đi khả năng lựa chọn được nhà đầu tư tốt cũng như so sánh hiệu quả của hình thức PPP so với các hình thức đầu tư cơng khác, các dự án này thường chịu sự rủi ro về năng lực của nhà đầu tư đối với việc hoàn thành dự án. Hậu quả của những vấn đề này là thời gian thực hiện các dự án PPP bị kéo dài và làm tăng chi phí, gây thất thoát tiền của nhà nước cũng như của các nhà đầu tư thực hiện dự án. Rất nhiều dự án chỉ định nhà đầu tư đã bị thất bại do các nhà đầu tư không đủ năng lực quản lý và thực hiện dự án, điển hình như dự án Cầu Bình Triệu 2.

Dự thảo Nghị định mới về PPP đã qui định hình thức lựa chọn nhà đầu tư dựa trên đấu thầu hoặc chỉ định thầu nếu chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký dự thầu, như vậy bản dự thảo mới này vẫn khơng có nhiều thay đổi và nguy cơ vẫn sẽ xảy ra đối với việc không lựa chọn được nhà đầu tư ưng ý. Ngồi ra, khơng qui định rõ thời gian đấu thầu làm phát sinh chi phí đấu thầu. Điều này cũng gây nghi ngại cho các nhà đầu tư nếu tham gia dự thầu các dự án không được công khai, minh bạch do việc chỉ định thầu gây ra và khả năng mang tới thất bại cho dự án PPP khó tránh khỏi. Do đó, những trục trặc liên quan đến năng lực nhà đầu tư sẽ khó khắc phục do vẫn tồn tại việc chỉ định thầu cho các dự án PPP.

Theo kinh nghiệm của Australia, qui trình dự thầu đối với các dự án này là sử dụng các sáng kiến cắt giảm chi phí chuẩn bị đấu thầu, tuân thủ chặt chẽ các qui định về thời gian đấu thầu, chuẩn hóa hợp đồng và giảm số lượng hồ sơ cần nộp khi đấu thầu. Ngồi ra, họ cịn tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư thơng qua các buổi thuyết trình và hội thảo, lập danh sách rút ngắn 3 nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn và duy trì động lực cạnh tranh nếu khơng thể xác định được nhà đầu tư ưu tiên sau giai đoạn đánh gia hồ sơ dự thầu.

Dự án nhà máy điện Laibin B của Trung Quốc là dự án đầu tiên được thực hiện theo hình thức BOT, dự án này được đánh giá là dự án PPP thành cơng nhờ q trình đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư tư nhân, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào việc ký kết các hợp đồng, nhiều ưu đãi từ Chính phủ, trong đó Chính phủ khơng đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho dự án mà chỉ tạo các điều kiện thuận lợi để đối tác tư nhân tự vận động để

nâng cao hiệu quả, và cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý. Vì những lý do đó, đã có 31 hồ sơ đã đệ trình các hồ sơ dự thầu để sơ tuyển, trong đó có 23 cơng ty tư nhân, 8 tập đồn trong đó bao gồm cả các cơng ty nổi tiếng trên thế giới.

Các kinh nghiệm quốc tế ở trên cho thấy, việc đấu thầu rất quan trọng, quá trình đấu thầu thơng qua nhiều phương pháp để tìm kiếm nhà đầu tư. Ngồi ra, Chính phủ cũng cơng khai đảm bảo nhiều ưu đãi cho dự án đã giúp thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia dự thầu, đặc biệt tuân thủ thời gian dự thầu và thực tế nhờ công tác đấu thầu công khai và minh bạch đã giúp họ tìm được nhà đầu tư ưng ý, đây là yếu tố quan trọng cho sự thành công của dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 33 - 35)