Dự án BOO Nhà máy nước Thủ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 29 - 31)

Nguồn: Công ty Cổ phần BOO nước Thủ Đức

Trong hợp đồng BOO, trách nhiệm của phía nhà nước là phải GPMB đúng thời hạn nhằm giúp nhà đầu tư thi công đúng như cam kết với nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước đã thực hiện không đúng với cam kết của mình, ở đây là UBND Quận 9 đã chậm trễ trong việc thực hiện trách nhiệm của mình dù đã được UBND TPHCM thúc dục nhiều lần, hậu quả là chủ đầu tư mỗi ngày thất khu khoảng 750 triệu đồng từ tiền thu bán nước (theo tính tốn của chủ đầu tư). Ngồi ra, việc quản lý không sát sao của nhà nước đối với việc thực hiện dự án của nhà đầu tư như: lựa chọn nhà thầu, sử dụng nguồn vốn đầu tư (chi trả cho

việc thu hồi đất, mua sắm vật tư...), nên đã làm phát sinh tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà thầu, gây thiệt hại cho tất cả các bên, đặc biệt là mất lòng tin đối với nhà đầu tư.

Tránh nhiệm của nhà đầu tư là vấn đề sử dụng vốn đầu tư sai mục đích và chi trả cho GPMB, không đúng như cam kết trong hợp đồng BOT gây nên tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà thầu. Thực tế cho thấy, theo xác minh của thanh tra Chính phủ, chủ đầu tư đã tuỳ tiện sử dụng gần 858 ngàn USD trong tổng số 5,7 triệu USD trả cho nhà thầu thi công dự án. Điều này cho thấy, nhà đầu tư đã khơng làm trịn trách nhiệm của mình.

Như vậy, cũng như các dự án trên, rào cản cho các nhà đầu tư việc không thực hiện đúng cam kết của nhà nước và nhà đầu tư đã gây khó khăn cho các bên trong việc thực hiện đúng tiến độ dự án nên làm phát sinh các chi phí. Trách nhiệm của nhà nước trong dự án này là vấn đề GPMB và giám sát nhà đầu tư thực hiện theo hợp đồng BOT không được chặt chẽ, từ đó làm phát sinh những vấn đề trên. Đây là những trục trặc mà hầu như dự án nào cũng gặp phải và là rào cản lớn đối với thu hút đầu tư CSHT ở Việt Nam.

3.2.5. Dự án BOT Cầu Phú Mỹ

Dự án BOT Cầu Phú Mỹ theo dự kiến được khởi công vào tháng 2/2005 và dự kiến hoàn thành vào năm 2009, khai thác sử dụng trong vòng 26 năm với tổng mức đầu tư theo hợp đồng BOT là 1.807 tỷ đồng. Đại diện cho đối tác nhà nước là UBND TP HCM và đối tác tư nhân là Công ty Cổ phần BOT Cầu Phú Mỹ (PMC), là liên doanh của 5 doanh nghiệp trong nước. Trên thực tế, dự án được khởi công xây dựng vào tháng 2/2007 và chỉ trong vịng 2 năm dự án đã hồn thành, chất lượng được đánh giá tốt so với các dự án khác được xây dựng cùng thời điểm này. Dự án này mang lại lợi ích cho người dân là giúp giảm chi phí đi lại cho họ khi di chuyển từ Quận 2 sang Quận 7. Tuy vậy, dự án này khơng những khơng mang lại lợi ích cho nhà nước và nhà đầu tư mà còn gây ra sự bất đồng giữa hai bên.

Trục trặc của dự án này là vấn đề tranh chấp hợp đồng BOT sau khi đã xây dựng xong dự án, tranh chấp này liên quan đến cả trách nhiệm của nhà nước và nhà đầu tư. Trách nhiệm của nhà nước là việc cam kết thực hiện xây dựng CSHT kết nối trong giai đoạn 2006 – 2009, việc làm này góp phần làm tăng lưu lượng xe qua cầu Phú Mỹ và giúp chia sẽ bớt gánh năng chi phí cho nhà đầu tư theo hợp đồng BOT. Tuy nhiên, việc này đã không thực hiện đúng theo thời hạn đã cam kết, do vấn đề GPMB bị chậm và do năng lực thiết kế

các CSHT kết nối còn nhiều hạn chế nên làm trễ tiến độ thi cơng các cơng trình kết nối. Bên cạnh đó, việc dự báo khơng đúng lưu lượng xe qua cầu đã làm giảm doanh thu đối với dự án này. Theo dự báo, tổng lượng xe các loại qua cầu năm 2012 đạt khoảng 15.600 ngàn lượt xe, nhưng thực tế khảo sát của chuyên gia Hoàng Văn Thắng, lưu lượng xe hàng năm chỉ đạt khoảng 10.016 ngàn lượt xe, tức là chỉ chiếm khoảng 64% so với dự kiến. Điều này đã làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án và là một trong những vấn đề liên quan đến tranh chấp giữa hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)