CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÁP LÝ
4.4. Quản lý và giám sát nhà đầu tư
Quá trình thực hiện các dự án trên cho thấy, vai trò quản lý và giám sát các nhà đầu tư của nhà nước còn nhiều bất cập, điều này dẫn tới nhiều phát sinh như nhà đầu tư góp vốn CSH khơng đúng theo hợp đồng BOT, sử dụng nguồn vốn và lựa chọn nhà thầu của nhà đầu tư gây tranh chấp giữa nhà thầu và nhà đầu tư...
Điển hình là việc các nhà đầu tư đưa ra các dự án, sau đó đệ trình cho các cơ quan nhà nước ký và triển khai dự án, trong khi công việc này là của nhà nước như việc xác định những dự án cần thiết để thực hiện trước, mà điều này thường chỉ được thực hiện bởi các nhà đầu tư nên dễ dẫn tới việc các nhà đầu tư thường chỉ đưa ra những dự án mang lại lợi ích cho mình và chưa chắc khả thi về mặt kinh tế - xã hội. Vấn đề này gây ra hiện tượng đầu tư các dự án tràn lan và không hiệu quả, đặc biệt là ở các Địa Phương. Những rủi ro này làm cho các nhà đầu tư tư nhân không mặn mà với các dự án PPP ở Việt Nam, đặc biệc là khu vực FDI.
Quá trình quản lý và kiểm sốt nhà đầu tư cịn liên quan đến vấn đề góp vốn CSH để thực hiện dự án, đây là vấn đề quan trọng đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện dự án đúng thời hạn. Tuy nhiên vai trò này của nhà nước đã bị buông lỏng, điều này đã dẫn đến các dự án không đảm bảo đúng tiến độ như dự án BOO Nhà máy nước Thủ Đức, hay
tranh chấp hợp đồng như dự án Cầu Phú Mỹ. Việc này không những gây thiệt hại cho các bên mà còn làm cho các nhà đầu tư nước ngồi khơng n tâm khi đầu tư các dự án PPP
Quá trình giám sát nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những nhà thầu có năng lực cịn nhiều hạn chế, việc quản lý lỏng lẻo đã làm cho các nhà đầu tư tự ý chỉ định thầu phụ mua sắm thiết bị, thực hiện dự án nên không đảm bảo thời hạn thi cơng, chất lượng cơng trình, tăng chi phí... Ngồi ra, việc này cịn liên quan đến tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà thầu do liên quan đến tiến độ và chất lượng các cơng trình, điều này có thể thấy rõ trong dự án BOO Nhà máy nước Thủ Đức.
Qui định hợp đồng đối với các dự án PPP của bản dự thảo mới đã chặt chẽ hơn trong việc xác định trách nhiệm ràng buộc của chủ đầu tư về trách nhiệm đối với tiến độ dự án, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp dự án, bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện dự án… Tuy nhiên, chưa có những qui định xử lý cụ thể đối với các nhà đầu tư không thực hiện đúng trách nhiệm. Vì lý do này nên khi có các dự án tốt thì nhà đầu tư tham gia nhiều, nhưng trong q trình thực hiện có rủi ro cao, nhà đầu tư sẽ thoái thác trách nhiệm này cho nhà nước mà khơng chịu trách nhiệm gì. Quan trọng hơn, qui định trách nhiệm quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư vẫn chưa cụ thể và chưa có chế tài đối với các cơ quan trên sẽ khó ràng buộc được trách nhiệm của họ.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, Chính phủ đánh giá tính khả thi của dự án chặt chẽ, đồng thời so sánh với các phương án đầu tư công thông thường xem cách làm nào hiệu quả hơn. Sau đó, lập kế hoạch và qui hoạch cụ thể đối với các dự án PPP trong cả nước, đệ trình Quốc hội xem xét và quyết định. Ngồi ra, Chính phủ cũng chọn các đối tác tư nhân phù hợp như có năng lực tài chính, có danh tiếng, quản trị tốt... nhằm giảm thiểu rủi ro cho dự án như các tập đoàn Huyndai, Hanjin và rút ra các kinh nghiệm từ các dự án trước đó để giảm chi phí cho các dự án sau.
Kinh nghiệm ở dự án Cầu Dartford QE2 của Anh cho thấy, để làm giảm khả năng rủi ro cho nhà nước do nhà đầu tư không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, Chính phủ Anh ban đầu đã chọn đối tác tư nhân có danh tiếng với năng lực chuyên môn tốt và nguồn tài chính dồi dào để thực hiện dự án theo đúng kế hoạch và ngân sách đã đề ra.
Từ những kinh nghiệm trên cho thấy, nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý và giám sát nhà đầu tư cũng rất quan trọng cho sự thành công hay thất bại của dự án PPP.
Ràng buộc trách nhiệm của các nhà đầu tư bằng hợp đồng nhưng không ràng buộc trách nhiệm của nhà nước trong việc quản lý và giám sát các nhà đầu tư sẽ khó đảm bảo dự án thực hiện đúng theo cam kết.