Dự án BOT Nhiệt điện Vân Phong 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÁP LÝ

3.2. Rào cản từ các dự án PPP

3.2.3. Dự án BOT Nhiệt điện Vân Phong 1

Dự án này được tập đoàn Sumitomo đề nghị đầu tư từ năm 2006, được Thủ tướng Chính phủ chỉ định liên doanh giữa tập đồn Sumitomo góp vốn 72% và Cơng ty cổ phần đầu tư Hà nội (Hanoiinco) góp vốn 28% từ năm 2009 thực hiện dự án, tổng mức đầu tư cho dự án là 2,126 tỷ USD, công suất 2.640MW với thời gian thu hồi vốn 25 năm.

Đối với dự án này, một số trách nhiệm của phía nhà nước đã được thực hiện rất nghiêm túc, cụ thể đối với việc GPMB, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ứng chi 150/200 tỷ đồng tiền đền bù giải tỏa cho các hộ dân và đầu tư 135 tỷ đồng hoàn thành CSHT Khu tái định cư Ninh Thủy để di dời dân, giao đất cho dự án này… Bên cạnh đó, nhà nước cũng đã nhân nhượng một số điều khoản trong hợp đồng như giảm giá thuê đất, bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ… và thúc giục nhà đầu tư nhiều lần ký kết hợp đồng BOT để triển khai dự án. Tuy vậy, cũng có một số vấn đề trục trặc liên quan đến trách nhiệm của nhà nước là chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án không thông qua đấu thầu (thực tế nhà đầu tư đã yêu cầu được thực hiện dự án này và được nhà nước chấp thuận). Việc này dẫn đến kết quả là nhà đầu tư không chịu bất kỳ áp lực cạnh tranh nào trong vấn đề thực hiện dự án trên, nên vẫn chưa chịu ký kết hợp đồng dù nhà nước đã có nhiều nhượng bộ đối với hợp đồng này. Ngoài ra, năng lực đàm phán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cịn nhiều hạn chế nên làm kéo dài việc ký kết hợp đồng (cho đến nay hợp đồng vẫn chưa được ký kết), gây thiệt hại cho các bên liên quan. Vấn đề khác là việc nhà đầu tư đưa ra dự án này và đệ trình cho nhà nước phê duyệt dự án, trong khi trách nhiệm này thuộc về phía nhà nước, vì lý do này mà phía nhà nước khơng nắm rõ tính hiệu quả của dự án, đây cũng là những bất cập gây khó khăn cho nhà nước trong quá trình đàm phán hợp đồng.

Trách nhiệm quan trọng nhất đối với việc dự án này chưa được triển khai thuộc về nhà đầu tư, đó là việc họ khơng chịu ký kết hợp đồng để triển khai dự án mà vẫn tiếp tục đòi hỏi thêm một số yêu cầu khác như bảo lãnh 100% doanh thu chuyển đổi ngoại tệ trong khi

nhà nước chỉ cam kết 30%, tăng giá bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam. Tuy nhiên, theo kết quả thẩm định của tác giả Lê Bảo Bình (2013), dự án khơng có khả thi về mặt tài chính với giá trị hiện tại ròng (NPV) của CSH bằng -649 triệu USD và NPV tổng đầu tư bằng -742 triệu USD với lý do chính là chi phí đầu tư cao và giá mua điện của tập đoàn Điện lực Việt Nam thấp, giá than nguyên liệu đầu vào nhập khẩu cao hơn nhiều so với giá than trong nước cung cấp cho các dự án nhiệt điện khác (chênh lệch khoảng 113,87 USD/tấn), đây có thể là vấn đề chính của nhà đầu tư đang chần chừ chưa muốn ký hợp đồng. Việc chậm triển khai dự án gây lãng phí cho cả nhà nước và đầu tư, đặc biệt là người dân không ổn định được cuộc sống của họ.

Hình 3-3: Mơ hình dự án BOT Nhiệt điện Vân Phong 1

Nguồn: baodautu.vn

Qua việc triển khai dự án này cho thấy, tuy đã có sự hỗ trợ của nhà nước đối với vấn đề liên quan đến trách nhiệm của nhà nước, nhưng việc không thống nhất được hợp đồng BOT làm cho dự án kéo dài và khả năng sẽ tiếp tục làm tăng chi phí do nhà nước lựa chọn nhà đầu tư không thông qua đấu thầu và khơng có một khung pháp lý đàm phán vững chắc ban đầu dẫn đến những trục trặc trong đàm phán các hợp đồng BOT và làm cho thời hạn triển khai dự án kéo dài. Đây cũng là một trong những lo ngại của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP, nghiên cứu tình huống các dự án cơ sở hạ tầng ở việt nam (Trang 27 - 29)