Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực kế toán , ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)

2.3. Tình hình thực hiện việc ghi nhận, xử lý, trình bày chênh lệch tỷ giá hố

2.3.3. Kết quả khảo sát

Tổng số phiếu khảo sát được gửi đi là 40 phiếu, nhận về 40 phiếu hợp lệ, tỷ lệ khảo sát đạt 100%.

Đối với đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế tốn, có 25 cơng ty chiếm tỷ lệ 62,5%

sử dụng đồng Việt Nam và 15 công ty, tỷ lệ 37,5% sử dụng đô la Mỹ. Các công ty

sử dụng đơn vị tiền tệ kế tốn khác với đồng Việt Nam đều có sự chấp thuận bằng

văn bản của Bộ Tài Chính. Về quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ kế tốn có 24 cơng ty chiếm tỷ lệ 60% tự xác định và 16 cơng ty (40%) do tập đồn. Khi lập báo cáo tài chính cho cơng ty mẹ, có 5 cơng ty (12,5%) sử dụng đồng Việt Nam; 31 công ty

(77,5%) sử dụng đô la Mỹ và 4 cơng ty (10%) sử dụng đồng Ringit, trong đó có 20 cơng ty (50%) có đơn vị tiền tệ trình bày báo cáo cho nhà đầu tư khác với đơn vị

tiền tệ kế toán tại Việt Nam.

Tỷ giá quy đổi: có 2 cơng ty (5%) áp dụng tỷ giá bình qn liên ngân hàng và 38 cơng ty áp dụng tỷ giá thực tế (95%) trong việc ghi nhận các nghiệp vụ phát

sinh bằng ngoại tệ của các tài khoản thuộc loại: doanh thu; hàng tồn kho; tài sản cố

định; chi phí sản xuất kinh doanh; chi phí khác; bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền;

nợ phải thu; bên có các tài khoản nợ phải trả. Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, có 3 cơng ty sử dụng tỷ giá ghi sổ trong đó có 2 cơng ty áp dụng phương pháp tỷ giá đích danh; 1 cơng ty sử dụng phương pháp tỷ giá bình quân gia quyền và 37 công ty áp dụng tỷ giá thực tế. Đối với các loại ngoại tệ mà Ngân hàng nhà nước khơng cơng bố tỷ giá liên ngân hàng, có 2 cơng ty sử dụng tỷ giá quy đổi chéo thông qua đồng đô la Mỹ và 38 công ty áp dụng tỷ giá ngân hàng thương mại mà

doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối kỳ. Ghi nhận và xử lý chênh lệch tỷ giá: đối với chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn đầu tư trước hoạt động: tất cả 40 công ty khảo sát đều hạch toán lũy kế

vào TK 413 và phân bổ vào thu nhập hoặc chi phí trong vịng 5 năm khi kết thúc giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động; cịn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh, có 37 cơng ty chọn cách hạch tốn khơng thơng qua TK 413 mà trực tiếp vào TK 515 và TK 635 đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và chỉ có 3 cơng ty hạch tốn thơng qua TK 413.

Về việc sử dụng tài khoản ngoại bảng TK 007 để theo dõi lượng ngoại tệ thì chỉ có 2 cơng ty sử dụng; trong số 38 công ty không sử dụng thì chỉ cịn 3 cơng ty làm kế tốn trên Excel, phần còn lại đều đã sử dụng phần mềm kế tốn; song các

cơng ty này vẫn có thể theo dõi chính xác lượng ngoại tệ mà họ đang nắm giữ. Có 38 cơng ty chọn cách xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại

khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính theo Quyết định 15 và chỉ có 2 cơng ty áp dụng theo thơng tư 201; hai cơng ty này đều giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát khơng có hoặc khơng phải thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngồi. Tuy nhiên, các cơng ty đều phải lập báo cáo tài chính cho cơng ty mẹ để phục vụ cho mục đích hợp nhất báo cáo tài chính của tập đồn theo đơn vị tiền tệ và tỷ giá quy đổi mà công ty mẹ quy định. Trong phạm vi khảo sát các cơng ty có vốn đầu tư trong nước thì chưa có

dự án hoặc hoạt động nào đầu tư ra nước ngoài nên chưa có thể đánh giá được tình hình thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngồi. Điều này cần có một cuộc khảo sát với quy mô lớn hơn hay số lượng doanh nghiệp tiến hành khảo sát phải nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực kế toán , ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)