Một số đánh giá về tình hình thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực kế toán , ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 63)

2.3. Tình hình thực hiện việc ghi nhận, xử lý, trình bày chênh lệch tỷ giá hố

2.3.4. Một số đánh giá về tình hình thực hiện

Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp xoay quanh 4 vấn đề: áp dụng tỷ giá quy đổi, lập bút tốn điều chỉnh khi hợp nhất báo cáo, chọn chính sách kế toán trong việc hạch toán và cuối cùng là sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Thứ nhất, áp dụng tỷ giá quy đổi:

Theo thiển ý, khó khăn khi áp dụng tỷ giá quy đổi có thể là do yếu tố khách quan (các quy định) và cả yếu tố chủ quan (nội bộ cơng ty – tập đồn) nữa.

Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc áp dụng các tỷ giá hối đoái khi

quy đổi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ do khơng có sự thống nhất

giữa hai văn bản là VAS 10 và Chế độ kế toán. Trong khi VAS 10 quy định áp dụng tỷ giá hối đối tại ngày giao dịch thì Chế độ kế toán lại quy định chi tiết các loại tỷ giá hối đoái mà doanh nghiệp phải áp dụng tương ứng với trường hợp hạch toán

các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ khác nhau. Do đó, cùng một ngày giao dịch nhưng có thể có nhiều tỷ giá khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi xác định tỷ giá áp dụng. Cũng vậy, khi doanh nghiệp đánh giá lại các khoản mục

tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ, VAS 10 chỉ quy định áp dụng tỷ giá cuối kỳ khi thực hiện đánh giá, nhưng Chế độ kế toán theo QĐ 15 hướng dẫn sử dụng tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố vào thời điểm cuối kỳ (nhưng, Ngân

hàng nhà nước chỉ công bố tỷ giá liên ngân hàng cho đô la Mỹ mà thôi). Do vậy,

các loại ngoại tệ khác đồng đô la Mỹ thường được các doanh nghiệp dùng tỷ giá của ngân hàng thương mại (nơi doanh nghiệp mở tài khoản), tạo ra sự không nhất quán trong việc sử dụng tỷ giá hối đối; điều này cũng khơng tuân thủ theo Chế độ kế

tốn. Cịn dùng tỷ giá chéo giữa đồng đô la Mỹ và đồng ngoại tệ để quy đổi thì

lại, tỷ giá liên ngân hàng thường không được sử dụng trong trao đổi thực tế và có chênh lệch với tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại nên làm cho tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp không trung thực.

Một số doanh nghiệp phải tn theo chính sách kế tốn của tập đồn nên áp dụng tỷ giá hạch tốn do tập đồn quy định trong ghi nhận và khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối kỳ. Kế toán phải theo dõi, chỉnh hợp số liệu giữa VAS 10 và chính sách của tập đồn để lập bút tốn điều chỉnh. Tương tự đối với trường hợp

chuyển đổi báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tiền tệ kế tốn khác với đơn vị tiền tệ trình bày báo cáo của tập đoàn do tập đoàn đưa ra tỷ giá chuyển đổi. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân chủ quan, doanh nghiệp phải lựa chọn tỷ giá hối đoái áp dụng theo quy định của VAS 10.

Thứ hai, lập các bút toán điều chỉnh để phục vụ hợp nhất báo cáo tài chính

của tập đồn do sự khác biệt chính sách kế toán từ việc áp dụng VAS 10 của công ty con và thông lệ quốc tế hoặc chuẩn mực quốc gia của công ty mẹ (Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa tự mình làm được mà thường phải th các cơng ty kiểm tốn làm thay).

Thứ ba, lựa chọn chính sách kế tốn trong việc hạch toán và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài

chính. Thơng tư 201/2009/TT-BTC có nội dung khơng rõ ràng và mâu thuẫn với VAS 10 và Chế độ kế toán nên các doanh nghiệp vẫn chọn cách xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối năm tài chính theo chuẩn

mực kế tốn, chỉ có 2 (trong số 40 doanh nghiệp khảo sát) chọn theo thơng tư 201. Cuối cùng là khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đối do chưa có văn bản hướng dẫn về “Cơng cụ tài chính” nên hầu như, các doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho dù nguy cơ lỗ do biến động về tỷ giá hối đoái trong năm vừa qua rất lớn.

Nhìn chung các doanh nghiệp đã thực hiện đúng theo các quy định ở trong

chuẩn mực và Chế độ kế toán; tuy phần lớn các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến Chế

nghiên cứu và vận dụng vào thực tế còn hạn chế, tâm lý chờ đợi và làm theo thông tư hướng dẫn vẫn tồn tại trong phần lớn người làm kế toán ở các doanh nghiệp nhất là kế toán trưởng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ lý luận đến thực tiễn bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định. Lý luận giúp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và ngược lại thực tiễn cũng góp phần hoàn thiện lý luận; VAS 10: “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối

đoái” cũng vậy. Chuẩn mực kế toán muốn đi vào cuộc sống, giải quyết được những

vấn đề trong thực tế thì phải được áp dụng vào thực tiễn của doanh nghiệp một cách triệt để và nhất quán. Và cũng chính từ những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, phát sinh các nghiệp vụ kinh tế mới, lạ, phức tạp sẽ giúp chuẩn mực kế tốn được bổ sung và hồn thiện.

Với tình hình biến động tỷ giá như hiện nay, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rủi ro về tỷ giá hối đối, thì việc sửa đổi, bổ sung VAS 10 là vấn đề rất cần

thiết; giúp cho báo cáo của các doanh nghiệp được rõ ràng, minh bạch, nhằm cung cấp các thơng tin tài chính hữu ích cho nhà đầu tư và các bên liên quan. Từ đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút được vốn đầu tư nước ngồi cũng như khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư ra nước ngồi, góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển, ổn định và bền vững.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn mực kế toán , ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái tại việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)