CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
4.1 Kết luận
4.1.2 Đối với chính sách chi tiền DVMTR
Từ những phân tích ở Chương 3 cho thấy, chính sách chi trả DVMTR còn tồn tại nhiều điểm bất cập sau: Thứ nhất, mức chi trả tiền DVMTR cho 1ha rừng tại một số lưu vực còn thấp, khiến cho
thu nhập của các hộ gia đình, cộng đồng từ quản lý và nhận giao khoán bảo vệ rừng thấp. Điều này dẫn đến rủi ro trong giữ rừng, quản lý bảo vệ rừng do thu nhập của người dân không thực sự được cải thiện nhờ nguồn tiền DVMTR.Thêm vào đó, sự chênh lệch trong đơn giá chi trả giữa các khu vực dẫn đến sự so bì và tị nạnh ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả quản lý bảo vệ rừng. Cơ chế chi trả theo lưu vực thủy điện khiến cho nơi có mức chi trả thấp dễ dẫn đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khơng khuyến khích cải thiện chất lượng rừng.Việc áp dụng hệ số K điều chỉnh theo từng lơ rừng gặp nhiều khó khăn do mang tính kỹ thuật cao và khơng phù hợp. Do đó, một số tỉnh áp dụng hệ số k=1 dẫn đến sự không công bằng trong chi trả.
Thứ hai, quá trình chi trả chưa khoa học, cách thức chi trả tiền giản đơn, thủ công, tiềm ẩn nhiều rủi ro, có sự quá tải trong khâu chi trả cấp huyện. Hình thức chi trả trực tiếp còn nhiều vướng mắc và chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Trên thực tế, hình thức này chỉ được áp dụng ở một số dự án đơn lẻ.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng tiền DVMTR chưa rõ ràng, chưa có cơ chế ràng buộc yêu cầu chi kinh phí để nâng cao chất lượng rừng. Khơng có định mức chung xác định tỷ lệ giải ngân cho từng hoạt động bảo vệ, quản lý, phát triển rừng dẫn đến cải thiện giá trị DVMTR. Cuối cùng, trình tự thẩm định, phê duyệt dự tốn và quyết tốn kinh phí chưa hợp lý do chưa quy định rõ cơ quan phê duyệt quyết toán cho các đơn vị chi trả cấp huyện, gây vướng mắc cho các tổ chức chi trả cấp huyện.