Đơn vị: tỷ USD
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Doanh số mua bán ngoại tệ 42,2 45,2 62,1 59,8 60,4
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 của Vietcombank
Từ năm 2012 đến 2014, doanh số mua bán ngoại tệ đều tăng trưởng. Đến năm 2015 có sự sụt giảm về doanh số mua bán ngoại tệ, giảm 3,7% so với năm 2014 do năm 2015 là năm khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất làm thị trường tài chính, tiền tệ thế giới biến động phức tạp. Bên cạnh đó, Vietcombank gặp phải sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về chi phí như các ngân hàng HSBC, Citibank, ANZ, …Các ngân hàng này tận dụng nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ ngân hàng mẹ và sử dụng nguồn vốn đó kinh doanh tại Việt Nam.
19.80% 18.40% 18.70% 17.60% 16.70% 14.10% 13.20% 13.60% 15.80% 14.30% 2012 2013 2014 2015 2016 Thị phần XK cả nước Thị phần NK cả nước
Năm 2016, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 60,4 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2015. Vietcombank vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu hệ thống ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
3.2.4. Hoạt động kinh doanh thẻ và các sản phẩm bán lẻ khác
Bảng 3.10: Tình hình kinh doanh thẻ và các sản phẩm bán lẻ tại Vietcombank
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016
Số lượng thẻ tín dụng Nghìn thẻ 396 498 654 786 910 Số lượng thẻ ghi nợ Nghìn thẻ 7.825 8.269 9.776 11.397 13.227 Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Triệu USD 1.185 1.503 1.760 2.104 3.165
Số máy ATM Máy 1.835 1.917 2.127 2.346 2.499
Số lượng máy POS Máy 32.178 42.238 55.576 69.347 82.930 Số lượng khách hàng e –Banking mới Nghìn người 985 1.195 1.568 2.050 2.188
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 của Vietcombank
Tính đến hết năm 2016, Vietcombank có hệ thống mạng lưới 2.499 máy ATM và 82.930 máy POS trên toàn quốc. Mạng lưới máy ATM, máy POS rộng tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng thẻ ATM và các dịch vụ tiện ích như thanh tốn tiền điện, bảo hiểm, học phí,…
Ngồi ra Vietcombank cũng là đối tác của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diner’s Club, China Union Pay.
Nhờ đó số lượng thẻ phát hành tăng qua các năm. Năm 2016 số lượng thẻ tín dụng phát hành đạt 910 nghìn thẻ, tăng 15,77% so với năm 2015 và chiếm 30% thị phần thẻ tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Số lượng thẻ ghi nợ năm 2016 đạt 13.227 nghìn thẻ, tăng 16,06% so với năm 2015, chiếm chiếm 14% thị phần hệ thống ngân hàng.
Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ cũng có sự tăng trưởng. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 3.165 triệu USD, tăng 50% so với năm 2015 và chiếm 44% thị phần trong hệ thống ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet
Banking, SMS Banking và Mobile Banking) của Vietcombank cũng có sự tăng trưởng.
3.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.11: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Thu nhập lãi thuần 11.147 11.074 12.009 15.453 18.528 Thu nhập ngoài lãi thuần 3.935 4.434 5.277 5.749 6.352
Lãi thuần từ hoạt động dịch
vụ 1.169 1.328 1.517 1.873 2.107
Lãi thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối 1.488 1.427 1.345 1.573 1.850
Lãi thuần từ mua bán
chứng khoán 284 183 419 350 406
Lãi thuần từ góp vốn, mua
cổ phần 469 562 211 48 72
Lãi thuần từ hoạt động khác 525 934 1.785 1.905 1.917
Tổng thu nhập hoạt động kinh
doanh 15.081 15.507 17.286 21.202 24.880
Lợi nhuận trước thuế 5.764 5.743 5.844 6.827 8.523
Lợi nhuận sau thuế 4.421 4.378 4.586 5.314 6.832
Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank từ 2012 -2016
Trong cơ cấu thu nhập của Vietcombank thì thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng cao, bình quân 72,43% tổng thu nhập hoạt động giai đoạn 2012 – 2016.
Thu nhập lãi thuần có xu hướng qua các năm, đến năm 2016 thì thu nhập lãi thuần tăng 19,90% so với 2015 nhờ sự tăng trưởng dư nợ cho vay (18,8%). Thu nhập ngoài lãi thuần cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2016 thu nhập ngoài lãi thuần tăng 10,49% so với năm 2015, trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi: lãi thuần từ dịch vụ chiếm 33,17%; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối chiếm 29,12%) lãi thuần từ mua bán chứng khoán chiếm 7,81%; lãi thuần từ góp vốn mua cổ phần chiếm 1,13%; lãi thuần từ hoạt động khác chiếm 30,17%, hầu hết thu nhập từ hoạt động khác đến từ việc thu hồi các khoản nợ vay, năm 2016 Vietcombank đã thu hồi được 2.175 tỷ đồng nợ vay.
Đồ thị 3.6: Biểu diễn lợi nhuận của Vietcombank từ năm 2012 – 2016
Nhờ nỗ lực và cố gắng trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank năm 2016 đã tăng trưởng mạnh 24,84% so với năm 2015, đạt 8.523 tỷ đồng, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2010-2016. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank đạt 6.832 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức cao 28,49% so với năm 2015. Về cơ bản, Vietcombank hoàn thành kế hoạch được giao và là một trong những ngân hàng đạt lợi nhuận cao trong hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2016.
5.764 5.743 5.844 6.827 8.523 4.421 4.378 4.567 5.314 6.832 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 2012 2013 2014 2015 2016
Kết luận chương 3
Chương 3 trình bày thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank. Mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhiều ngân hàng trên thị trường, Vietcombank đã có những thay đổi tích cực trong hoạt động kinh doanh của mình và nỗ lực để gia tăng thị phần kinh doanh, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển kế tiếp.
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
4.1. Phân tích chỉ số tài chính
4.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 4.1.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Bảng 4.1: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Vietcombank Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
ROA (%) 1,13 0,99 0,88 0,85 0,94
Nguồn: Dữ liệu Orbis Bank Focus của Bureau Van Dijk
Đồ thị 4.1: Biểu diễn ROA của Vietcombank từ năm 2012 - 2016
Chỉ số ROA có sự biến động qua các năm và có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm 2015, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Vietcombank giảm trong giai đoạn này. Kể từ năm 2013 trở đi, ROA của Vietcombank đều thấp hơn 1. Đến năm 2016 chỉ số ROA của Vietcombank đã tăng trưởng trở lại đạt mức 0,94%, cao hơn so với trung bình ngành của khối ngân hàng thương mại nhà nước 0,61% (Bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH Dầu Khí Tồn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH Đại Dương) do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố.
0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 2012 2013 2014 2015 2016
Bảng 4.2: Chỉ số ROA của một số ngân hàng giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 VCB 1,13 0,99 0,88 0,85 0,94 BIDV 0,67 0,74 0,83 0,79 0,67 CTG 1,28 1,08 0,93 0,79 0,79 ACB 0,34 0,48 0,55 0,54 0,56 SHB 1,80 0,65 0,51 0,43 0,42 STB 0,68 1,42 1,26 0,48 0,12 MB 1,48 1,28 1,31 1,19 1,21 TCB 0,56 0,35 0,64 0,57 1,28 SCB 0,04 0,02 0,04 0,03 0,02 VPB 1,02 0,84 0,88 1,34 1,86
Nguồn: Dữ liệu Orbis Bank Focus của Bureau Van Dijk
So sánh với các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, tính đến năm 2016 chỉ số ROA của Vietcombank chỉ thấp hơn so với ba ngân hàng MB, VPB và Techcombank.
Ba ngân hàng BIDV, Vietinbank và Sacombank do có sự sáp nhập với các ngân hàng khác nên hiệu quả có phần giảm đi. Đặc biệt, MB trong giai đoạn 2012 đến 2016 duy trì chỉ số ROA đều lớn hơn 1. VPB đạt chỉ số ROA cao nhất trong nhóm các ngân hàng năm 2016.
Như vậy hiệu quả sử dụng tài sản của Vietcombank có chiều hướng cải thiện và có hiệu quả tương đối so với các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
4.1.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Bảng 4.3: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của Vietcombank Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
ROE (%) 12,56 10,39 10,66 12,03 14,49
Đồ thị 4.2: Biểu diễn ROE của Vietcombank từ năm 2012 – 2016
Năm 2012 chỉ số ROE của Vietcombank đạt 12,56%. Năm 2013, chỉ số ROE giảm còn 10,39% do trong năm Vietcombank tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng thêm quy mô hoạt động.
Sau năm 2013 trở đi, ROE có xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn dần được cải thiện. Tính đến năm 2016 thì chỉ số ROE của Vietcombank đạt 14,49%, cao hơn so với trung bình ngành của khối ngân hàng thương mại nhà nước là 11,54% do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố.
Bảng 4.4: Chỉ số ROE của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016
Đơn vị tính: % Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 VCB 12,56 10,39 10,66 12,03 14,49 BIDV 11,58 12,55 15,13 15,54 14,41 CTG 19,73 13,18 10,46 10,27 11,46 ACB 6,38 6.58 7,56 8,17 9,51 SHB 22,00 8,55 7,59 7,32 7,46 STB 7,10 14,49 12,56 5,64 1,61 MB 19,47 15,64 15,24 12,46 11,59 TCB 7,88 4,07 7,51 6,90 16,05 SCB 0,56 0,33 0,69 0,56 0,51 VPB 19,01 13,17 15,01 21,42 25,75
Nguồn: Dữ liệu Orbis Bank Focus của Bureau Van Dijk
So sánh với các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, tính đến năm 2016 chỉ số ROE của Vietcombank tương đương với BIDV và cao hơn các ngân hàng khác, chỉ sau Techcombank và VPB. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2012 2013 2014 2015 2016
Vietcombank ở mức tương đối hiệu quả so với các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
4.1.1.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Bảng 4.5: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Vietcombank Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
NIM (%) 2,86 2,53 2,21 2,45 2,50
Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank giai đoạn 2012-2016
Đờ thị 4.3: Biểu diễn NIM của Vietcombank từ năm 2012 - 2016
Từ năm 2012 đến 2014. NIM của Vietcombank có xu hướng giảm từ 2,86% xuống còn 2,21%. Nguyên nhân do Vietcombank có một phần lớn dư nợ cho vay các doanh nghiệp, tập đoàn. Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thường được nhiều ngân hàng chào mời, cạnh tranh lãi suất gay gắt khiến lợi nhuận thu từ lãi vay của Vietcombank giảm.
Từ năm 2014 đến 2016, NIM của Vietcombank đã tăng trưởng trở lại, từ 2,21% đến 2,5%. Nguyên nhân do Vietcombank đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hướng tăng tỉ trọng đầu tư vào các tài sản có mức sinh lời cao như chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng gia tăng mạnh mảng cho vay bán lẻ. Tính đến 31/12/2016 tỷ trọng cho vay cá nhân chiếm 25,27% dư nợ cho vay, tăng trưởng tín dụng của 2 khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), khách hàng cá nhân nâng tổng cơ cấu tín dụng khách hàng cá nhân và SME lên 35%, đạt khoảng 161 nghìn tỷ đồng với NIM cho vay cá nhân đạt 3,7% trong năm 2016. 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 2012 2013 2014 2015 2016
Bảng 4.6: Hệ số NIM của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị tính: % Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 VCB 2,86 2,53 2,21 2,45 2,50 BIDV 3,21 2,77 2,86 2,45 2,52 CTG 4,14 3,67 3,12 2,82 2,77 ACB 3,85 2,99 3,10 3,45 3,16 SHB 1,90 1,69 1,86 2,08 1,99 STB 5,22 4,74 4,00 2,93 1,94 MB 4,15 3,70 3,57 3,66 3,46 TCB 3,66 3,30 3,74 4,21 3,77 SCB 3,36 1,48 1,08 1,78 1,00 VPB 3,68 4,01 3,69 5,76 7,21
Nguồn: Dữ liệu Orbis Bank Focus của Bureau Van Dijk
Qua biểu đồ, NIM của Vietcombank năm 2016 là 2,50% tương đương với BIDV nhưng vẫn thấp hơn so với các ngân hàng Vietinbank, ACB, MB, Techcombank.
Các ngân hàng như ACB, MB, Techcombank và VPB đều duy trì NIM trên 3,0% trong giai đoạn 2012 - 2016. Đặc biệt VPB có sự tăng trưởng mạnh chỉ số NIM năm 2016 đạt 7,21%. Từ đó cho thấy Vietcombank chưa thật sự tận dụng được các khoản thu từ lãi hiệu quả.
4.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản 4.1.2.1. Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản
Bảng 4.7: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của Vietcombank Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
LA/TA (%) 21,13 26,19 30,81 25,09 23,23
Đồ thị 4.4: Biểu diễn LA/TA của Vietcombank từ năm 2012 - 2016
Chỉ số LA/TA tăng từ năm 2012 đến 2014. Do trong năm 2013, 2014 có sự tăng trưởng của tài sản thanh khoản. Do đó làm tăng tính thanh khoản của Vietcombank trong giai đoạn 2012 đến 2014. Chỉ số LA/TA năm 2014 đạt 30,81%, cao nhất giai đoạn 2012-2016.
Giai đoạn năm 2015 đến 2016 chỉ số LA/TA giảm, năm 2016 đạt 23,23%. Do tài sản thanh khoản của Vietcombank trong giai đoạn này tăng có tốc độ tăng lần lượt -4,81%, 8,18%. Trong khi đó tài sản thanh khoản có tốc độ tăng tương đối cao lần lượt là 16,88% và 16,87%.
Trong danh mục tài sản thanh khoản của Vietcombank có lượng lớn trái phiếu chính phủ. Lượng trái phiếu Vietcombank đầu tư tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2016 lượng trái phiếu chính phủ nắm giữ của Vietcombank đạt 101.788 tỷ đồng.
Bảng 4.8: Lượng trái phiếu chính phủ của Vietcombank
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Trái phiếu chính phủ 16.547 31.065 42.809 83.743 101.788
Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank 2012-2016
Trong cả giai đoạn 2012-2016, Vietcombank ln duy trì tỷ lệ thanh khoản cao nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường trong nước trước những chuyển biến xấu của nền kinh tế.
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 2012 2013 2014 2015 2016
Bảng 4.9: Tỷ số (LA/TA) của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị tính: % Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 VCB 21,13 26,19 30,81 25,09 23,23 BIDV 16,11 9,68 9,82 9,71 7,85 CTG 14,44 15,05 14,15 11,08 12,13 ACB 20,20 7,91 6,41 8,75 5,52 SHB 28,77 22,95 19,92 17,65 14,61 STB 15,36 11,11 8,50 5,60 5,23 MB 25,26 18,63 17,62 15,72 12,37 TCB 23,60 11,70 13,08 10,03 13,72 SCB 6,28 6,09 5,18 6,46 3,83 VPB 29,49 18,24 11,96 9,43 6,15
Nguồn: Dữ liệu Orbis Bank Focus của Bureau Van Dijk
So sánh với một số ngân hàng, Vietcombank có chỉ số LA/TA cao hơn các ngân hàng trong mẫu so sánh. Tiếp đó là ngân hàng SHB, Techcombank. Hai ngân hàng CTG, MB có chỉ số tương đương nhau năm 2016. Như vậy Vietcombank đảm bảo về thanh khoản hơn so với nhiều ngân hàng khác.
Tuy nhiên khả năng thanh khoản thường tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời, do đó hệ số thanh khoản cao cũng chưa hẳn là một tín hiệu tốt đối với hoạt động của một ngân hàng.
4.1.2.2. Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi
Bảng 4.10: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi của Vietcombank Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
LA/TD (%) 25,52
%
30,04 34,22 27,56 25,54
Đồ thị 4.5: Biểu diễn LA/TD của Vietcombank từ năm 2012 - 2016
Từ năm 2012 đến 2014, chỉ số LA/TD của Vietcombank tăng từ 25,52% đến 34,22%. Chỉ số LA/TD cao nhất vào năm 2014 trong giai đoạn 2012-2016. Từ năm 2015 đến 2016 chỉ số LA/TD giảm và đến 2016 thì chỉ số LA/TD là 25,54%. Tuy nhiên trong cả giai đoạn từ 2012 đến 2016 Vietcombank nhìn chung có chỉ số LA/TD đều đạt trên 25%.
Bảng 4.11: Tỷ số (LA/TD) của một số ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016
Đơn vị tính: % Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 VCB 25,52 30,04 34,22 27,56 25,54 BIDV 20,14 11,70 11,12 11,49 8,99 CTG 17,24 18,83 17,57 13,03 15,46 ACB 22,95 8,92 7,16 9,66 6,13 SHB 32,19 25,12 21,58 19,28 16,02