Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Thu nhập lãi thuần 11.147 11.074 12.009 15.453 18.528 Thu nhập ngoài lãi thuần 3.935 4.434 5.277 5.749 6.352 Tổng thu nhập hoạt động kinh
doanh 15.081 15.507 17.286 21.202 24.880
Nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank đều đến từ hoạt động cho vay (chiếm trên 70%). Do đó, biến động lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần của các ngân hàng. Hiện nay tại Việt Nam có nhiều tổ chức tín dụng với các loại hình khác nhau cùng hoạt động như ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh nước ngồi, cơng ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã,….Các tổ chức tín dụng trên thị trường đều rất cố gắng trong việc tìm kiếm nguồn vốn phục vụ việc kinh doanh đồng thời đưa ra các chính sách cho vay ưu đãi để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Vì vậy, việc tăng trưởng chỉ số NIM của Vietcombank sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với rất nhiều ngân hàng.
Hoạt động dịch vụ khác
Ngồi hoạt động tín dụng, các ngân hàng hiện nay đều chú trọng phát triển các mảng kinh doanh khác như dịch vụ chi - thu hộ, giao dịch thanh toán, gửi tiền tiết kiệm,…với chất lượng dịch vụ tốt hơn, khách hàng được phục vụ nhanh hơn với nhiều ưu đãi hơn.
Ngoài ra, các khách hàng lớn, cao cấp có nhiều ngân hàng cịn thiết kế phục vụ theo các tiêu chuẩn riêng, đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp trong xã hội. Ví dụ ngân hàng ACB có chương trình ACB Privilege Banking dành cho nhóm khách hàng cao cấp, ACB Privilege Banking cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tài chính đẳng cấp (Đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên biệt, phòng chờ cao cấp, ưu tiên thực hiện giao dịch,…).
Ngoài những ngân hàng Việt Nam lớn và có thương hiệu như Vietinbank, BIDV, Sacombank, ACB, Techcombank,….Vietcombank còn chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Citibank, Standard Chartered. Các ngân hàng nào có tiềm lực tài chính, cơng nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, quản lý tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh và mở rộng được thị trường.
Do đó, Vietcombank cần chú trọng và quan tâm hơn đối với các dịch vụ này để có thể cạnh tranh được với các đối thủ của mình.
4.3.3.2. Vietcombank chưa quan tâm và đầu tư đúng mức tới các dịch vụ bán lẻ.
Cho vay cá nhân
Vietcombank nhiều năm qua chú trọng đến phát triển cho vay bán bn. Nhiều khách hàng lớn như Tập đồn lớn như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tập đồn dầu khí Việt Nam, Tập đồn điện lực Việt Nam,…được vay vốn với lãi suất và phí ưu đãi. Do đó việc quá tập trung nhiều vào các tập đoàn lớn sẽ khó cải thiện NIM của Vietcombank.
Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng khác đã tập trung vào thị trường bán lẻ như ACB, Sacombank, Techcombank, VPB,…và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Mặc dù có lợi thế về số lượng chi nhánh và phòng giao dịch khắp cả nước nhưng Vietcombank mới chỉ tập trung phát triển cho vay bán lẻ trong thời gian gần đây nên tỷ trọng cho vay cá nhân Vietcombank thấp hơn so với nhiều ngân hàng. Do biên lợi nhuận cho vay cá nhân cao hơn so với cho vay bán buôn và tỷ trọng cho vay cá nhân lớn nên các ngân hàng ACB, STB, VPB,… đạt được chỉ số NIM cao hơn nhiều so với Vietcombank.
Bảng 4.29: Tỷ trọng cho vay cá nhân/tổng dư nợ cho vay một số ngân hàng giai đoạn 2012-2016 Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 VCB 11,94% 13,58% 16,00% 20,22% 25,27% BIDV 13,96% 15,04% 18,00% 23,05% 26,08% CTG 14,94% 15,54% 16,82% 20,85% 23,06% ACB 43,13% 42,49% 45,05% 48,96% 52,86% STB 34,73% 39,80% 34,98% 48,24% 52,34% MB 12,41% 14,06% 20,60% 26,08% 30,35% TCB 40,33% 32,52% 38,48% 44,68% 43,22% VPB 48,07% 43,74% 46,32% 53,28% 62,19%
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ báo cáo tài chính của các ngân hàng Để đẩy mạnh khai thác thị trường bán lẻ, nhiều ngân hàng đã thành lập các cơng ty tài chính cho vay tiêu dùng. Các cơng ty tài chính lớn trên thị trường có
HDBank và Tập đồn tài chính Credit Saison của Nhật Bản) và Cơng ty tài chính Prudential Việt Nam của Tập đoàn bảo hiểm Prudential.
Đến nay Vietcombank vẫn chưa có biện pháp cụ thể phát triển mạnh cho vay tiêu dùng tương xứng với tiềm năng và lợi thế của ngân hàng cũng như bán chéo các sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác cho các đối tượng là khách hàng cá nhân.
Sản phẩm, dịch vụ bán lẻ khác
Các sản phẩm bán lẻ của Vietcombank tuy đã có nhiều cải tiến nhưng tính năng cịn đơn điệu. Chẳng hạn như sản phẩm tiết kiệm: chưa có sản phẩm tiết kiệm hưu trí, chưa có sản phẩm gửi tiết kiệm online với số tiền dưới 3 triệu,… chỉ tập trung khai thác các đối tượng khách hàng gửi các món tiền lớn. Trong khi nhiều ngân hàng trên thị trường như Sacombank, ACB, SCB,… đều đã chú trọng khai thác.
Vietcombank chưa triển khai mạnh dịch vụ tư vấn, chưa có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đi kèm để thu hút khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng bán lẻ. Trong nhiều năm gần đây, các ngân hàng đã đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn để tiếp cận khách hàng như: Chương trình “Đón thu sang – Ngàn quà tặng” của Sacombank, Sacombank sẽ dành tặng 100.000 đồng/khách hàng cho 79 khách hàng đầu tiên mỗi ngày đăng nhập lần đầu Internet Banking và nạp tiền điện thoại thành công qua Internet Banking hoặc Mobile Banking; Hay chương trình “Nhận tiền chỉ trong tích tắc” của Techcombank, khách hàng sẽ nhận tiền kiều hối trên dịch vụ ngân hàng điện tử của Techcombank đồng thời còn được nhận được quà tặng là 50.000 VNĐ/ giao dịch vào tài khoản của mình. Việc triển khai giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới cần có những chính sách cạnh tranh và phù hợp hơn để có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng.
4.3.3.3. Trình đợ cán bợ ngân hàng cịn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được u cầu của q trình hợi nhập.
Nhân tố con người là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính thì nhân tố này là hết sức quan trọng và
cần thiết. Số lượng cán bộ của Vietcombank hiện nay khá lớn, khoảng 15.615 người, nhìn chung khá trẻ, năng động, nhiệt tình và cống hiến. Nhân sự của Vietcombank luôn được tập huấn định kỳ tuy nhiên trình độ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như mức độ am hiểu luật pháp và các thơng lệ quốc tế cịn hạn chế nên vẫn chưa đáp ứng được tốt yêu cầu của quá trình hội nhập. Để hoạt động dịch vụ Vietcombank phát triển và tạo được tín nhiệm của khách thì Vietcombank cần phát triển và duy trì nguồn nhân sự chất lượng cao có trình độ, am hiểu cơ chế quy trình nghiệp vụ, luật pháp, hiểu rõ văn hóa Vietcombank để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian tới.
Kết luận chương 4
Chương 4 đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank thơng qua việc phân tích các chỉ số tài chính, phân tích bao dữ liệu và phân tích chỉ số Malmquist.
Nội dung chương tổng hợp các kết quả tính tốn từ các phương pháp phân tích. Đây cũng là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn tới.
CHƯƠNG 5. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
5.1. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Theo Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Thị Hồng Nhung (2016) để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ thì nhân lực là yếu tố quan trọng. Các ngân hàng cần phải chú trọng đến vấn đề nhân sự từ khâu tuyển dụng và đào tạo để xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ, có kiến thức, có kỹ năng giao tiếp. Ngân hàng cần thường xuyên cho nhân viên tập huấn những khóa học để có thể phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh. Đây là nền tảng cần thiết cho việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ hiện đại có tính năng ưu việt.
Theo tác giả Tơ Khánh Tồn (2014), để nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, ngân hàng cần đổi mới cơ cấu cung cấp dịch vụ theo hướng thu hẹp các loại dịch vụ rủi ro cao, mở rộng cung cấp các loại dịch vụ hiệu quả cao, rủi ro thấp. Thu hẹp hoạt động dịch vụ tín dụng, tăng dần hoạt động dịch vụ trung gian, ngoại bảng.
Để tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng thị trường, tăng doanh số bán sản phẩm, dịch vụ và lợi nhuận, ngân hàng cần tiếp tục đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới.
Còn theo tác giả Đào Lê Kiều Oanh (2012), để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng trên thị trường, ngân hàng cần tăng cường nghiên cứu thị trường, khảo sát, thu thập thông tin từ các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của họ (đặc tính, giá bán) để có những cập nhật, điều chỉnh phù hợp cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
5.2. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietcombank đã xây dựng chiến lược phát triển toàn diện đến năm 2020: Xây dựng Vietcombank thành một Tập đoàn tài chính đa năng, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam và nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 300 tập đồn tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Để thực hiện chiến lược phát triển của mình, Vietcombank đưa ra các định hướng kinh doanh: (i) Tiếp tục duy trì và phát triển thị trường hiện có trong nước đồng thời từng bước mở rộng thêm thị trường nước ngoài; (ii) Hoạt động NHTM vẫn là mảng hoạt động kinh doanh chính, cốt lõi của Vietcombank; (iii) Củng cố phát triển mảng dịch vụ bán buôn, bên cạnh đó tăng cường công tác dịch vụ bán lẻ; (iv) Phát triển công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.
5.3. Gợi ý một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, Vietcombank cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
5.3.1. Tiếp tục phát triển và mở rộng cho vay bán lẻ
Mặc dù tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank đã tăng trong những năm gần đây tuy nhiên con số này vẫn còn thấp so với nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam và chưa tương xứng với quy mô, tiềm lực của Vietcombank. Việc phát triển cho vay bán lẻ sẽ giúp Vietcombank tăng trưởng được lợi nhuận do lãi suất cho vay bán lẻ cao hơn mức lãi suất cho vay bán buôn, từ đó cải thiện được lợi nhuận của ngân hàng cũng như phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Một số gợi ý như:
Tận dụng các quan hệ với các cơ quan nhà nước như Kho bạc các tỉnh, Cục thuế, các tập đoàn lớn đang có quan hệ giao dịch tại Vietcombank. Vietcombank có thể triển khai tiếp thị cho vay cán bộ, công nhân viên ở các đơn vị này. Đây là nguồn khách hàng lớn, có thu nhập ổn định mà Vietcombank có thể tiếp cận để tiếp thị sản phẩm và cho vay.
Tận dụng lợi thế về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng trên các tỉnh, thành phố Việt Nam để tiếp cận và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank. Vietcombank cần nghiên cứu thêm nhu cầu nhóm khách hàng cá nhân để triển khai các chương trình, giải pháp cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu đối với nhóm khách hàng này. Hình thức quảng bá cần bắt mắt, dễ hiểu, nội dung dễ đi sâu vào tâm trí các đối tượng.
nghệ thơng tin. Nhiều khách hàng quá bận rộn với công việc, không thể đến trực tiếp ngân hàng để tư vấn có thể truy cập vào các trang web tư vấn ngân hàng để tham khảo cụ thể, dễ dàng nắm được thông tin cần thiết.
Tăng cường thêm đội ngũ cộng tác viên trong việc tiếp thị khách hàng vay vốn cá nhân. Vietcombank sẽ chi trả hoa hồng cho các cộng tác viên dựa trên số lượng khách hàng giải ngân, giá trị giải ngân. Điều này sẽ giúp Vietcombank tăng thêm lượng khách hàng vay cá nhân.
Đơn giản hóa quy trình, thủ tục vay vốn: cần xem xét các thủ tục cần thiết khi yêu cầu khách hàng cung cấp, không nên yêu cầu khách hàng cung cấp các loại giấy tờ trùng nhau với mục đích để lưu trữ ở các phòng ban khác nhau. Đồng thời rút ngắn thời gian xét duyệt tối đa hơn trước. Thủ tục vay càng rườm rà sẽ khiến khách hàng có tâm lý e ngại, khó hợp tác với ngân hàng trong việc thẩm định và cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, cần tăng cường bán chéo các sản phẩm gắn liền với cho vay cá nhân như: dịch vụ tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng điện tử,… để khách hàng có thể trải nghiệm và sử dụng các tiện ích ngân hàng của Vietcombank.
5.3.2. Tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới và gia tăng các dịch vụ phi tín dụng.
Việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới là cơ sở để ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của mình tạo điều kiện mở rộng thị trường, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nền kinh tế. Từ đó góp phần củng cố uy tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Trong cơ cấu thu nhập của Vietcombank, thu nhập chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Do đó Vietcombank cần cung cấp dịch vụ theo hướng gia tăng các dịch vụ phi tín dụng giúp ngân hàng đa dạng hóa được danh mục thu nhập cũng như mang lại nguồn thu ổn định cho mình. Các sản phẩm dịch vụ cần tăng trưởng và phát triển như dịch vụ chi, thu hộ; dịch vụ tư vấn tài chính; dịch vụ ngân hàng điện tử: internet banking, mobile banking, …
Dịch vụ chi, thu hộ: Vietcombank đã có triển khai dịch vụ này tại các chi nhánh,
Vietcombank cần tiếp thị và triển khai ký kết các hợp đồng với các cơ quan lớn như: Bưu điện, điện lực, trường học, bệnh viện, bảo hiểm,…
Dịch vụ tư vấn tài chính: Đây là dịch vụ không cần phải đầu tư vốn nhiều nhưng
vẫn mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Để phát triển dịch vụ này, Vietcombank cần trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại, thành lập các tổ tư vấn tại các phịng ban chun mơn để có thể thu thập được số liệu, thông tin và xử lý nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
Dịch vụ ngân hàng điện tử: internet banking, mobile banking,…Hiện nay mạng
điện thoại di động và internet ngày càng phổ biến và phát triển, khách hàng ngày càng có nhiều nhu cầu để sử dụng. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, Viecombank cần nghiên cứu gia tăng thêm tiện ích đi kèm, đầu tư thêm hệ thống thiết bị hiện đại, dễ sử dụng và mang tính bảo mật cao.
Ngồi ra Viecombank cũng cần nghiên cứu các loại dịch vụ hiện đang có trên thị trường và nhu cầu của thị trường, tập trung vào đánh giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như: Vietinbank, ACB, Sacombank, Techcombank, HSBC, ANZ, CitiBank,... để tìm hiểu nhu cầu thị trường, xu hướng phát triển tương lai và đưa ra các sản phẩm với các tiện ích, chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhanh