CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. So sánh khác biệt về đa dạng hóa thu nhập giữa các nhóm hộ
Tác giả tiến hành thực hiện kiểm định khác biệt về đa dạng hóa thu nhập theo từng đặc điểm của hộ và chủ hộ. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.15: Kiểm định trung bình về đa đạng hố thu nhập theo các đặc điểm hộ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ số Nhóm
Trung bình Khác biệt Giá trị P
ĐBSCL Kiên Giang ĐBSCL Kiên Giang ĐBSCL Kiên Giang (1) Giới tính Nam 1,906 2,007 -0,062 -0,151 0,155 0,317 Nữ 1,844 1,856 (2) Dân tộc Kinh, Hoa 1,889 1,968 0,039 0,004 0,569 0,982 Khác 1,927 1,972 (3) Cán bộ, viên chức Có 2,029 2,647 - 0.149 -0,720 0,031 0,001 Không 1,879 1,926 (4) Tham gia tổ chức CTXH Có 2,047 2,109 - 0,191 -0,155 1,000 0,469 Khơng 1,886 1,954 (5) Tín dụng Có 1,991 2,001 - 0,132 -0,045 0,003 0,752 Không 1,859 1,956
Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu
(1) Với mức ý nghĩa 5%, kết quả kiểm định cho thấy, đa dạng hóa thu nhập của chủ hộ khơng có khác biệt giữa nhóm chủ hộ nam và nữ (giá trị p = 0,155 ở ĐBSCL ; giá trị p = 0,317 ở Kiên Giang). Điều này cho thấy các chính sách về bình đẳng giới của Chính phủ đã được thực hiện khá tốt, hiện nay nam và nữ điều được tham gia học tập, lựa chọn nghề nghiệp, tham gia hội đồn thể, chính trị, cũng có quyết định những vấn đề lớn của gia đình, đa phần phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động tạo thu nhập gần như nhau.
(2) Với mức ý nghĩa 5%, kết quả kiểm định cho thấy, đa dạng hóa thu nhập của chủ hộ khơng có khác biệt giữa nhóm chủ hộ dân tộc Kinh, Hoa và các dân tộc thiểu số khác (giá trị p = 0,569 ở ĐBSCL ; giá trị p = 0,982 ở Kiên Giang). Điều này cho thấy các chính sách về dân tộc của Chính phủ phát huy hiệu quả (Chương trình 134, 135,... của Chính phủ), đây nỗ lực xố đói giảm nghèo của các cấp chính quyền các địa phương nhất là trong vùng đồng bào Khmer cũng là để thực hiện quyền bình đẳng đối với các dân tộc, góp phần quan trọng làm giảm khoảng cách giữa các hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh, Hoa với các dân tộc thiểu số. Kết quả này, khơng có sự khác biệt nhau giữa các hộ gia đình nơng thơn thuộc dân tộc Kinh, Hoa với các dân tộc thiểu số về tham gia các hoạt động tạo thu nhập như nhau.
(3) Với mức ý nghĩa 5%, kết quả kiểm định cho thấy, đa dạng hóa thu nhập của chủ hộ có khác biệt giữa nhóm chủ hộ có tham gia là cán bộ, công viên chức nhà nước và không là cán bộ, công viên chức nhà nước (giá trị p = 0,031 ở ĐBSCL ; giá trị p = 0,001 ở Kiên Giang). Điều này cho thấy là cán bộ, công viên chức nhà nước có nhiều thơng tin hơn về các thể chế nhà nước, nhiều quan hệ trong quá trình tham gia cơng tác, mặc khác có điều kiện tham gia nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn về tạo sinh kế, ngồi tiền lương hàng tháng, cịn có thể tham gia vào các hoạt động khác tạo ra thêm thu nhập cho hộ.
(4) Với mức ý nghĩa 5%, kết quả kiểm định cho thấy, đa dạng hóa thu nhập của chủ hộ khơng có khác biệt giữa nhóm chủ hộ có tham gia tổ chức CTXH và khơng có tham gia tổ chức CTXH (giá trị p = 1,000 ở ĐBSCL ; giá trị p = 0,469 ở Kiên Giang). Điều này cho thấy các tổ chức CTXH ở các cấp địa phương chưa có mơ hình
hay, cách làm hiệu quả định hướng cho các hội viên tham gia sẽ tạo ra nhiều thu nhập hơn các hộ gia đình khơng tham gia.
(5) Với mức ý nghĩa 5%, kết quả kiểm định cho thấy, đa dạng hóa thu nhập của chủ hộ có khác biệt giữa nhóm chủ hộ có tham gia tín dụng (vay) và khơng có tham gia tín dụng (vay) (giá trị p = 0,003 ở ĐBSCL ; giá trị p = 0,752 ở Kiên Giang). Điều này cho thấy có nguồn vốn tín dụng là điều kiện để hộ nơng thơn tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi phương thức sản xuất có hiệu quả hơn, vì vậy mức độ đa dạng hoá cũng nhiều hơn. Vốn từ nguồn tín dụng của ngân hàng hoặc từ ngân hàng chính sách xã hội sẽ là lãi suất bình qn thấp nhất sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho hộ, tăng lợi nhuận hơn khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nên tín dụng có sự khác biệt đến đa dạng hố thu nhập.
Tóm lại, qua kết quả phân tích trên cho thấy đa dạng hóa thu nhập của hộ trong vùng còn phụ thuộc khá nhiều vào chủ hộ là cán bộ, công viên chức nhà nước và tham gia tín dụng.