Một số chỉ tiêu chủ yếu của thành phố lớn năm 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp của thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

TP.HCM Hà Nội Hải Phòng Đà Nẵng

Dân số (1000 người) 6.240 3.183 1.784 781

GDP (Giá 94 – Tỷ đồng) 88.866 34.073 14.072 6.220

Giá trị SX công nghiệp

(Giá 94 – Tỷ đồng) 116.309 42.047 21.589 8.403

Tổng mức bán lẻ (Tỷ

đồng) 110.463 45.000 11.362 9.555

Kim ngạch xuất khẩu (Tr.

USD) 12.132 2.860 839 352

Nguồn: Tổng cục Thống kế, Cục Thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố năm 2005 và tính tốn của tác giả.

So với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quy mơ nền kinh tế TP.HCM cũng lớn hơn nhiều lần. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 của Thành phố bằng 2,7 giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gần gấp 03 lần tỉnh Đồng Nai và bằng 3,6 lần tỉnh Bình Dương (Cục Thống kê TP.HCM, 2007).

Trong thời gian qua, TP.HCM luôn nỗ lực phấn đấu, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, xứng đáng với vị trí, vai trị của mình.

Năm 2011 là năm đầu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015, nhưng đây cũng là năm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng và giảm đầu tư công ... tuy nhiên với sự tích cực tìm kiếm thị trường, chấp nhận giảm lợi nhuận để đảm bảo việc làm cho người lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố vẫn đạt mức tăng 10,3%, bằng 1,7 lần tốc độ tăng trưởng của cả nước. Tuy mức tăng không bằng năm trước và kế hoạch đề ra cho năm 2011 nhưng vẫn cao hơn mức tăng 8,6% của năm 2009.

2.2. Thực trạng đầu tư công và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1990 – 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp của thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)