Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp của thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Nguồn: Cục Thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố các năm 1990 - 2011

Trong giai đoạn 1990 – 2011, nền kinh tế Thành phố có bước phát triển mạnh, GDP bình quân mỗi năm tăng 11,2%; trong đó, thời kỳ 1991 – 1995 là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả (bình qn hàng năm tăng 12,6%). Đến năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố đã có xu hướng chậm lại so với năm trước. Đáng lưu ý là mức độ suy giảm tiếp tục kéo dài đến năm 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 1996 – 2000 chỉ còn 10,1%; giai đoạn 2001 – 2005, nền kinh tế Thành phố vực dậy với tốc độ phát triển liên tục đạt năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2001 – 2005 đạt 11%; giai đoạn 2006 – 2010 chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Thành phố, đặc biệt là năm 2009, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8,6% so với năm 2008, đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng của Thành phố đạt 10,3% so với năm 2010, đứng

đầu trong cả nước.

Nhìn chung hơn 20 năm qua, các thành phần kinh tế đều có bước tăng trưởng; trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có tốc độ tăng trưởng cao nhất, kế đến là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Khu vực kinh tế Nhà nước đang trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa nên tốc độ tăng trưởng có chậm hơn.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm (%)

Nguồn: Cục Thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố các năm 1991 - 2010

2.2.2. Tỷ lệ đầu tư công trên GDP

Nguồn gốc để huy động đầu tư là từ GDP, hay nói một cách cụ thể hơn là trong tổng sản phẩm do toàn xã hội làm ra bên cạnh phần tiêu dùng sẽ có một phần được tiết kiệm và dùng để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mức độ đầu tư so với tổng sản phẩm thể hiện mức độ tiết kiệm dùng cho đầu tư của nền kinh tế và cho phép đánh giá khả năng huy động thêm vốn đầu tư từ nội tại nền kinh tế hay phải sử dụng đến các nguồn bên ngồi thơng qua kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vay vốn nước ngoài, nhận các khoản viện trợ đối với quy mô của quốc gia, đối với quy mơ của một địa phương cịn có thể huy động thêm từ nguồn hỗ trợ trực tiếp từ trung ương.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP (%)

Nguồn: Cục Thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố các năm 1990 – 2010 và tính tốn của tác giả.

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy tỷ lệ đầu tư/GDP của TP.HCM bình quân trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2010 là 34,37%, trong đó tỷ lệ đầu tư cơng/GDP bình qn là 14,16%, năm có tỷ lệ đầu tư công/GDP cao nhất là năm 1993 với tỷ lệ 24,49%.

So sánh đầu tư trong hai khu vực thì tỷ lệ đầu tư trên tổng GDP của khu vực tư lớn hơn rất nhiều so với khu vực công (Bảng 2.4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp của thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)