Như đã phân tích từ phần trước, lạm phát sau khi giảm nhẹ trong năm 2006 đã tăng mạnh tới 12,6% trong năm 2007 và lên tới 20% trong năm 2008. Có nhiều lý do được đưa ra nhằm giải thích cho sự tăng mạnh trở lại của lạm phát trong những năm 2007 – 2008. Những lý do này bao gồm sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu, sự gia tăng của giá cả hàng hóa quốc tế, chính sách tiền tệ lỏng lẻo và khơng linh hoạt, chính sách quản lý tỷ giá cứng nhắc, sự mở cửa của Việt Nam với thế giới từ khi Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 khiến cho luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam, đẩy giá chứng khoán và tài sản tăng lên rất cao.
Đồng lý giải cho vấn đề này là sự lúng túng của Việt Nam khi phải đối mặt với “bộ ba bất khả thi”: (i) giữ TGHĐ cố định; (ii) tự do hóa tài khoản vốn; (iii) chính sách tiền tệ độc lập. Trước đây, khi nền kinh tế khép kín, tài khoản vốn bị quản lý chặt chẽ thì việc giữ TGHĐ cố định đồng thời với việc kiểm sốt chính sách tiền tệ nhằm hạn chế lạm phát là có thể thực hiện được và trên thực tế chính sách này đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn 1992 – 1996. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, mặc dù tài khoản vốn chưa được tự do hóa hồn tồn nhưng việc luân chuyển vốn giữa nội địa và nước ngoài đã thuận tiện hơn trước rất nhiều đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách để đạt được những mục tiêu kinh tế của mình.
Giai đoạn này cũng ghi nhận lượng ngoại tệ ồ ạt chảy vào Việt Nam nếu so sánh với giai đoạn trước đó, chỉ trong hai năm 2006 – 2007 lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam
đã bằng 1,6 lần số lượng ngoại tệ dự trữ của SBV từ trước đến nay cộng lại. Vì nguyên nhân này mà trong nữa đầu năm 2007, SBV đả phải bỏ ra lượng tiền đồng lớn (tương đương 9 tỷ USD) để mua ngoại tệ dự trữ nhằm ổn định tỷ giá.
Đối mặt với luồng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước, chính sách tỷ giá của SBV đã linh hoạt hơn so với giai đoạn trước đó, cụ thể tỷ giá bình qn liên ngân hàng vẫn giữ xu hướng tăng, thể hiện việc đồng Việt Nam mất giá danh nghĩa so với USD, tuy nhiên SBV đã điều chỉnh biên độ một cách linh hoạt và thường xuyên hơn.
Bảng 2.1 Biên độ giao dịch tỷ giá đƣợc công bố trên thị trƣờng liên ngân hàng.
Ngày Biên độ cho phép
01/07/2002 +/- 0,25% 31/12/2006 +/- 0,5% 24/12/2007 +/- 0,75% 10/03/2008 +/- 1% 27/06/2008 +/- 2% 06/11/2008 +/- 3% 24/03/2009 +/- 5% 01/12/2009 +/- 3% 11/02/2011 +/- 1%
Nguồn: Ủy ban kinh tế (2011)
Tuy nhiên, những điều chỉnh này phụ thuộc vào diễn biến cụ thể trên thị trường ngoại tệ. Và những điều chỉnh đưa ra nhằm thích ứng với tình hình hiện thời của nền kinh tế là chủ yếu thay vì đưa chiều hướng phát triển ổn định cho tỷ giá, hướng nền kinh tế đến xuất khẩu. Tuy có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách tỷ giá của SBV, nhưng lượng tiền đồng được đưa vào thị trường quá lớn khi SBV mua ngoại tệ vào năm 2007, khiến nền kinh tế không kịp hấp thu làm cho lạm phát bùng phát trong năm này.
Biểu đồ 2.5 Tăng trƣởng lạm phát với năm 2005 giai đoạn 2007 - 2012
Nguồn: Cơ sở dữ liệu World Bank 19 Như biểu đồ trên cho thấy từ năm 2007, Việt Nam đã và đang trải qua giai đoạn lạm phát cao hơn, dao động lớn hơn và kéo dài hơn so với các đối tác thương mại của mình.
Trong năm 2008, khi tỷ lệ lạm phát tăng trưởng q nhanh, nhằm đối phó với tình hình trên SBV đã mạnh tay thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách này đã phần nào làm tỷ lệ lạm phát tăng chậm lại thể hiện trong năm 2009, nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho nền kinh tế nói chung và các ngân hàng nói riêng khi luồng vốn huy động cũng như cho vay bị hạn chế rất nhiều.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 đã góp một phần làm giảm lạm phát ở Việt Nam từ cuối năm 2009. Khi mà giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đả giúp Việt Nam đảo ngược xu thế gia tăng đáng ngại của lạm phát trong năm 2008. Đối mặt với cuộc khủng hoảng này, nhằm bảo vệ nền kinh tế trong nước cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, Chính phủ đã tung ra gói hổ trợ 900 tỷ
19 http://data.worldbank.org/ 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Việt Nam Trung Quốc Mỹ Singapore Hàn Quốc Thái Lan
đồng khi mà SBV vừa áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2008 chưa được bao lâu.
Khi các gói kích cầu của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng từ quý 2 năm 2009, cung tiền bắt đầu tăng mạnh và tín dụng cũng có chung xu hướng. Các ngân hàng thương mại lúc này thiếu hụt tiền mặt đã bắt đầu tăng lãi suất nhằm thu hút luồng tiền gửi, cũng vì nguyên nhân này lãi suất cho vay bị đẩy lên cao, tuy những tác động này không nghiêm trọng như năm 2008 nhưng giá cả đã bắt đầu tăng lại vào cuối năm 2009.
Trong năm 2010, do dịp Tết nguyên đán và việc tăng giá điện, lạm phát trong hai tháng đầu năm tăng cao. Năm tháng tiếp theo của năm 2010 chứng kiến tỷ lệ lạm phát tương đối ổn định ở mức thấp, tuy nhiên lạm phát lại tăng trở lại mạnh mẽ vào tháng 9 năm 2010 khiến cho chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11 tăng lên đến 9,58% so với cùng kỳ là 5,07% của năm 2009. Việc phá giá VND so với USD trong tháng 8 năm 2010 và biến động thị trường vàng trong nước và quốc tế được coi như là nguyên nhân chính cho sự tăng trở lại này.
Biểu đồ 2.6 Tỷ giá hối đoái cuối quý (2007 – 2012)
Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF
- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2007 M ar 2007 Jun 2007 Sep 2007 Dec 2008 M ar 2008 Jun 2008 Sep 2008 Dec 2009 M ar 2009 Jun 2009 Sep 2009 Dec 2010 M ar 2010 Jun 2010 Sep 2010 Dec 2011 M ar 2011 Jun 2011 Sep 2011 Dec 2012 M ar 2012 Jun 2012 Sep 2012 Dec
TGHĐ từ năm 2007 trở đi cũng có những biến động khá phức tạp. Như biểu đồ trên phản ánh diễn biến tỷ giá chính thức VND/USD trong giai đoạn 2007 – 2010. Có thể thấy diễn biến tỷ giá có hai giai đoạn chính: (i) từ tháng 1/2007 đến tháng 10/2007; (ii) từ tháng 11/2007 đến tháng 12/2010. Gian đoạn đầu chứng kiến cơ chế neo tỷ giá cứng nhắc theo USD. Đây cũng là giai đoạn tỷ giá trên thị trường tự do ổn định và theo sát tỷ giá chính thức. Nguyên nhân là do giai đoạn trước đó tỷ giá chính thức đã tăng liên tục và đến cuối giai đoạn đã bằng với tỷ giá trên thị trường tự do.
Trong giai đoạn từ 11/2007 đến 12/2010, tỷ giá có những biến động tăng giảm nhanh và mạnh hơn. Cho đến tháng 5/2008 tiền đồng đã lên giá so với USD khi mà nguồn cung USD tăng mạnh. Giai đoạn tiếp sau đó, xu hướng chung của VND là mất giá danh nghĩa so với USD. Sự biến động tỷ giá được ghi nhận rõ trong năm 2008 và 2009 khi mà trong năm 2008 tỷ giá VND/USD tại các NHTM biến động liên tục đầu năm cịn có giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức, thì trong năm 2009 tỷ giá tại các NHTM luôn ở mức trần của biên độ dao động so với tỷ giá mà SBV công bố.
Sang năm 2010 SBV cho phép nhà xuất khẩu vay ngoại tệ và bán ngoại tệ lấy VND. Lãi suất vay USD lúc này ở mức 4 – 4,5% thấp hơn 5% so với vay VND. Diễn biến này đã khiến cung ngoại hối tăng mạnh, song cũng kéo theo việc giảm cung ngoại hối trong thời gian sau đó. Cũng do chênh lệch lớn giữa lãi suất VND và USD các doanh nghiệp nhập khẩu không vay VND và mua ngoại tệ như trước mà chuyển sang vay ngoại tệ. Xu hướng này làm giảm cầu ngoại tệ, song lại tăng cầu ngoại tệ trong tương lại khi các nhà nhập khẩu đến kỳ trả nợ. Kết quả là tỷ giá trong quý 2 năm 2010 có xu hướng giảm, nhưng áp lực đối với tỷ giá trở lại ngay vào đầu quý 3. Đầu tháng 7/2010 SBV đã đưa ra cảnh báo tình hình cho vay ngoại tệ quá mức, nhằm nhắc nhở các NHTM thực hiện cân đối lượng ngoại tệ huy động với cho vay để đảm bảo khả năng thanh tốn. Với thơng báo này, thị trường kỳ vọng cầu ngoại tệ sẽ tăng lại sau một thời gian suy giảm, theo đó việc găm giữ ngoại tệ đã trở nên phổ biến trong quý 3 năm 2010, gây nên áp lực đối với tỷ giá.
Với chính sách điều hành của mình SBV đã làm ảnh hưởng tới thị trường ngoại hối trong nước, làm cho nó diễn biến khá phức tạp. Tỷ giá bán ra tại các NHTM liên
tục kịch trần ngay từ đầu năm và sức ép tỷ giá chỉ nới lỏng đôi chút từ giữa tháng đến đến đầu tháng 7. Trong năm 2010, SBV đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá chính thức: lần thứ nhất đầu tháng 2 và lần thứ hai vào đầu tháng 8, tổng cộng hai lần điều chỉnh tỷ giá chính thức đã tăng 5,5%. Mặc cho điều chỉnh này của SBV sức ép thị trường vẫn chưa được giải tỏa khiến cho SBV phải điều chỉnh tỷ giá một lần nữa vào đầu tháng 2/2011 với mức điều chỉnh lên đến 9,3%.
Bước sang năm 201120, lạm phát một lần nữa đạt đỉnh khi mà tỷ lệ lạm phát cả năm đạt 18,13% , với diễn biến trong năm khá phức tạp. Khi người dân đang hy vọng lạm phát tiếp tục đà giảm của tháng 1 (lạm phát tháng là 1,74%) thì ngay sang tháng 2 khi việc tăng lương tối thiểu vùng được áp dụng, tiền thưởng Tết về túi người tiêu dùng, lượng kiều hối nhiều hơn… đã làm lạm phát đảo chiều tăng 2,09%. Cùng với việc SBV điểu chỉnh tăng tỷ giá lên 9,3% vào ngày 11/0221 nhằm mục đích: thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài. Thứ hai, SBV muốn một bước để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá. Thứ ba, SBV đã sòng phẳng hơn và theo yêu cầu của thị trường… Và một điểm quan trọng của nó là xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay trong tâm lý thị trường. Với việc cố gắng ổn định tình hình tỷ giá trước đó của SBV từ năm 2010 đã khiến dự trữ ngoại hối giảm chỉ còn 3,5 tuần nhập khẩu. Tuy nhiên căng thẳng ngoại tệ vẫn chưa thuyên giảm khi mà chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do lên đến 10%. Phải đến tháng 4/2011 tỷ giá mới bắt đầu có dấu hiệu bình ổn.
Tuy nhiên theo nhận định của TS.Cao Sỹ Kiêm “Tăng như thế sẽ kích thích lạm phát và đẩy giá lên. Và khi mà lạm phát tăng lên thì lại suất một là khơng giảm được, hai là cũng phải tăng lên”, hoặc theo phản hồi của một số doanh nghiệp khi cho rằng TGHĐ này khơng có lợi cho hoạt động kinh doanh của họ.
20 Tham khảo T.Hưng và Anh Quân (2012) “Nhìn lại lạm phát 2011: Hai đột biến và sự đi hoang của dòng tiền”
Theo đúng nhận định của ông Kiêm lạm phát liên tục bị đẩy lên 2,17% rồi 3,32% vào tháng 3 và tháng 4. Cũng trong tháng 4/2011 với chính sách “ép cung ngoại tệ” của SBV, để đến ngày 29/04 SBV bắt đầu mua vào ngoại tệ. Trang thái dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện nhanh chóng cải thiện năng lực bình ổn và điều hành thị trường ngoại tệ của SBV.
Riêng với tình hình lạm phát cao trong tháng 4/2011 Bộ Kế hoạch – Đầu tư nhận định “Lạm phát tăng cao gây khó khăn cho hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp và tâm lý lo lắng trong nhân dân…” Chính phủ cùng với các cơ quan thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát dù phải giảm tăng trưởng kinh tế thông qua Nghị quyết số 11 với những nội dung điều chỉnh lớn như: giảm tăng trưởng tiền tệ,tín dụng từ mức 23% xuống dưới 20%, bội chi so với GDP từ mức 5,3% giảm xuống còn dưới 5%... Với những động thái tích cực của Chính phủ lạm phát bắt đầu suy giảm dần từ tháng 5, và vào ba tháng cuối năm đã được giữ ổn định ở mức 0,6%. Cùng với cam kết “nếu điều chỉnh tỷ giá thì từ ngày 7/09 đến cuối năm khơng q 1% đã làm lắng dịu lại tình hình biến động mạnh của tỷ giá so với cuối năm 2010.
Biểu đồ 2.7 Diễn biến lạm phát theo tháng năm 2010 và 2011
Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF
1.0% 0.8% 0.7% 0.2% 0.1% 0.4% 0.5% 0.7% 1.3% 1.5% 2.1% 1.8% 1.3% 1.0% 2.2% 3.3% 2.0% 1.5% 1.7% 1.4% 0.7% 0.8% 0.6% 0.5% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% 3.5%
Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec
2010 2011
Bước sang năm 2012 chỉ số giá tiêu dùng CPI diễn biến ngồi dự kiến và khơng tuân theo quy luật của những năm trước đó: Ngoại trừ 2 tháng đầu năm, lạm phát tăng cao do yếu tố mùa vụ với mức tăng lần lượt là 1% và 1,37% so với tháng trước, chỉ số CPI từ tháng 3 tới tháng 8 chỉ tăng rất chậm. Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2012, lạm phát đã ở mức âm (với mức tăng CPI lần lượt là -0,26% và -0,29% so với tháng trước). Qua đó, lạm phát so với cùng kỳ cũng đã giảm nhanh từ 17,27% vào tháng 1/2012 xuống mức 5,04% trong tháng 8/2012. Vào thời điểm đó, xu hướng trên của lạm phát đã làm dấy lên mối quan ngại về suy giảm kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, trong tháng 8 và tháng 9, lạm phát đã đảo chiều hoàn toàn với mức tăng trong 2 tháng lần lượt là 0,63% và 2,2% so với tháng trước. Đặc biệt, mức tăng của lạm phát tháng 9 (2,2%) cịn vượt ngồi dự báo của nhiều chun gia. Song bước sang những tháng cuối năm 2012, lạm phát đã hạ nhiệt, mức tăng CPI trong 3 tháng 10, 11 và 12 lần lượt là 0,85%, 0,47% và 0,27% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2012, lạm phát tăng 6,81% so với tháng 12/2011, thấp hơn so với mức tăng của năm 2011 (18,13%) và năm 2010 (11,75%). Như vậy là lạm phát năm 2012 đã dừng ở mức dưới 7% - đạt được mục tiêu của Quốc hội đề ra.
Nhìn lại diễn biến tỷ giá trong năm 2012 cho thấy, vào đầu năm duy trì ổn định với biến động không quá +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng và với chiều hướng giảm từ 21.030 VND/1USD, xuống còn khoảng 20.850 VND/1USD vào cuối năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2008 giá USD (tỷ giá VND/USD) tăng 6,31%, năm 2009 tăng tới 10,07%, năm 2010 tăng 9,68% thì năm 2011 chỉ tăng 2,2% và năm 2012 đã giảm gần 1%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, cịn 6 tháng cuối năm giảm, tính chung cả năm tỷ giá giảm gần 0,88%.
Biểu đồ 2.8 Tốc độ tăng giảm tỷ giá trong năm 2012
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thanh (2013) Nổi bật trong năm 2012 là việc SBV đã đưa một lượng lớn tiền đồng ra thị trường mua ròng 10tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng với những biện pháp phù hợp trong chính sách điều hành (nổi bật với cam kết điều chỉnh tỷ giá không