Tương tự như hàm phản ứng đẩy của sản lượng nhập khẩu vào cung tiền, tác động của cung tiền vào TGHĐ xuất hiện sau một kỳ. Xu hướng chung là khi cung tiền tăng làm cho tỷ giá hối đoái tăng theo, và tác động của cung tiền vào TGHĐ kéo dài 9 kỳ (tương đương hơn 2 năm).
Dựa trên hình 2.16 tác giả xác định hệ số truyền dẫn của cung tiền vào TGHĐ thông qua bảng sau
Bảng 2.5 Hệ số truyền dẫn của cung tiền vào TGHĐ
Kỳ tác động
Tích lũy tác động của cung tiền vào TGHĐ
Tích lũy tác động của TGHĐ vào chính nó Hệ số truyền dẫn cung tiền vào TGHĐ 1 -0.5956 2.4648 -0.2416 2 0.0312 2.4173 0.0129 3 0.3344 2.2620 0.1478 4 0.4311 2.1975 0.1962 5 0.4562 2.1782 0.2095
6 0.4618 2.1733 0.2125
7 0.4628 2.1723 0.2131
Xu hướng chung khi cung tiền tăng làm cho TGHĐ tăng theo, khi tiền đồng được phát hành thêm ra thị trường, làm cho cung tiền đồng tăng qua đó làm giảm giá trị tiền đồng, tác động làm tăng TGHĐ. Dựa trên bảng 2.5 tác giả tính được hệ số truyền dẫn cung tiền vào lạm phát trong năm đầu tiên là -0.02 và trong hai năm đầu là 0.09.
2.2.4.4 Sử dụng phân rã phƣơng sai để xác định sự tác động của các biến số kinh tế vào lạm phát.
Theo lý thuyết kết quả phân rã phương sai sẽ giúp chúng ta xác định lại những kết luận về truyền dẫn tỷ giá và các vấn đề liên quan đến nó. Một cách cụ thể rằng: ERPT đã chỉ ra một sử thay đổi trong TGHĐ sẽ dẫn đến thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng. Nhưng nếu như sự thay đổi trong TGHĐ chỉ đóng vai trị nhỏ trong sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng thì sao? Do đó ta nên sử dụng phân rã phương sai để biết rõ tầm quan trọng của cú sốc tỷ giá đối với lạm phát tại Việt Nam.
Sử dụng phân rã phương sai cho mơ hình Var ước lượng lạm phát ta có kết quả sau:
Hình 2.9 Kết quả phân rã phƣơng sai
Theo hình 2.14 cho thấy sự tác động mạnh nhất vào lạm phát trong các kỳ là chính bản thân nó, cụ thể khi ước lượng lạm phát kỳ đầu tiên (quý 3 năm 200) lạm phát tại quý 2 năm 2000 giải thích tồn bộ sự biến động của lạm phát, tương tự qua các kỳ sau sự tác động này vẫn cịn rất mạnh. Trong khi đó TGHĐ có tác động khơng đáng kể đến lạm phát, và chỉ bắt đầu từ kỳ thứ 2 trở đi.
Thông qua việc kiểm định chuỗi số liệu về các biến trong nền kinh tế trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012 như: Giá dầu, Chênh lệch sản lượng; Cung tiền; TGHĐ hiệu lực danh nghĩa đa phương; Sản lượng nhập khẩu; Sản lượng sản xuất công nghiệp; Lạm phát (Chỉ số giá tiêu dùng). Kết quả thu được các yếu tố tác động đến lạm phát bao gồm: Sản lượng nhập khẩu Cung tiền TGHĐ Chỉ số giá tiêu dùng.
Sau khi sử dụng hàm phản ứng đẩy IRF tác giả xác định được hệ số truyền dẫn của sản lượng nhập khẩu vào cung tiền bình quân trong năm đầu tiên là -0.19; hệ số truyền dẫn của cung tiền vào TGHĐ bình quân trong năm đầu tiên là -0.02 và hệ số
truyền dẫn của TGHĐ vào lạm phát bình quân năm đầu tiên là 0.12. Qua phân rã phương sai tác giả xét thấy ảnh hưởng của của TGHĐ đến lạm phát là khơng đáng kể. Ngun nhân có thể giải thích thơng qua việc quản lý tỷ giá của NHTW. Biến động tỷ giá được NHTW kiểm soát khá chặt, và chỉ được thay đổi trong biên độ rất nhỏ, làm cho sự lo lắng của người dân về tỷ giá thay đổi là khơng đáng kể, qua đó hạn chế ảnh hưởng của mình đến lạm phát.
Kết luận chƣơng 2
Sau khi xem lại q trình điều hành chính sách tỷ giá hối đối và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012 tác giả nhận thấy còn những bất cập chưa đồng bộ trong điều hành chính sách của Chính phủ, đồng thời tuy chưa hoàn toàn mở cửa nhưng nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy những dấu hiệu của cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát.
Sau khi kết thúc nghiên cứu, điều rõ nhận thấy nhất là lạm phát có biểu hiện của lạm phát kỳ vọng khi mà lạm phát tại tháng hiện tại bị tác động rất mạnh do lạm phát các tháng trước đó. Điều này phù hợp với nhận định của Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) khi ấn tượng về lạm phát của người dân chỉ phai nhạt khi lạm phát thấp liên tục 6 tháng.
Đồng thời khó khăn trong việc tiếp cận số liện nên mơ hình nghiên cứu của tác giả còn rất hạn chế khi chỉ nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng mà không phải dãy chỉ số giá trong nền kinh tế (nhập khẩu, sản suất, bán bn). Chính điều này tạo động lực cho tác giả cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bài nghiên cứu của mình sau này.
Chƣơng 3 : GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
Xu thế tự do hóa tài khoản vốn nhằm thu hút các nguồn lực nước ngoài, thúc đẩy giao thương quốc tế, nắm lấy các cơ hội phát triển đất nước… tạo được sự đồng tình chung của các nhà kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển có nhiều lý do cản trở việc mở cửa tài khoản này như:
Nhằm duy trì sự độc lập của chính sách tiền tệ: Như chúng ta đều biết, mỗi quốc gia đều phải đối mặt với “bộ ba bất khả thi”. Và đối với các nước đang trên đà phát triển việc lựa chọn chính sách tiền tệ độc lập cùng với chính sách tỷ giá cố định, cứng nhắc nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước dần dần phát triển, nền kinh tế quốc gia tăng trưởng và đời sống người dân ổn định luôn là ưu tiên trước khi bắt đầu nghĩ đến việc mở cửa tài khoản vốn để thu hút đầu tư nước ngoài, tận dụng các nguồn lực của các nước khác.
Đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế hiện vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là hệ thống tài chính ln được xem là tấm đệm cho nền kinh tế vẫn chưa hoàn thiện, nếu các nước khơng thực hiện kiểm sốt vốn chặt chẽ, khi xảy ra khủng hoảng, không những khơng có “tấm đệm” nào chống đỡ cho nền kinh tế, mà kèm theo đó việc dịng vốn nước ngoài tháo chạy khỏi nền kinh tế của các nước đó càng góp phần gây nên hậu quả vô cùng nặng nề cần rất nhiều thời gian để khắc phục. Điển hình trong trường hợp này là Thái Lan trong cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997.
Đối với các nước theo chế độ TGHĐ cố định đã để cho tỷ giá danh nghĩa lệch quá xa so với tỷ giá thực, việc mở cửa tài khoản vốn nhanh chóng chẳng khác nào hủy hoại nền kinh tế trong nước bằng việc kêu gọi các cuộc tấn công tiền tệ của nhà đầu tư nước ngoài…
Nhưng theo thời gian, khi mà nhu cầu phát triển đất nước ngày càng cao, các nguồn lực trong nước đáp ứng không đủ cho nhu cầu phát triển, cùng với sự thiếu hụt kinh nghiệm trong các ngành kinh tế kỹ thuật cao thì việc mở cửa tài khoản vốn để tận dụng lợi thế của các nguồn vốn ngoại là điều hiển nhiên trong xu thế phát triển. Chính lúc này các nước phát triển phải lựa chọn việc từ bỏ một trong hai mục tiêu điều hành
kinh tế là (i) chính sách tiền tệ độc lập và (ii) duy trì tỷ giá hối đối cố định. Đối với Việt Nam việc lựa chọn này hồn tồn khơng dễ dàng. Tuy nhiên chính mục tiêu của chính sách tiền tệ đã thể hiện rằng việc lựa chọn một chính sách tiền tệ độc lập thay vì duy trì chính sách tỷ giá hối đối cứng nhắc có vẻ được tán thành rộng rãi tại Việt Nam, đất nước theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa, chú trọng nhiều đến đời sống của nhân dân trong nước, cùng với sự bình đẳng giữa các cá nhân với nhau.
Do đó, khi Việt Nam áp dụng chính sách tỷ giá linh động, tỷ giá được xác định theo cung cầu của thị trường tiền tệ, việc xuất hiện sự truyền dẫn từ tỷ giá hối đoái vào lạm phát là điều hiển nhiên, không thể tránh khỏi. Nhiệm vụ của Chính phủ cũng như NHTW trong trường hợp này là cố gắng hạn chế tác động xấu của việc truyền dẫn này thay vì tìm cách loại bỏ nó trong vơ vọng.
Trong chương này tác giả xin điểm lại một số bất cập trong việc điều hành của SBV thời gian qua, đồng thời xin đưa một số kiến nghị nhằm hạn chế tác động xấu của truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát.
3.1 Những bất cập trong điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát của Ngân hàng Trung ƣơng thời gian qua Trung ƣơng thời gian qua
CSTT đã được nới lỏng trong một thời gian khá dài nhằm thúc đẩy tăng trưởng
nhanh, làm gia tăng áp lực lạm phát. Điều này phần nào xuất phát từ sự nhận thức không đầy đủ về những đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là một lý do làm gia tăng đầu tư, nhập khẩu, lạm phát và kết quả là làm khó
dễ việc có được một chính sách tỷ giá hợp lý (đảm bảo khả năng cạnh tranh xuất khẩu,
song đủ linh hoạt cho điều hành CSTT, nhất là trong bối cảnh kinh tế trong nước ngày càng hội nhập sâu rộng hơn)
Như đã phân tích ở trên, việc duy trì tỷ giá ổn định trong bối cảnh vốn nước ngoài tăng mạnh, trong khi lại thiếu trung hòa phù hợp đã làm tăng cung tiền và góp
phần gây ra bất ổn kinh tế vĩ mơ trong năm 2008.
Chính sách tỷ giá nói riêng và chính sách kinh tế của nước ta nói chung chưa tạo
giao dịch/tích trữ so với đồng USD. Điều này khiến tình hình đơ-la hóa vẫn cịn
nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, cách điều hành tỷ giá cũng là một trong những yếu tố làm cho lạm
phát của Việt Nam cao hơn của các nước. Một mặt, trong một thời gian tương đối dài,
USD giảm mạnh trên thị trường thế giới, nhưng lại tăng giá mạnh ở Việt Nam, đã làm cho “nhập khẩu lạm phát” bị khuếch đại (hàng nhập khẩu tính bằng USD tăng lên và khi tính ra VND lại tăng lên một lần nữa). Mặt khác, tỷ giá VND/USD ở trong nước lại gắn rất chặt chẽ với các đồng tiền khác, nên việc nhập khẩu đối với các thị trường thanh toán bằng các đồng tiền khác còn bị đắt lên nhiều hơn nữa, làm cho tác động “nhập khẩu lạm phát” càng lớn hơn.
Cuối cùng, NHTW trong một số trường hợp đã thể hiện sự lưỡng lự và khơng nhất qn trong chính sách tỷ giá. Việc sử dụng biên độ tỷ giá thay cho việc phá giá
chính thức đơi khi khơng có tác dụng như mong muốn. Bất chấp các biện pháp hành chính (như u cầu các tổng cơng ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng) cũng như các công bố của lãnh đạo NHNN, NHNN đã không thể kéo tỷ giá thị trường tự do về sát với tỷ giá NHTM như mong muốn. Thêm vào đó, do phải giữ ổn định tỷ giá trong thời gian dài, NHNN đã phải bán ra hơn một lượng lớn USD làm giảm dự trữ ngoại hối. Điều này khiến kỳ vọng mất giá của đồng tiền Việt Nam hiện vẫn cịn khá lớn.
Như đã được phân tích ở chương 2, tuy tỷ giá VND/USD tăng đều qua các năm, nhưng tốc độ tăng này không đủ bù đắp cho sự chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ, do đó nếu tính theo tỷ giá thực thì giá trị của đồng Việt Nam cuối năm 2012 thay vì phải mất giá so với năm 2000 lại tăng lên nhiều. Trong khi giá trị đồng tiền của các nước giao thương chính với Việt Nam lại mất giá so với năm 2000. Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi ra quốc tế, gây cản trở cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đồng thời tăng mạnh nhập khẩu. Chính điều này đã gây khó cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, khi mà các doanh nghiệp này cịn đang loay hoay tìm cách hoạt động có hiệu quả, thì lại bị sức ép cạnh tranh mạnh mẽ đến từ hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngồi, điển hình là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.
3.2 Giải pháp kiểm soát truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát 3.2.1 Trong hoạt động kinh tế 3.2.1 Trong hoạt động kinh tế
Như trong chương 2 chúng ta đã xác định, yếu tố đầu tiên bắt đầu tiến trình tác động đến CPI là sản lượng nhập khẩu. Vậy câu hỏi đặt ra là có cách nào để hạn chế nhập khẩu không? Câu trả lời chắc chắn không nằm trong những cách thức ngắn hạn để hạn chế nhập khẩu, mà câu trả lời nằm ở những cách thức dài hạn hơn. Nhập khẩu hàng hoá tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, một số nguyên liệu đầu vào thiết yếu...) rõ ràng cần được khuyến khích. Những nỗ lực khác nhằm giảm tiêu dùng dựa trên nhập khẩu nên thực hiện một cách có chọn lọc.
Nhưng các biện pháp thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá sản xuất trong nước với chất lượng tương đương hiển nhiên sẽ hữu ích. Vậy làm thế nào để thay thế hàng nhập khẩu? Thông qua việc áp đặt hay tăng cường các rào cản nhập khẩu? Mặc dù hiện nay, cơ hội (đang ngày càng ít đi trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là sau khi đã gia nhập WTO) áp dụng các chính sách bảo hộ ngắn hạn đối với các sản phẩm riêng biệt vẫn cịn thì câu trả lời về ngun tắc vẫn sẽ là khơng. Khơng chỉ bởi vì điều này trái với xu hướng hội nhập và các cam kết của WTO, mà bởi vì các chính sách bảo hộ quy mơ lớn sẽ cản trở q trình cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc, tín hiệu thị trường. Như vậy, việc thay thế nhập khẩu một cách bền vững,
chỉ có thể đạt được thơng qua q trình cơ cấu lại nền kinh tế và tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài và đầu tư của khu vực dân doanh.
Các biện pháp nhằm thay thế nhập khẩu bằng tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu có thể được coi là giải pháp chủ yếu để hạn chế nhập siêu, lành mạnh hóa cán cân thương mại về dài hạn. Giải pháp mang tính lâu dài là đẩy mạnh chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, xây dựng một cơ cấu kinh tế thực sự hướng về xuất khẩu dựa trên những lợi thế so sánh trong nước, có khả năng thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế thế giới, nhằm vừa đáp ứng được mục tiêu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, vừa nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay phần lớn đều là nông, thủy, hải sản. Trong ngắn hạn các ngành hàng này vẫn là các ngành hàng chủ lực mang lại ngoại tệ cho Việt Nam, do đó ngồi phát triển có trọng tâm các ngành cơng nghiệp trong nước, Chính phủ cần phải phối hợp cùng ban ngành địa phương quy hoạch lại các vùng nguyên liệu phù hợp với lợi thế của từng vùng. Qua đó tạo thuận lợi cho việc
tìm kiếm nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước, nâng cao chất lượng của vùng nguyên liệu, quản lý được sản lượng đầu ra phù hợp với tín hiệu thị trường thế giới từ đó giữ vững giá cả hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Rà soát, nới lỏng và loại bỏ những nút thắt cổ chai hành chính và hồn thiện mơi
trường đầu tư chung là những nhân tố chủ chốt khác góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp.