Các giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại việt nam, trường hợp tỉnh tiền giang (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.2.3 Các giả thiết nghiên cứu

Từ khung lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, tác giả nhận thấy chính sách bảo hộ gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp nhập khẩu ở nhiều mặt: chất lượng, năng xuất, sự đa dạng, chi phí giá thành…

Hơn nữa, qua việc phỏng vấn sâu với lãnh đạo của 5 doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép không rỉ với số lượng lớn, khi được hỏi về ảnh hưởng của chính sách bảo hộ mới được ban hành cuối năm 2013 nhằm ủng hộ sản xuất trong nước, các lãnh đạo đều cho biết doanh nghiệp của họ bị tác động mạnh trên nhiều phương diện: chất lượng, chủng loại, khả năng sản xuất, giá thành sản phẩm…nó gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, có ít nhất 3 doanh nghiệp cho biết việc bảo hộ sớm dẫn đến họ chưa kịp có lộ trình để thích ứng với hồn cảnh mới.

Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu ở những thị trường khác và tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp trong nước kể trên, có thể khái quát lại như sau: có sự ảnh hưởng từ chính sách bảo hộ đến sự phát triển của doanh nghiệp sử dụng thép không rỉ qua các mặt sau:

Chất lượng sản phẩm:

trong quá trình sản xuất do nguyên liệu đầu vảo không ổn định phải được quan tâm quản lý.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Việc cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, sản phẩm ra đời với chất lượng cao. Ngược lại, sản phẩm sẽ kém chất lượng nếu nguyên liệu đầu vào khơng bảo đảm, hơn nữa, nó cịn gây ra sự lãng phí, thất thốt ngun vật liệu.

Vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào mà doanh nghiệp có thể bảo đảm được việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đầy đủ và chất lượng tốt? Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như doanh nghiệp xác lập được quy trình dự trữ hợp lý; hệ thống cung ứng nguyên vật liệu phù hợp và đồng bộ; đầy đủ trên cơ sở nghiên cứu đánh giá nhu cầu về thị trường (cả đầu vào và đầu ra); khả năng tổ chức cung ứng trong và ngoài nước.

Từ các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

H1: Có mối quan hệ dương giữa Chất lượng sản phẩm tới Sự phát triển của doanh nghiệp sử dụng thép khi chính sách bảo hộ được thực thi.

Chủng loại sản phẩm:

Chủng loại sản phẩm là một nhóm các sản phẩm tương tự về các đặc tính vật lý giành cho các sử dụng tương tự. Khi khơng kiểm sốt được đầu vào nguyên vật liệu, chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp cũng thay đổi và không ổn định.

Theo nghiên cứu của Hylke Vandenbussche and Christian Viegelahn (2013): việc phải chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thường làm chuyển đổi sản phẩm đầu ra. Nói cách khác, khi các doanh nghiệp thay đổi chất lượng nguyên liệu đầu vào, họ có xu hướng cũng thay đổi sản phẩm đầu ra của họ. Như một hệ quả, việc chống bán phá giá dẫn đến doanh nghiệp bán ít hơn các sản phẩm được sản xuất ra, hay chủng loại bị thu hẹp, giảm sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại hoặc hàng thay thế khác. Như vậy có thể đưa ra giả thiết:

H2: Chủng loại sản phẩm tác động dương đến sự phát triển của doanh nghiệp khi chính sách bảo hộ được thực thi.

Năng suất sản xuất:

Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp. Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển của các doanh nghiệp, các quốc gia.

Năng suất cần được xem xét đến tính hiệu quả. Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách tăng doanh thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và hạ giá thành sản phẩm bằng cải tiến năng suất. Có thể nói, cải tiến năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Năng suất chính là thước đo hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu.

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động, cải tiến năng suất, tạo được lợi thế cạnh tranh chủ yếu thông qua việc sản xuất được sản phẩm tốt hơn, giao hàng nhanh hơn chứ không phải chỉ là việc giảm chi phí. Hàng hố và dịch vụ phải được thiết kế và sản xuất sao cho thoả mãn được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng... Như vậy có thể nói:

H3: Năng suất sản xuất ảnh hưởng dương tới Sự phát triển của doanh nghiệp sử

dụng thép khi có bảo hộ thương mại.

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. khi chi phí đầu vào hợp lý thì sản phẩm đầu ra ln có giá thành hợp lý, giảm được sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Chi phí sản xuất khơng chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của xã hội. Giảm chi

phí sản xuất làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng.

Chi phí nguyên vật liệu đầu vào quyết định phần lớn đến giá gốc của sản phẩm đầu ra. Khi thị trường nguyên vật liệu bị biến động (thiếu hụt, nhu cầu thị trường tăng cao đột biến hoặc do chiến tranh, do bị bảo hộ v.v...) thì giá nguyên vật liệu sẽ tăng vọt, gây khó khăn cho doanh nghiệp vì để duy trì hoạt động sản xuất và thực hiện hợp đồng với đã ký với đối tác, họ phải tiếp tục thu mua nguyên vật liệu với giá cao. Những đợt tăng giá như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn lưu động và việc cân đối nguồn vốn cũng như chi phí sản xuất kinh doanh của doanh.

Khi chính sách bảo hộ được thực thi, giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng (do thuế và do sự tăng giá nguyên vật liệu sản xuất trong nước), dẫn đến tổng chi phí sản xuất có xu hướng tăng, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn, khó cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác. Như vậy:

H4: có mối quan hệ dương giữa chi phí sản xuất tới Sự phát triển của doanh

nghiệp khi bảo hộ xảy ra.

Khả năng thích ứng:

Khả năng thích ứng với hồn cảnh mới cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Khi không bị bảo hộ, doanh nghiệp nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn, chất lượng và chủng loại phong phú hơn. Khi bị bảo hộ trong bối cảnh nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sẽ khiến doanh nghiệp không kịp phản ứng, dẫn đến nguy cơ không thực hiện được các hợp đồng đã ký, thị phần bị thu hẹp, sản xuất bị cắt giảm do thiếu hoặc khan hiếm vật liệu hay giá cả không cạnh tranh là rất lớn, tương lai của doanh ngiệp sẽ khó định đoạt hơn, và một giả thiết nữa được đặt ra là:

H5: khả năng thích ứng có tác động dương tới sự phát triển của doanh nghiệp khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại việt nam, trường hợp tỉnh tiền giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)