Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại việt nam, trường hợp tỉnh tiền giang (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ƯỚC LƯỢNG

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BẢO HỘ

4.2.3 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh sử dụng 4 khái niệm từ các khái niệm trong mơ hình đề xuất ban đầu: (1) Chất lượng sản phẩm, (2) Chủng loại sản phẩm, (3) Hoạt động sản xuất kinh doanh, (4) Sự phát triển của doanh nghiệp.

Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh được trình bày trong bảng 4.8:

Bảng.4.8. Các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Giả thuyết

Nội dung

H1 Chất lượng sản phẩm khi có bảo hộ có tác động dương lên Sự phát triển của doanh nghiệp

H2 Chủng loại sản phẩm khi có bảo hộ có tác động dương lên Sự phát triển của doanh nghiệp

H3 Hoạt động sản xuất kinh doanh khi có bảo hộ có tác động dương lên Sự phát triển của doanh nghiệp

Kết quả kiểm tra lại độ tin cậy bằng Conbach’s Alpha và EFA cho mơ hình hiệu chỉnh đều phù hợp.

Chất lượng sản phẩm khi có bảo hộ Chủng loại sản phẩm

khi có bảo hộ Hiệu quả sản xuất khi có bảo hộ Sự phát triển của doanh nghiệp H1 H2 H3

4.2.4 Phân tích hồi quy 4.2.4.1 Phân tích tương quan

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, một phân tích quan trọng cần được thực hiện đầu tiên là phân tích tương quan nhằm kiểm định mới tương quan tuyến tính giữa các biến trong mơ hình: giữa biến phụ thuộc với biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mối quan hệ chặt chẽ giữa hai biến định lượng, hệ số này càng gần đến 1 thì hai biến có mối tương quan càng chặt chẽ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Bốn biến của mô hinh hiệu chỉnh được ký hiệu lần lượt là Chất lượng sản phẩm: CLSP; Chủng loại sản phẩm: MMSP; Hoạt động sản xuất kinh doanh: SXKD; Sự phát triển của doanh nghiệp: PTDN. Giá trị của các biến trong mơ hình là giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần của biến đó.

Kết quả phân tích tương quan cho thấy, tất cả các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 10%. Biến phụ thuộc Sự phát triển của doanh nghiệp tương quan mạnh nhất với biến độc lập Hoạt động sản xuất kinh doanh (hệ số Pearson = 0.777), tương quan yếu nhất với biến Chủng loại sản phẩm (hệ số Pearson = 0.416). Do đó, các biến độc lập này có thể đưa vào phân tích hồi quy để giải thích sự ảnh hưởng đến kết quả của mơ hình nghiên cứu.

Các biến độc lập cũng có tương quan tương đối cao (hệ số tương quan cao nhất là 0.593 giữa 2 biến CLSP và MMSP), do đó khi thực hiện phân tích hồi quy bội cần lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.9. Kết quả phân tích tương quan CLSP MMSP HQSX PTDN CLSP MMSP HQSX PTDN CLSP Pearson Correlation 1 Sig. (2-tailed) N 191 MMSP Pearson Correlation .593** 1 Sig. (2-tailed) .000 N 191 191 SXKD Pearson Correlation .583** .512** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 N 191 191 191 PTDN Pearson Correlation .517** .416** .777** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 191 191 191 191

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại việt nam, trường hợp tỉnh tiền giang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)