Xác định khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng rủi ro gian lận báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại vietcombank chi nhánh bình dương (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

7. Kết cấu luận văn

2.4. Xác định khoảng trống nghiên cứu

Mơ hình M’score do Beneish đề xuất năm 1999 là một trong những mơ hình dự đốn khả năng gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp đầu tiên. Mơ hình này đã giúp các nhà đầu tư, các nhà quản lý, kiểm tốn viên nhận định việc có gian lận báo cáo tài chính hay khơng với xác suất dự đoán đúng khoảng 76%. Tại thời điểm một năm trước khi công ty Enron phá sản các sinh viên trường đại học Cornell đã phá hiện dấu hiệu gian lận thông qua mơ hình M’score trong khi kiểm tốn khơng tìm thấy. Ngồi ra, chỉ số F’score cũng được sử dụng khá nhiều trong các đề tài nghiên cứu về gian lận báo cáo tài chính và kết quả đự báo đúng bình qn của mơ hình này khoảng 66%. Có thể thấy F’score mở rộng hơn M’score của Beneish khi có thêm các biến phi tài chính, biến ngồi bảng cân đối và các biến thị trường nhằm xác định mối tương quan của các yếu tố khác đến hành vi gian lận báo cáo tài chính. Tuy nhiên về xác suất dự báo đúng mơ hình được Dechow và các cộng sự đưa ra đều có xác suất thấp hơn M’score ban đầu.

Nhìn chung, các tác giả của các nghiên cứu hầu như tập trung vào việc kiểm định lại mơ hình gốc và xác định tỉ lệ đúng của mơ hình trong các điều kiện mẫu và các quốc gia khác nhau: Tarjo, Nurul Herawati (2015), Marinakis (2011), Nguyễn

Công Phương và Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014). Một số nghiên cứu khác lại chú trọng đến các đặc tính của cơng ty đã có gian lận Báo cáo tài chính thơng qua các nhân tố như thù lao, động cơ, kiểm soát, quản trị, văn hóa, đạo đức... là các nhân tố khó được xác định bởi các cổ đơng bên ngồi hoặc bên thứ 3 sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Beasley và các cộng sự (2001), Loebbecke và cộng sự (1989).

Tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu gian lận Báo cáo tài chính phục vụ cho cơng tác ra quyết định cho vay của các ngân hàng trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại. Mặc khác, nguồn dữ liệu sẵn có trên cổng thơng tin tín dụng của ngân hàng cũng là sự thuận lợi lớn cho việc nghiên cứu đề tài này. Từ những ưu việt của M’score, F’score và các khoảng trống nghiên cứu nêu trên, tác giả thực hiện đề tài với hai mơ hình M’score và F’score nhằm bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu và cũng là cơ sở để áp dụng trong thực tiễn thẩm định báo cáo tài chính của các cơng ty khi có quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã khái quát các định nghĩa cơ bản về gian lận, gian lận báo cáo tài chính và các nghiên cứu về gian lận trong và ngoài nước. Sự hạn chế của các nghiên cứu trước cũng được đề cập trong chương này một cách cô đọng nhất. Khoảng trống nghiên cứu là phần kết của chương này nhằm cho thấy được tính khả khi của đề tài mà tác giả đã chọn cũng như mơ hình M’score và F’score là hai mơ hình chính của đề tài là hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng rủi ro gian lận báo cáo tài chính trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại vietcombank chi nhánh bình dương (Trang 27 - 30)