Lý thuyết nền:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và xác định ảnh hưởng của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.8. Lý thuyết nền:

2.8.1. Lý thuyết xử lý thông tin (Information processing theory):

Tác giả cho rằng nhu cầu thông tin của tổ chức tăng lên như là một chức năng của sự đa dạng, sự không chắc chắn và sự phụ thuộc lẫn nhau của các luồng công việc ngày càng tăng. Lý thuyết này đưa ra một loạt các cách sửa đổi cấu trúc mà tổ chức có thể thực hiện như một phương tiện để giảm sự không chắc chắn và thích ứng với sự gia tăng của nhu cầu thơng tin đó là tạo ra một cơ chế phối hợp bằng cách đưa ra các quy tắc hoặc chính sách, xây dựng hệ thống cấp bậc và đặt ra mục tiêu, giảm số lượng thông tin cần xử lý (giảm nhu cầu về thông tin) bằng cách giảm mức độ yêu cầu về hiệu suất của nhân viên, tăng khả năng xử lý thông tin bằng cách đầu tư vào các hệ thông thông tin.

Tác giả giả định rằng các tổ chức là các hệ thống phức tạp và vấn đề chính liên quan đến mơi trường của họ là việc thu nhận và sử dụng thơng tin. Mục đích hoặc chức năng chính của cấu trúc tổ chức là tạo ra cấu hình phù hợp nhất để tạo thuận lợi cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin. Các cấu trúc khác nhau thì có khả năng khác nhau để xử lý thông tin hiệu quả và giảm sự khơng chắc chắn. Ơng khẳng định rằng một tổ chức có hiệu quả hơn khi có sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin và khả năng xử lý

thơng tin. Vì mơi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi theo thời gian, do đó các tổ chức muốn đạt được hiệu quả nhất sẽ phải sửa đổi cấu trúc của họ để đáp ứng cho nhu cầu thông tin của họ.

Từ khi ra đời thì lý thuyết này đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như là lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu của họ như Ismail (2004), Ismail và King (2005), Ismail và King (2007), Budiarto (2014) đã sử dụng lý thuyết này để nghiên cứu về sự phù hợp giữa nhu cầu thơng tin kế tốn và khả năng xử lý của HTTTKT tại các DNNVV.

Lý do chọn lý thuyết xử lý thông tin làm lý thuyết nền: Lý thuyết xử lý thông tin

cho thấy rằng sự phù hợp trong HTTTKT chịu sự chi phối bởi 2 nhân tố là nhu cầu thơng tin kế tốn và khả năng xử lý của HTTTKT. Do đó, tác giả vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu của mình để tìm hiểu về mức độ phù hợp giữa nhu cầu thơng tin kế tốn và khả năng xử lý của HTTTKT, xác định mức độ ảnh hưởng của nhu cầu thơng tin kế tốn đến khả năng xử lý của HTTTKT và xác định mức độ ảnh hưởng của sự phù hợp trong HTTTKT đến sự thành công của HTTTKT tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM. Vì các DNNVV thường phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng và sự khơng chắc chắn về môi trường kinh doanh nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn nên tác giả quyến định chọn bối cảnh của các DNNVV để thực hiện nghiên cứu.

2.8.2. Lý thuyết HTTT thành công:

Sự thành công của HTTT là một khái niệm đa chiều có thể được đánh giá ở các mức độ khác nhau, thước đo cho sự thành cơng của HTTT khơng hồn tồn rõ ràng và cũng không được xác định chính xác. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, DeLone và McLean (1992) đã thực hiện đánh giá các nghiên cứu được công bố trong giai đoạn 1981-1987 và tạo ra một mơ hình giải thích nhân quả về sự thành công của HTTT dựa trên đánh giá này. Mơ hình này xác định 6 nhân tố liên quan đến sự thành cơng của HTTT, nó gợi ý rằng sự thành cơng có thể được biểu hiện bằng chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin đầu ra, mức tiêu thụ (sử dụng) đầu ra, phản hồi của người dùng

(sự hài lòng của người dùng), ảnh hưởng của HTTT lên hành vi của người dùng (tác động cá nhân), và ảnh hưởng của HTTT lên hiệu quả hoạt động của tổ chức (tác động tổ chức). Mô hình này cung cấp cơ sở để phân loại vô số các thước đo cho sự thành công của HTTT, bao gồm 6 khía cạnh:

Chất lượng hệ thống: đo lường hệ thống xử lý thơng tin của chính nó Chất lượng thơng tin: đo lường đầu ra của HTTT.

Sử dụng thông tin: mức tiêu thụ hoặc mức sử dụng của người nhận về đầu ra của HTTT.

Sự hài lòng của người dùng: phản hồi của người nhận đối với việc sử dụng đầu ra của HTTT.

Tác động cá nhân: ảnh hưởng của thông tin đến hành vi của người nhận

Tác động tổ chức: ảnh hưởng của thông tin đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Hình 2.3: Mơ hình HTTT thành cơng (DeLone và McLean, 1992)

Năm 2003, Delone và Mclean đã trình bày một phiên bản mới của mơ hình cổ điển của họ. Delone và Mclean đã tinh chỉnh mơ hình của họ bằng cách sáp nhập tất cả các tác động (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) trong một thành phần tổng qt là lợi ích rịng. Họ cũng đã thêm một vịng quay trở lại từ lợi ích rịng đến ý định sử dụng và sự hài lịng của người dùng. Lợi ích rịng đã tổng qt hóa khái niệm về lợi ích vì nhiều nhà

Chất lượng hệ thống Chất lượng thơng tin Sử dụng Sự hài lòng của người dùng Tác động cá nhân Tác động tổ chức

nghiên cứu cho rằng tác động của HTTT có thể được mở rộng để bao gồm các thực thể đa dạng. Họ xác định lợi ích rịng là mức độ mà HTTT đang góp phần vào sự thành cơng của các cá nhân, nhóm, tổ chức, ngành và quốc gia như cải thiện việc ra quyết định, tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm chi phí, tạo ra việc làm,…

Hình 2.4: Mơ hình HTTT thành cơng (Delone và Mclean, 2003)

Lý do chọn lý thuyết HTTT thành công làm lý thuyết nền: Mơ hình HTTT thành

công của Delone và Mclean là một mơ hình hồn thiện, được biết đến nhiều hơn và được áp dụng rỗng rãi. Kể từ khi được giới thiệu vào năm 1992, mơ hình HTTT thành cơng của Delone và McLean đã tạo ra một phản ứng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu về HTTT. Trong thực tế, bài báo năm 1992 của DeLone và McLean đã được tìm thấy là bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong các nghiên cứu về HTTT (Lowry và cộng sự, 2007). Sau này, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã xây dựng nên nhiều mơ hình HTTT thành cơng nhưng về cơ bản cũng bao gồm các thành phần như mơ hình của DeLone và McLean. Vì nghiên cứu của tác giả có liên quan đến sự thành công của HTTTKT do đó tác giả sẽ sử dụng lý thuyết này để làm lý thuyết nền cho nghiên cứu của mình. Sử dụng Chất lượng thơng tin Chất lượng hệ thống Chất lượng dịch vụ Ý định sử dụng

Sự hài lòng của người dùng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương này, tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết mà liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm các khái niệm, sự phân loại, vai trò và chức năng của HTTT và HTTTKT, tiếp theo tác giả trình bày về sự phù hợp trong HTTTKT và sự thành công của HTTTKT. Bên cạnh đó, trong chương này tác giả cịn trình bày tổng quan về các DNNVV bao gồm vai trò, các đặc điểm và các tiêu chí để xác định DNNVV ở các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam. Cuối cùng tác giả trình bày về hai lý thuyết nền đó là lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith và lý thuyết về HTTT thành công của DeLone và McLean. Cơ sở lý thuyết này sẽ là nền tảng để tác giả triển khai nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và xác định ảnh hưởng của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)