Các biến sử dụng trong nghiên cứu của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với nhà tái định cư tại khu đô thị mới thủ thiêm , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu chính thức

3.2.1. Các biến sử dụng trong nghiên cứu của mơ hình

Theo kết quả nghiên cứu của Mastura Jaafar và Noor Liza Hasa Osman Mohamad T. Ramayah (2004) [20] mơ hình nghiên cứu gồm 3 yếu tố và 9 biến. Dựa vào nền tảng các biến đã nghiên cứu và đặc thù nhà ở tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Mơ hình dự kiến sử dụng để đưa ra mơ hình nghiên cứu của đề tài gồm 3 yếu tố và 10 biến.

Giải thích cách chọn biến trong mơ hình : * Đặc điểm nhà ở :

Bao gồm các thành phần : Loại dự án, diện tích căn hộ, thời gian cư trú và quyền sở hữu căn hộ. Do đặc thù dự án nhà ở tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, để nhận định rõ các ảnh hưởng giữa các loại dự án và các diện tích căn hộ, tác giả sử dụng biến tham chiếu để so sánh mức độ có ý nghĩa ảnh hưởng đến sự hài lịng giữa các loại dự án và diện tích căn hộ. Thời gian cư trú và quyền sở hữu căn hộ tác giả sử dụng biến định danh để phân tích mức độ hài lịng.

* Vị trí chung cư :

Nhà tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong mơ hình nghiên cứu gồm Cao ốc APAL và Thạnh Mỹ Lợi là hai địa điểm thuộc phường An Phú, quận 2 và phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2. Tác giả sử dụng biến định danh để phân tích sự hài lịng của các căn hộ ở hai địa điểm nêu trên của dự án.

* Đặc điểm nhân khẩu :

Khi đi khảo sát thực tế, tác giả đã lựa chọn 5 biến để phân tích đánh giá mức độ hài lịng của nhóm đặc điểm nhân khẩu đối với nhà ở tái định cư bao gồm: tuổi, giới tính, trình trạng hơn nhân, trình độ chun mơn và thu nhập bình quân hộ gia đình mỗi tháng. Trong đó tác giả bỏ qua yếu tố nghề nghiệp của chủ hộ được khảo sát do nhận thấy yếu tố nghề nghiệp và yếu tố thu nhập

hộ gia đình có mối liên quan lẫn nhau. Tác giả lựa chọn yếu tố thu nhập hộ gia đình bình quân mỗi tháng để đặt biến khảo sát với mong muốn phân tích rõ hơn mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với nhà ở tái định cư từ chất lượng cuộc sống của hộ gia đình.

Bảng 3.1 Giải thích biến nghiên cứu trong mơ hình

Tên biến Ký hiệu Định nghĩa

Mức độ hài

lòng Y

Mức độ hài lòng về nhà ở, Y=1 rất không hài lịng; Y=2 khơng hài lịng; Y=3 bình thường ; Y=4 hài lịng; Y=5 rất hài lòng

Loại dự án X1 Loại dự án: Sử dụng 3 biến giả (dummy)

Loại dự án 5

tầng X1.1 (=1 Dự án 5 tầng; =0 Khác)

Loại dự án 15

tầng X1.2 (=1 Dự án 15 tầng; =0 Khác)

Nhà liên kế X1.3 Biến tham chiếu (=1 Loại nhà liên kế; =0 Khác; là biến được sử dụng làm biến tham chiếu)

Diện tích X2 Diện tích căn hộ: Sử dụng 3 biến giả (dummy)

Diện tích dưới

61 m2 X2.1

Biến tham chiếu (=1 khi diện tích dưới 61 m2; =0 Khác; là biến được sử dụng làm biến tham chiếu)

Diện tích từ 61 m2 đến 80 m2 X2.2 (=1 Diện tích từ 61 m 2 đến 80 m2; =0 Khác) Diện tích từ 81 m2 đến trên 100 m2 X2.3 (=1 Diện tích từ 81 m2 đến trên 100 m2; =0 Khác) Thời gian tái

định cư X3

Thời gian người dân sử dụng nhà ở tái định cư (=1 khi thời gian ở dưới 3 năm; =0 khi thời gian ở từ 3 năm

trở lên) Quyền sở hữu X4

Quyền sở hữu nhà ở (=1 chủ hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu; =0 chủ hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu)

Vị trí chung

cư X5

Vị trí căn hộ thuộc chung cư (=1 Thạnh Mỹ Lợi; =2 An Phúc An Lộc)

Tuổi X6 Là số tuổi của chủ hộ

Giới tính X7 Giới tính của chủ hộ (=1 khi chủ hộ là nam; =2 khi chủ hộ là nữ)

Tình trạng hơn

nhân X8

Tình trạng hơn nhân của chủ hộ (=1 khi đã kết hôn; =2 khi chưa kết hơn)

Trình độ

chun mơn X9

Trình độ chuyên môn của chủ hộ (=1 nếu chủ hộ có trình độ từ trung cấp trở lên; =2 nếu chủ hộ có trình độ từ trung học phổ thơng trở xuống)

Thu nhập bình quân tháng

của hộ

X10 Là số thu nhập bình quân của cả hộ gia đình hàng tháng

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về nhà ở, các biến được sử dụng như sau:

- Biến Y: Biến mức độ sự hài lòng về nhà ở. Y là biến phụ thuộc của

mơ hình.

- Biến Loại dự án (X1): Loại dự án. Sử dụng 3 biến giả (dummy) bao gồm:

Biến Loại dự án 5 tầng (X1.1) . Biến Loại dự án 15 tầng (X1.2) . Biến Loại nhà liên kế (X1.3).

Tác giả sử dụng biến X1.3 làm biến tham chiếu, để chứng minh rằng có sự khác biệt ảnh hưởng đến hài lòng về nhà ở của các loại dự án 5 tầng và loại dự án 15 tầng so với nhà liên kế. Nhằm kiểm định giả thuyết các loại dự án có ảnh hưởng đến sự hài lòng về nhà ở.

- Biến Diện tích (X2): Diện tích căn hộ. Sử dụng 3 biến giả (dummy)

bao gồm:

Biến Diện tích dưới 61 m2 (X2.1) .

Biến Diện tích từ 61 m2 đến 80 m2 (X2.2) . Biến Diện tích từ 81 m2 đến trên 100 m2(X2.3).

Tác giả sử dụng biến X2.1 làm biến tham chiếu, để chứng minh rằng có sự khác biệt ảnh hưởng đến hài lòng về nhà ở của các loại diện tích diện tích từ 61 m2 đến 80 m2 vàdiện tích từ 81 m2 đến trên 100 m2 so với diện tích dưới 61 m2. . Nhằm kiểm định giả thuyết diện tích căn hộ có ảnh hưởng đến sự hài

lịng về nhà ở.

- Biến Thời gian tái định cư (X3): Thời gian người dân được bố trí nhà ở. Khi thời gian tái định cư càng lâu thì mức độ hài lòng càng cao.

- Biến Quyền sở hữu (X4): Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ của chủ hộ. Khi có quyền sở hữu thì sự hài lịng sẽ cao hơn.

- Biến Vị trí chung cư (X5): Địa điểm địa lý của khu chung cư. Địa

điểm khu chung cư có ảnh hưởng đến sự hài lịng về nhà ở.

- Biến Tuổi (X6): Tuổi của chủ hộ. Thể hiện mối liên hệ giữa giới tính và sự hài lịng về nhà ở.

- Biến Giới tính (X7): Giới tính của chủ hộ. Thể hiện mối liên hệ giữa giới tính và sự hài lịng về nhà ở.

- Biến Tình trạng hơn nhân (X8): Tình trạng hơn nhân của chủ hộ. Thể hiện mối liên hệ giữa tình trạng hơn nhân và sự hài lịng về nhà ở

- Biến Trình độ chun mơn (X9): Trình độ chun mơn của chủ hộ.

Thể hiện mối liên hệ giữa trình độ chun mơn và sự hài lòng về nhà ở

- Biến Thu nhập bình quân tháng của hộ (X10): Thu nhập bình quân

tháng của hộ gia đình. Thu nhập bình quân tháng của hộ càng cao thì sự hài lịng về nhà ở càng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với nhà tái định cư tại khu đô thị mới thủ thiêm , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)