Chương 2 Thực trạng và giải pháp nâng hiệu quả CPH tại Cà Mau
2.2. Một số vấn đề chung trong tiến thực hiện quá trình CPH
2.2.1 Một số vấn đề trở ngại và việc xác đối tượng CPH.
2.2.1.1. Những trở ngại trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Thực tiển quá trình CPH các DNNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho thấy, tùy theo hoạt động của loại hình DN mà những vấn đề đặt ra trước khi tiến hành CPH không giống nhau. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản được đặt ra khi CPH là vấn đề tài chính, tài sản của doanh nghiệp, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động, vấn đề định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp sau khi CPH.
- Thứ nhất, đối với về vấn đề tài chính: từ thực tiển cho thấy trở ngại thường
gặp trong giải quyết vấn đề tài chính trên địa bàn tỉnh bao gồm hai khía cạnh đó là vấn đề đánh giá tài sản của doanh nghiệp và vấn đề huy động vốn khi tiến hành CPH.
+ Đối với vấn đề xác định giá trị tài sản doanh nghiệp:
Quá trình CPH trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho thấy đối với các doanh nghiệp công nghiệp – xây dựng do có tài sản là quyền sử dụng đất, văn phòng, nhà xưởng, khu đơ thị, khu cơng nghiệp, máy móc xây dựng và các khoản đầu tư ra ngồi lĩnh
vực kinh doanh chính. Bởi vậy, việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa rất khó.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra khi đánh giá để CPH các doanh nghiệp lâm nghiệp, đơn cử như ở Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngọc Hiển vốn điều lệ tại thời điểm xác định CPH là 30 tỷ đồng (phần lớn là giá trị về đất lâm nghiệp và máy móc nơng nghiệp) kinh doanh chưa thật sự hiệu quả (năm 2014 lỗ lũy kế tại thời điểm xác định là 0,05 tỷ đồng) nên ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp vơ cùng khó khăn.
Một thực trạng thực tế diễn ra trong thời gian qua đó là việc CPH và thối vốn cịn khó khăn hơn, nhất là với DN nông lâm trường. Bởi theo quy định, sau CPH, những doanh nghiệp nhà nước không nắm quyền chi phối, đất canh tác sẽ không được Nhà nước giao, mà sẽ phải thuê đất. Khi ấy, phần vốn của doanh nghiệp sẽ chỉ còn lại rất nhỏ (chủ yếu là cây cối)…19. Chẳng hạn, tại thời điểm xác định CPH 02 công ty Lâm nghiệp (Lâm nghiệp Ngọc Hiển và Lâm Nghiệp U Minh Hạ) thì các cơng ty này quản lý diện tích rừng và đất rừng tương đối lớn chiếm 27,85% (45.841,89ha/164.587ha) diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh, ngồi nhiệm vụ chính là quản lý, bảo vệ và phát triển rừng các cơng ty lâm nghiệp cịn mang tính chất xã hội tổ chức sản xuất cho hàng ngàn hộ gia đình nghèo khơng đất sản xuất. Thời gian qua công ty lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. 20
Phụ lục 8: Số liệu thống kê chi tiết về đất đai, hiệu quả kinh doanh 02 công ty Lâm nghiệp khi đánh giá CPH (năm 2016)
+ Trở ngại khi huy động vốn.
19 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ khi đánh giá để tiến hành CPH năm 2014 thì với số vốn 40 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 07 tỷ đồng nhưng dư nợ phải trả cũng là 07 tỷ đồng.
20 Trong tổng diện tích được giao diện tích quy hoạch cho trồng rừng là 31.926,9 ha, diện tích có rừng hiện nay là 26.419,53 ha (theo kết quả kiểm kê rừng năm 2014), diện tích tiếp tục phải trồng rừng theo quy hoạch là 5.507,36 ha; diện tích sản xuất kết hợp trong tổng diện tích được giao là 12.305,58 ha (chủ yếu trong các hộ gia đình, cá nhân nhận khốn); diện tích kênh, bờ, xây dựng, đất ở của các hộ gia đình là 1.609,41 ha. Các cơng ty quản lý với diện tích khá lớn, tuy nhiên, trong thời gian qua phần diện tích này chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả và bền vững.
Một trong những nhân tố căn bản và quan trọng khi thực hiện CPH là phải thực hiện tăng vốn điều lệ thông qua việc bán cổ phần, song đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau vấn đề này thường gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau do xuất phát điểm thấp (có lượng vốn ít, cơng nghệ lạc hậu) hay các doanh nghiệp được chuyển đổi từ nông - lâm trường quốc doanh đều gặp khó khăn do vốn Nhà nước thấp hơn nhiều so với nhu cầu vốn theo quy định khi chuyển đổi nên thực tế rất khó thu hút được các nhà đầu tư. Tình trạng này cũng xảy ra đối với các doanh nghiệp cơng ích, do tính chất đặc thù (kinh doanh trong những ngành nghề mang tính chất cơng cộng, doanh nghiệp này không bị thua lỗ nhưng lợi nhuận cũng không cao) nên việc bán cổ phiếu ra bên ngồi rất ích được nhà đầu tư chào đón. Chung quy lại có thể thấy rằng, việc chào bán cổ phần ra cơng chúng trong hồn cảnh cụ thể ở một số doanh nghiệp rất khó khăn, chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi IPO, cũng như tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược.
Thứ hai, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Thực tế quá trình CPH trên địa bàn tỉnh Cà Mau việc bảo vệ quyền lợi người lao động cũng gặp khơng ít khó khăn. Nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp bởi người lao động trong các doanh nghiệp này trình độ thấp, đa số là lao động nghèo, khó khăn; việc giải quyết quyền lợi đối với cán bộ quản lý ở công ty này cũng gặp khơng ít khó khăn (bởi đội ngũ này cũng khơng ít hạn chế như: cịn nặng tư tưởng bao cấp, thiếu năng động chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cơng tác quản trị, điều hành doanh nghiệp chậm được đổi mới để phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập) bởi vấn đề bố trí, giải quyết việc làm cho các đối tượng này rất khó khăn.
Thứ ba, vấn đề định hướng cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sau cổ phần hóa.
Việc định hướng cho doanh nghiệp sau CPH kinh doanh có hiệu quả là một trong những nội dung quan trọng cần được quan tâm trong tiến trình CPH. Bởi các DNNN chưa thực hiện CPH sẽ nhìn vào hiệu quả của các DN đã CPH trước đây để cân nhắc việc CPH ở đơn vị mình. Thực tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau những trở ngại
trong giải quyết vấn đề định hướng kinh doanh để bảo đảm cho DN sau CPH hoạt động của có hiệu quả cũng gặp khơng ít khó khăn. Bởi những định hướng này thường vấp phải những trở ngại trên nhiều mặt mà các DN sau CPH phải vượt qua đó là: vấn đề tư tưởng cấp lãnh đạo DN cũ sau CPH không muốn hoặc chậm đổi mới; phương thức quản trị khơng phù hợp (cịn mang tính hình thức, chưa chú trọng vào chất lượng); chưa thật sự thốt khỏi cơ chế trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả làm việc chưa cao dẫn đến khó cạnh tranh với các doanh nghiệp CPH khác; khó khăn trở ngại do chính sách tiền lương và khen thưởng vẫn cịn hạn chế, chưa tạo ra sự kích thích và hấp dẫn đối với người lao động (vẫn đến khó khăn cần giải quyết trong vấn đề lao động dôi dư, vấn đề lao động giỏi nhảy việc, vấn đề giải quyết chính sách cho các lao động lâu năm làm việc còn kém hiệu quả).
2.2.1.2. Xác định đối tượng CPH.
* Quy định chung của pháp luật về đối tượng CPH.
Tùy theo từng giai đoạn mà đối tượng CPH có sự thay đổi nhất định chẳng hạn theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP thì có 06 đối tượng thuộc diện phải CPH (Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương; Cơng ty mẹ của Tập đồn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước); Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; Cơng ty thành viên hạch tốn độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; Đơn vị hạch tốn phụ thuộc của cơng ty nhà nước độc lập, tập đồn, tổng cơng ty nhà nước, công ty mẹ, cơng ty thành viên hạch tốn độc lập của Tổng công ty; Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) nhưng khi đến Nghị định 59/2011/NĐ-CP đối tượng CPH bị thu hẹp lại cịn 03 đối tượng là:
- Cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là cơng ty mẹ của Tập đồn kinh tế; Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).
- Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là DN thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành Công ty TNHH một thành viên.
Khi CPH các doanh nghiệp đảm bảo đủ 2 điều kiện: Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ (do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ) và còn vốn Nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
Trường hợp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả, cơ quan có thẩm quyền quyết định phương CPH chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp; trường hợp phương án tái cơ cấu DN không khải thi và hiệu quả thì chyển sang các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
* Thực tiển việc xác định đối tượng và số lượng doanh nghiệp nhà nước CPH trong ở tỉnh Cà Mau qua từng giai đoạn.
Do là tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, vì vậy trong giai đoạn 1990- 1991 tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau – Bạc Liêu) cũng mới bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu thực hiện và cho đến năm 1992, lộ trình CPH trên địa bàn tỉnh mới chính thức được khởi động, cụ thể là:
- Giai đoạn thí điểm: Từ năm 1992 đến tháng 5/1996, tỉnh xây dựng lộ trình CPH cho 03 doanh nghiệp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Giai đoạn thí điểm mở rộng: Từ tháng 5/1996 đến năm 1998, Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện CPH đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống (theo Nghị định số 28/CP). Kết quả là tỉnh đã xây dựng lộ trình CPH nhưng chưa thực hiện được CPH doanh nghiệp nào
- Giai đoạn đẩy mạnh: Từ năm 1998 đến năm 2001, Chính phủ quy định cá nhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối và được phép mua không hạn chế đối doanh nghiệp mà Nhà nước hồn tồn khơng còn muốn sở hữu. Kết quả là tỉnh đã CPH được 03 doanh nghiệp nhà nước.
- Giai đoạn tiến hành ồ ạt: Từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 7/2015 (trước thời điểm Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13 có hiệu lực). Những giải pháp mới được liên tiếp đưa ra, tiêu biểu là Nghị định 01/2014/NÐ-CP, Nghị quyết số 15/NQ-CP
ngày 06/3/2014 của Chính phủ và Chỉ thị số 06/CT-TTg về tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tính từ đầu tháng 8/2001 đến hết tháng 7/2015 tỉnh đã CPH 24 doanh nghiệp
2.2.2. Quy trình Cổ phần hóa theo quy định pháp luật và việc thực hiện trình CPH trên địa bàn tỉnh Cà Mau. trình CPH trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
* Quy định pháp luật về quy trình CPH.
Qua từng giai đoạn khác nhau, các quy định về quy trình CPH có sự thay đổi nhất định, song về cơ bản có thể chia quy trình CPH doanh nghiệp bao gồm 03 bước cơ bản theo quy định hiện hành (Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ Quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013, Nghị định 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP;) là phù hợp, thể theo quy định này thì quy trình CPH gồm các bước sau đây:
Bước 1. Xây dựng Phương án CPH
Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án CPH
Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần
* Thực tiển Cà Mau:
Phụ lục 9: Bảng phân định cụ thể quy trình CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau
2.3. Những kết quả đạt được từ tiến trình CPH doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2.3.1. Xét về góc độ hiệu quả chính sách và cơng tác quản lý nhà nước:
* Về hiệu quả quản lý nhà nước: Lợi ích đầu tiên mà Nhà nước thu được từ chính sách CPH là phần thuế thu được từ các CTCP tăng hơn so với khi còn là doanh nghiệp Nhà nước, tất cả các cơng ty Cổ phần đều đóng thuế đầy đủ, nộp ngân sách tăng.
Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì trong năm 2013, trong 29 doanh nghiệp đã CPH đóng góp ngân sách đạt 38,794 tỷ đồng (trong đó có 10 DN trước khi cổ phần khơng nộp ngân sách thì nay đã nộp ngân sách). Lý giải cho nguyên nhân thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính sau khi được CPH khơng có nghĩa là khi cịn là DNNN các doanh nghiệp ln luôn thua lỗ vẫn đến không thể nộp ngân sách mà vấn đề là sau khi CPH đa phần các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn,
cùng với đó việc minh bạch, cơng khai trong sổ sách, quản lý doanh nghiệp (đặc biệt là lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp) cũng như trách phải báo cáo trước cổ đơng...đã được thực hiện một cách nghiêm túc vì thể mà lợi nhuận của doanh nghiệp được thể hiện rõ và nghĩa vụ tài chính (kể cả thuế) đối với nhà nước được thực thi một cách hiệu quả hơn.
* Về huy động vốn: Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH khi xác định lại, chỉ có 04 DN là giảm (XN Nước đá Quốc Doanh I, Quốc Doanh II và Công ty dịch vụ thương mại Cà Mau, Cơng ty Văn hóa tổng hợp) các DN cịn lại đều tăng rất nhiều so với giá trị ghi trên sổ sách, cá biệt có đơn vị báo cáo âm vốn nhưng khi xác định lại thực tế cao rất nhiều (Công ty vận tải đường bộ theo sổ sách âm 63 triệu nhưng khi xác định lại là 3,054 tỷ đồng). Như vậy, khi CPH vốn Nhà nước khơng bị mất đi, được bảo tồn mà cịn tăng thêm.
Phụ lục 10 : Bảng thống kề về kết quả xác định lại giá trị doanh nghiệp khi CPH
Ngồi những lợi ích trên, từ kết quả cổ phần hố, hàng năm Nhà nước không cần bù đắp cho các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ, cán cân thu chi của Nhà nước được cân đối hơn. Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước được hoàn chỉnh và gắn với mục tiêu của nền kinh tế.
Mặt dù cịn những khó khăn nhất định nhưng một số DN sau cổ phần đã thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khốn, góp phần đã đặt cơ sở cho thị trường vốn thông qua giao dịch ở Trung tâm giao dịch chứng khoán làm đa dạng, lành mạnh hóa thị trường vốn.
Phụ lục 11 : Về giao dịch chứng khốn 2.3.2. Xét về góc độ hiệu quả đối với doanh nghiệp
Nhìn chung từ kết quả đánh giá cơng tác CPH trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho thấy doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được CPH là đối tượng được lợi nhiều nhất từ chính sách CPH. Hầu hết các DN khi chuyển sang CTCP đều hoạt động có hiệu quả hơn trước trên phương diện nhiều mặt (doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích luỹ