Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong tiến trình cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền và phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch (Trang 52)

Chương 2 Thực trạng và giải pháp nâng hiệu quả CPH tại Cà Mau

2.5. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong tiến trình cổ phần hóa

hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2.5.1. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong tiến trình CPH 2.5.1.1. Những nguyên nhân từ chính sách, pháp luật và công tác chỉ 2.5.1.1. Những nguyên nhân từ chính sách, pháp luật và công tác chỉ đạo, điều hành.

* Về cơ sở pháp lý :

- Đối với tiêu chí xác định đối tượng Cổ phần hóa:

Tính từ thời điểm năm 2002 đến nay, để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN, thu hẹp các lĩnh vực mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cổ phần chi phối ở doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 05 Quyết định về ban hành tiêu chí, doanh mục phân

loại DNNN, làm cơ sở nền tảng cho việc CPH DNNN 33. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực mang lại, các tiêu chí này cũng bộc lộ một số tồn tại hạn chế làm cản trở quá trình CPH. Cụ thể :

+ Tiêu chí, doanh mục phân loại DNNN năm giữ 100% vốn điều lệ chưa có tính ổn định, dài hạn dẫn tới danh mục đối tượng thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại thay đổi liên tục, gây khó khăn, lúng túng trong q trình tổ chức thực hiện. Thực tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhiều DNNN theo quy định chuyển thành công ty TNHH một thành viên nhưng hoạt động trong thời gian ngắn lại khơng cịn nằm trong danh sách phải CPH (điển hình là 02 công ty lâm nghiệp : Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ).

+ Tiêu chí phân loại chưa đủ cụ thể để có thể, chưa bao quát được yêu cầu thực tế của các ngành, vùng nên đã gây khó khăn hoặc tùy tiện trong việc xác định danh mục doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước hay thuộc diện phải CPH.

- Đối với phương thức thực hiện bán cổ phần: Ba phương thức bán cổ phần hiện hành (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp) của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Bộ Tài chính cịn đề xuất bổ sung phương pháp mới là dựng sổ (Book building) để tiến hành bán cổ phần lần đầu (IPO

Phương thức đấu giá công khai Phương thức chào bán công khai Phương thức bán qua đấu thầu.

- Đối với chế tài : Một trong những nguyên nhân làm hạn chế tiến trình CPH cũng như hiệu quả của nó là các chế tài để xử lý những phát sinh tiêu cực trong quá trình CPH chưa thật sự bảo đảm đủ mạnh. Cụ thể :

+ Một là, chưa có chế tài đủ mạnh để chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong q trình thực hiện CPH DNNN đã từng xảy ra. Điều này có thể nhận thấy qua lỗ hổng cho tiêu cực và tham nhũng đã nằm ngay trong chính cách thức thực hiện CPH DNNN. Có thể phát sinh ngay từ trước khi lên phương án CPH, chẳng hạn nếu ai đó có ý đồ hạ giá trị DN thì họ để DN thua lỗ rồi sau đó mua được rẻ, hay cố tình che giấu thơng tin liên quan để hạn chế, ngăn cản người mua khác...

33 Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002; Quyết định 155/2004/QĐ-TTg Về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và cơng ty thành viên hạch tốn độc lập thuộc tổng công ty nhà nước; Quyết định Quyết định 38/2007/QĐ-TTg Về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN; Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN.

Ngồi ra, q trình CPH có những trường hợp khơng tính đến lợi thế đất và khung giá đất chỉ coi là căn cứ tham khảo.

+ Hai là, vấn đề công khai, minh bạch thơng tin doanh nghiệp từ đó làm kém

hấp dẫn đối nhà đầu tư. Đây là vấn đề có thể nhận thấy trong thực tế, bởi để thu hút các NĐT lớn cần minh bạch thơng tin, có như vậy là họ quan ngại việc công bố thông tin của các DNNN cho đến trước thời điểm IPO (đấu giá cổ phần lần đầu) thiếu minh bạch. Bởi thiếu chế tài xử lý thỏa đáng mà trong thực tế không chỉ kém minh bạch thơng tin, trách nhiệm giải trình của DNNN cũng rất kém.

+ Ba là, chế tài đối với vai trò trách nhiệm cá nhân trong tiến trình CPH doanh nghiệp điều này thực tế đã vẫn đến xảy ra tình trạng chậm tiến độ, thất thoát tài sản sẽ bị xử lý nghiêm. Thực tế nhiều DN sau khi CPH xong, lãnh đạo DN được điều động về các sở, ngành tỉnh hoặc phải điều về Sở Nội vụ để chờ việc (chờ phân công công tác mới trong một thời gian dài), dẫn đến tâm lý không mặn mà với CPH làm chậm tiến trình CPH. Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề chính là chế tài quy định về trách nhiệm của người đứng đầu chưa đủ mạnh, đều này đã vẫn đến một thực tế là người đứng đầu khơng có trách nhiệm, khơng thể đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN. Bốn là, một trong những nguyên nhân dẫn đến CPH kém hiệu quả là gì thực tế một số DN sau CPH kinh doanh kém hiệu quả bởi chế tài xử lý đối với người đại diện vốn chủ sở hữu tại các DN sau CPH khơng tốt, khơng có động lực đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

* Về công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước

- Bộ máy tổ chức thực hiện Cổ phần hố cịn thiếu nhất qn và phối hợp chưa nhịp nhàng. Bộ máy tổ chức của Ban Đổi mới, Ban Chỉ đạo Tổ chuyên viên chưa độc lập, chuyên trách mà phần lớn cán bộ đều là kiêm nhiệm.

- Trách nhiệm của một số sở, ngành, địa phương trong chỉ đạo CPH cịn hạn chế, thiếu tích cực trong quá trình thực hiện nhất là việc phối hợp thực hiện xác định đất đai, cây trồng lâm nghiệp đối với các công ty lâm nghiệp có diện tích đất nằm trên địa bàn của nhiều huyện, xã của tỉnh Cà Mau.

- Ban Chỉ đạo CPH tiến hành một cách rời rạc bị động, thiếu sự chỉ đạo sát sao, thiếu chủ động, chủ yếu đợi các doanh nghiệp tự động đăng ký. Đội ngũ quá mỏng, chưa đủ trình độ và kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề phức tạp, lại chưa có đủ thẩm quyền chức năng để tổ chức hoạt động phối hợp làm cho các bước thủ tục thường dây dưa kéo dài…

- Một số Sở, ngành, tổ chức Đảng và chuyên môn của các doanh nghiệp thiếu tập trung chỉ đạo cơng tác CPH.

- Trình độ kế tốn ở một số doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế về thời gian và chất lượng cơng tác kế tốn.

* Về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách.

- Mức độ khuyến khích đối với doanh nghiệp cũng như người lao động trong doanh nghiệp còn chưa đủ sức hấp dẫn, chế độ ưu đãi đối với người lao động còn nhiều bất cập.. cũng cản trở tốc độ Cổ phần hố.

- Cơng tác tuyên truyền, vận động, giải thích về chủ trương CPH còn chưa được quán triệt, chưa được làm đến nơi đến chốn. Thậm chí có những cơng nhân đã mua cổ phần ở cơng ty nhưng cũng khơng biết mua để làm gì.

- Tâm lý e ngại của một số doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cũng làm ảnh hưởng tới cơng tác Cổ phần hố...

2.5.1.2. Những nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

* Về mặt tài chính và tư tưởng.

Việc xác định tài sản của doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn do khơng có đủ cơ sở pháp lý và sự hướng dẫn chỉ đạo.

Nhiều doanh nghiệp (gồm cả lãnh đạo và người lao động) cũng như nhiều cấp quản lý vẫn ngại CPH do sợ mất đi nhiều quyền lợi. Có người lại nhận thức sai về CPH cho rằng việc việc chuyển đổi hình thức sở hữu sẽ dẫn đến mất chế độ, chệch hướng XHCN…Có tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp đã Cổ phần hố nhất là tại các tổ chức tín dụng ngân hàng. Việc tìm đối tác liên doanh, liên kết ở các công ty cổ phần cũng gặp khó khăn. DNNN vẫn được ưu đãi nhiều hơn. làm ăn thua lỗ vẫn được vay không phải trả lãi, bù lỗ từ ngân sách Nhà nước và một số ưu đãi khác. Tất cả đều tác động lớn tới tâm lý của các doanh nghiệp chuẩn bị bước vào Cổ phần hoá.

Mặt khác, nhiều giám đốc của các doanh nghiệp Nhà nước sợ rằng Cổ phần hoá sẽ làm mất đi quyền lực vốn có bấy lâu nay. Tư tưởng bao cấp đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều doanh nghiệp nên cố tình trì hỗn Cổ phần hố, lảng tránh nhiệm vụ mới.

Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nước đã làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, thị trường tài chính cũng như kết quả hoạt động của các DN trong nền kinh tế. Do đó, việc thực

hiện thoái vốn nhà nước ở các tập đồn đầu tư ngồi ngành trong tiến trình tái cấu trúc các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước... ra cơng chúng cũng phần nào gặp nhiều trở ngại.

2.5.1.2. Nguyên nhân từ phía người lao động

Trong các doanh nghiệp Nhà nước đã Cổ phần hố, thường xuất hiện tình trạng cách biệt về số lượng mua cổ phiếu của công nhân và cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp. Thực chất là do sự cách biệt giữa người có nhiều tiền và người có ít tiền trong việc mua cổ phần.

2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế sau CPH.

2.5.2.1. Về chủ trương, chính sách và cơng tác quản lý điều hành.

- Vấn đề quản trị và điều hành của các đơn vị sau CPH cịn nhiều bất cập. Chưa có cơ quan thống nhất đánh giá việc quản trị công ty sau CPH, nhất là việc chấp hành điều lệ tổ chức hoạt động công ty theo qui định của Luật doanh nghiệp để hướng dẫn hoặc khuyến cáo các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về cổ đông, đại hội cổ đông, biểu quyết của cổ đông hoặc chuyển nhượng cổ phần khi tham gia thị trường chứng khoán.

- Chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và các biện pháp thúc đẩy kinh doanh của các đơn vị chưa thực sự khoa học, vẫn còn yếu kém, hiệu quả không cao.

- Sự quản lý vốn, tài sản của Nhà nước trong doanh nghiệp sau khi CPH còn nhiều vướng mắc, chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ, chế độ cơ quan chủ quản khơng cịn, nhiều doanh nghiệp xử lý vấn đề này hết sức lúng túng. Chưa có qui định cơ quan cung cấp thông tin cho doanh nghiệp sau khi CPH nên việc tiếp cận thông tin, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sau CPH còn yếu, chưa có sự thống nhất quản lý của Nhà nước về hành chính cụi thể để doanh nghiệp ghi tiêu đề khi thực hiện báo cáo (đơn vị trực tiếp quản lý về mặt Nhà nước như ở cơng ty nhà nước).

2.5.2.2. Về phía doanh nghiệp.

Các cơ chế tài chính cho việc chuyển đổi DNNN sang cơng ty cổ phần thiếu đồng bộ, nhiều điểm không phù hợp, chậm được sữa đổi bổ sung, bản thân doanh nghiệp trước khi CPH phần lớn cũng thiếu lành mạnh, rõ ràng; Nợ tồn đọng của quá trình CPH chưa được xử lý dứt điểm, công nợ doanh nghiệp không đối chiếu được hoặc đối chiếu trên văn bản, giấy tờ không kiểm kê thực tế, không đánh giá đúng tài sản doanh nghiệp, lãi lỗ không rõ, không xác định được nguyên nhân.

Việc huy động vốn, vay vốn từ ngân hàng của các đơn vị sau CPH gặp nhiều khó khăn, do việc chứng nhận tài sản gắn liền với bất động sản để doanh nghiệp thực hiện thế chấp vay vốn tín dụng chưa được qui định cụ thể, nên khó khăn cho doanh nghiệp trong quan hệ vay vốn với các tổ chức tín dụng. Chưa tạo được mơi trường bình đẳng cho doanh nghiệp sau CPH về vốn.

2.5.2.3. Về phía người lao động.

- Suy nghĩ, tư duy, tác phong lề lối làm việc của cán bộ, công nhân viên và người lao động kể cả cán bộ lãnh đạo chậm được đổi mới cho phù hợp với loại hình DN sau CPH. Ban lãnh đạo của các DN hầu như vẫn là từ công ty cũ chuyển sang, chưa có sự thay đổi trong cung cách quản lý, chưa tạo được bước đột phá, tạo niềm tin, động lực cho các cổ đông. Vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau CPH tuy được quan tâm nhưng còn nhiều vấn đề chưa thỏa đáng và chỉ mới tập trung giải quyết cho người lao động rời khỏi doanh nghiệp chứ chưa chú ý đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động dơi dư tìm việc làm mới.

- Cơng tác tuyền truyền về chủ trương, chính sách CPH của Đảng và Nhà nước chưa sâu chỉ mới dừng lại ở mức phổ biến Nghị quyết, chưa tổ chức học tập nghiên cứu để cán bộ, đảng viên và người lao động thấy hết yêu cầu cần thiết, tác dụng nhiều mặt và lợi ích của việc CPH các DNNN. Từ đó nhận thức của cán bộ, cơng nhân viên chức, người lao động, cổ đông và kể cả những cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp về vấn đề CPH, về quan hệ giữa cổ đơng và cơng ty cổ phần cịn hạn chế.

Phương thức lãnh đạo và vai trò của các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp cổ phần chưa được phát huy.

2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác CPH và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi được CPH.

2.6.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác CPH.

2.6.1.1. Về mặt chủ trương, chính sách và cơng tác chỉ đạo, điều hành.

* Nâng cao công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện q trình cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước.

- Cần tách bạch mục tiêu, công vụ, phương pháp, tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy, bộ máy và cán bộ thuộc các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đồng thời chức năng quản nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Do đó,

để bảo đảm nâng cao hiệu quả cơng tác CPH cần tiếp tục hồn thiện các quy định về quản lý, giám sát theo hướng tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng của chủ sở hữu; hoàn thiện các nội dung về quyền của chủ sở hữu và quy định rõ trách nhiệm của đối tượng được giao nhiệm vụ thực hiện quyền của chủ sở hữu, trách nhiệm của người đại diện.

- Thực hiện nghiêm tinh thần Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ (về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp) và các văn bản hướng dẫn, theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty nơng, lâm nghiệp. Trong đó, cần tập trung và phải hồn tất việc CPH Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngọc Hiển và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ trong năm 2017.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2016 – 2020, thực hiện tốt 03 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, phát triển tồn diện cả chiều rộng và chiều sâu; cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.34

Trong đó có lộ trình hợp lý tiến hành CPH đối với các đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện chuyển đổi thành Công ty Cổ phần theo Quyết định số số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi từ các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo CPH tại từng đơn vị. Cụ thể:

+ Nghiên cứu đổi mới theo hướng chi Ban Đổi mới hoạt động có tính chất

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền và phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)