Cty XNK Thủy sản M.Hả

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền và phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch (Trang 41)

Chương 2 Thực trạng và giải pháp nâng hiệu quả CPH tại Cà Mau

12 Cty XNK Thủy sản M.Hả

13 Cty KD XNKTS CĐ Vàm 2005 23.061 208.000

14 Cty Xây lắp điện 2005 3.189 5.600

15 Cty Du lịch-Dich vụ 2005 7.094 25.551

16 Cty Văn hóa tổng hợp 2005 1.914 2.000

17 XN In Trần Ngọc Hy 2005 3.422 5.200

Giai đoạn 2006-2010

18 Cty Cơng trình giao thơng 2006 2.677 2.600

19 Cty CBTS &XNK Cà Mau 2006 68.022 132.212

20 Cty Dược & VT y tế CM 2006 5.212 55.000

21 Cty Vật liệu XD & XL 2006 1.771 3.000

22 Cty Khai thác &DVTS CM 2006 3.541 300.000

23 Cty Thương Nghiệp CM 2007 70.085 121.039

24 Cty Phát triển nhà Minh Hải 2008 70.680 70.680

Giai đoạn 2011-2015

TT Tên doanh nghiệp Năm thực hiện CP Vốn điều lệ trước khi CPH Vốn điều lệ tính đến 31/12/2015 26 Cty TNHH MTV CTN CTĐT 2015 155.668 155.349

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau.

2.3.3. Đối với người lao động:

Qua cơng tác đánh tình hình hoạt động của các DNNN khi thực hiện CPH trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho thấy nhờ CPH mà người lao động đã trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp xét theo cổ phần mà họ sở hữu. Qua CPH các DNNN, tất cả ngưòi lao động trong doanh nghiệp bằng các nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợi của DN được phân bổ và cả vốn riêng của cá nhân, đều có thể tham gia mua cổ phần tại cơng ty, xí nghiệp được CPH.

Phụ lục 12: Thống kê cổ phiếu bán ưu đãi cho người lao động)

Trong thực tế, các DNNN được CPH bảo đảm việc làm và thu nhập của người lao động ổn định và có chiều hướng tăng lên. Do mở rộng sản xuất, số lao động ở các doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động làm việc tai các CTCP tăng bình quân hằng năm gần 20% (chưa kể thu nhập từ cổ tức). Chẳng hạn đánh giá lương của người lao động tại Công ty CP Thương nghiệp Cà Mau trong giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy mức lương của người lao động liên tục tăng (Năm 2008 thu nhập bình quân đầu người 4 triệu đồng/tháng, năm 2009 là 5,3 triệu đồng, năm 2010 là 6,3 triệu đồng); Việc đầu tư vào các cơng ty cổ phần, nói chung người lao động đã thu được lợi tức cao hơn gửi tiết kiệm và vốn của họ trong công ty tăng gấp 1,5-2 lần so với lúc mới mua cổ phiếu.

2.4. Những hạn chế trong thực hiện CPH và những khó khăn của DN sau CPH.

2.4.1. Những hạn chế, bất cập trong tiến trình CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau. tỉnh Cà Mau.

2.4.1.1. Xét về góc độ thực hiện chính sách và cơng tác quản lý, điều hành CPH. hành CPH.

* Một là, từ kết quả CPH trên địa bàn tỉnh cho thấy tổ chức bộ máy tham gia

- Để bảo đảm thực hiện công tác CPH tỉnh đã thành lập Ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Ban Đổi mới) và giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh là Thường trực Ban Đổi mới. Khi tiến hành CPH đối với từng doanh nghiệp thì thành lập Ban Chỉ đạo CPH công ty (sau đây gọi chung là Ban chỉ đạo CPH) và Tổ chuyên viên giúp việc riêng để thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo công ty CPH tại Doanh nghiệp 27. Mặc dù Ban Đổi mới, Tổ chuyên viên Giúp việc Ban Đổi mới cũng như Ban Chỉ đạo CPH và Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo CPH tại từng doanh nghiệp đều được thành lập kịp thời, về cơ bản là làm tốt vai trò tham mưu song, từng thời điểm nhất định cơng tác phối hợp giữa các ngành cịn thiếu sự chặt chẽ, hoạt động còn hạn chế do bộ máy tổ chức chưa độc lập, chuyên trách mà cán bộ đều là kiêm nhiệm. Mặt khác Ban đổi mới tỉnh chưa thật sự chủ động và chỉ đạo sát sao việc thực hiện mà ngồi đợi các doanh nghiệp tự động đăng ký. Đội ngũ làm công tác CPH khơng nhiều, năng lực về CPH cịn hạn chế nhất định, các báo cáo đánh giá chun mơn cho hoạt động CPH cịn nhiều hạn chế, sai sót, chậm so với tiến độ.

- Khơng ít cơng ty, tại thời điểm CPH thường phát sinh nhiều vấn đề cần phải xác minh làm rõ (nguyên nhân do công ty hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ…) do đó, một số thành viên trong Ban Chỉ đạo có quyết định điều chuyển công tác hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật, chờ thanh tra, điều tra chưa có kết luận chính thức … khơng bảo đảm được việc thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo cơng tác CPH doanh nghiệp từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đối tiến độ thực hiện quy trình CPH.

- Trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh trong công tác phối hợp thực hiện lộ trình CPH chưa thật sự bảo đảm, thời gian cho ý kiến, đóng góp đối với Đề án, phương án CPH...còn kéo dài quá thời gian quy định, một số quy trình, thủ tục cịn rườm rà, phức tạp như quy trình định giá tài sản là đất và tài sản gắn liền với đất, thủ tục thẩm định giá tài sản là máy móc, thiết bị...

* Hai là, cịn hạn chế vướng mắc về pháp luật và cơ chế chính sách. Cụ thể :

Các quy định về chế độ với doanh nghiệp sau Cổ phần hoá vẫn chưa rõ ràng. Các quy định được sửa đổi và bổ sung thường thì càng về sau càng có lợi, càng có

27 Thành phần BCĐ gồm: Lãnh đạo Sở KHĐT, lãnh đạo Sở QLNN chuyên ngành về lĩnh vực hoạt động của DN, đại diện các Sở Tài chính, Tài ngun và Mơi trường, Lao động Thương binh và Xã hội; Lãnh đạo huyện, TP nơi DN có tài sản và trụ sở; Người đứng đầu của DN. Tổ chuyên viên giúp việc BCĐ do Ban Chỉ đạo thành lập gồm: Tổ Trưởng Tổ chuyên viên giúp việc Ban Đổi mới DN tỉnh, lãnh đạo phịng chun mơn thuộc các sở, ngành là thành viên BCĐ và Kế tốn Trưởng DN.

nhiều ưu đãi. Chính vì vậy, về mặt tâm lý, các doanh nghiệp không muốn triển khai nhanh mà chờ đợi để được hưởng ưu đãi nhiều hơn.

Quy định về bán cổ phần ưu đãi cho người lao động cũng khơng được cụ thể hóa, linh hoạt. Có nơi người lao động khơng có tiền mua cổ phần ưu đãi; lại có nơi do vốn Nhà nước ít, số lượng cổ phần bán ra hạn chế, không đủ cho nhu cầu.

Từ trước đến nay, CPH được chủ yếu tiến hành trên cơ sở tự nguyện chưa có sự quy định phải ưu tiên Cổ phần hoá đối với loại hình doanh nghiệp hay thành phần kinh tế nào. Trên thực tế, dường như việc CPH được tiến hành khá thụ động, thông thường đi theo con đường Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhỏ trước, các doanh nghiệp lớn sau. Do đó, sau khi CPH các doanh nghiệp hoạt động chưa thật sự hiệu quả đều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các doanh nghiệp có ý định muốn CPH.

Sự phân quyền, hướng dẫn và phối hợp giữa địa phương và TW chưa thực sự thông suốt cũng là những nhân tố góp phần kéo dài q trình CPH.

2.4.1.2. Xét từ góc độ của doanh nghiệp: * Về mặt tư tưởng và quản lý * Về mặt tư tưởng và quản lý

- Những người đứng công ty lại e dè, chưa quyết liệt thực hiện CPH cũng chính là yếu tố cộng hưởng khiến quá trình CPH bị chậm lại.

- Qua các báo cáo đánh giá của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa sẳn sàng cho việc CPH, lao động ở một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của CPH, chưa am hiểu về các quyền lợi khi mua CP, chưa hiểu được nhiều khái niệm căn bản trong hoạt CPH, từ đó khơng muốn CPH, một số đơn vị cịn xảy ra hiện tượng ký tên tập thể đề xuất khơng CPH từ đó tạo nhiều rào cản cho tiến trình CPH.

- Xét từ góc độ quản lý DNNN khi đánh giá DN để CPH thì thực tiển ở các công ty nông – lâm nghiệp cho thấy cũng tồn tại khơng ít khó khăn trong khâu quản lý đó là: diện tích đất sở hữu lớn nhưng phân tán, trải rộng trên địa bàn của nhiều huyện, nhiều xã, địa bàn quản lý chia thành nhiều vùng độc lập phân tán, cách xa nhau, giao thơng khó khăn, lực lượng bảo vệ rừng mỏng nên trong thời qua gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng. Mặt khác hầu hết các công ty lâm nghiệp đều đã giao khoán ổn định lâu dài cho người dân; diện tích giao khốn đất lâm nghiệp đan xen giữa sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng, địa bàn hoạt động ở vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống của người

lao động cịn rất khó khăn nên việc phát hành cổ phiếu sẽ khó đạt được như mong muốn.

* Về mặt tài chính.

Việc xác định tài sản của doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đa phần các DN khi CPH thì sổ sách kế tốn đơn vị chênh lệch rất lớn so với giá trị thực do đó phải mất nhiều thời gian thẩm định lại giá trị doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khi đánh giá lại giá trị DN lớn hơn nhiều lần so với sổ sách kế tốn (Cơng ty Vận tải Đường bộ Cà Mau giá trị sổ sách âm vốn 63 tỷ nhưng khi xác định lại giá trị DN lên đến 3,504 tỷ đồng, Công ty Phát triển nhà Minh Hải theo sổ sách kế toán giá trị DN là 25,241 tỷ đồng nhưng xác định lại lên đến 70,680 tỷ đồng...), ngược lại một số đơn vị theo sổ sách giá trị tài sản lớn hơn nhiều so với giá trị thực (như XN nước đá Quốc doanh 1 sổ sách xác định giá trị 0,322 tỷ đồng nhưng thực tế thẩm định lại chỉ cịn 0,185 tỷ đồng ; Cơng ty dịch vụ Thương mại Cà Mau theo sổ sách kế toán là âm 40,864, nhưng khi xác định lại chỉ còn âm 28.626…)28

- Ở một số doanh nghiệp xảy ra tình trạng khi đến thời hạn cơng bố giá trị doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhưng cơng tác xử lý tài chính, tài sản chưa đảm bảo điều kiện thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp CPH do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chưa xác định được các khoản nợ, các khoản tạm ứng thực hiện thi cơng các cơng trình…cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến quy trình CPH. Bởi vì, nhìn khoản nợ khó địi sẽ đeo đẳng sau CPH không đơn giản là một rủi ro nhà đầu tư cần nhận diện, mà điều lớn hơn là về quy định xử lý nợ khó địi tại các DNNN có thể kéo dài quá trình CPH DNNN (theo kết luận tại thời điểm CPH đối với Cơng ty Cấp thốt nước và cơng trình đơ thị Cà Mau của Thanh tra tỉnh Cà Mau thì Cơng ty Cấp thốt nước và Đơ thị Cà Mau lợi dụng việc được UBND tỉnh ưu đãi cho phép tự chủ về mặt kinh tế trong sản xuất kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước này đã tự ý xuất tiền cho các đội thi công vay, mượn tiền trái quy định của pháp luật gây "nợ xấu" mà công ty cho các đội tạm ứng lên đến 160 tỷ đồng, sử dụng tiền mua giúp vật tư đến 55 tỷ đồng và cho vay hơn 35 tỷ đồng. Sau thanh tra đã đã kỷ luật lãnh đạo quản lý và thành lập Bộ phận thu hồi công nợ nhưng kết quả Cơng ty cấp thốt nước và Cơng trình đơ thị vẫn khơng thể thu hồi được công nợ). Mặt khác vấn đề nợ cũng hưởng rất lớn đến tiến trình CPH,

28

vì thực tế trong quá trình IPO một DNNN, giai đoạn mất thời gian nhất chính là định giá, kế đến là xử lý công nợ, rồi mới đến việc tìm đối tác chiến lược, do đó nếu vướng ở khâu xử lý nợ thì khi IPO rất khó khăn. 29

- Kết quả điều tra, đánh giá đối với một số DNNN trước khi CPH cho thấy ở một số DNNN hoạt động trên lĩnh vực Lâm nghiệp cho thấy hiệu quả khai thác từ rừng và đất rừng chưa cao, thiếu chiến lược phát triển lâu dài, thiếu bền vững, nhất là trong việc định hướng sản phẩm rừng trồng, gắn kết các mơ hình sản xuất và dịch vụ với kinh doanh rừng, làm giàu từ tài nguyên rừng và đất rừng…

- Tình hình tài chính, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của DNNN cịn hạn chế, tính tự chủ thấp, chưa tạo được sự liên kết các hoạt động sản xuất lâm nghiệp từ khâu trồng rừng, khai thác, chế biến đến tiếp thị thương mại sản phẩm hàng hố và dịch vụ, khơng huy động được vốn đầu tư cho phát triển lâu dài, nhất là các DNNN hoạt động trên lĩnh vực lâm nghiệp thì vẫn đơn thuần là khai thác rừng bán theo kiểu bán cây đứng và trồng lại rừng sau khai thác.

- Một trong nhưng những vấn đề tồn tại khá lớn đó là vấn đề định giá tài sản bị mắc tại khâu định giá tài đất đai, bởi khung giá Nhà nước quá khác biệt so với giá thị trường, do đó rất khó quyết định được giá trị tài sản.

- Một số DNNN thuộc diện Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối sau CPH nhưng không bán được cổ phần, do vậy tỷ lệ vốn nhà nước cao, dẫn đến không đạt được mục tiêu đổi mới quản trị và thu hút vốn từ bên ngoài cho phát triển DN; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần lần đầu của các DN CPH. Chẳng hạn Công ty Phát triển nhà Minh Hải khi tiến hành tổ chức bán đấu giá, đến thời gian tổ chức bán đấu giá CP chỉ có 01 phiếu đấu giá của nhà đầu tư (Cơng ty CP Chứng khốn Vincom mang tới đấu giá) do đó khơng đủ điều kiện để tổ chức đấu giá và Ban tổ chức đấu giá SGDCK TP.HCM thông báo hủy cuộc đấu giá của Công ty.30

29 Theo quy định, nếu muốn xố khoản nợ khó địi thì đơn vị nợ phải tuyên bố phá sản, giải thể. Do đó, phần nợ dù khó có khả năng thu hồi thì DNNN cũng khơng được xố nợ và vẫn được tính trong phần vốn của Nhà nước khi định giá tài sản DNNN trước khi IPO. Điều này khiến DNNN kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư 30

Sau CPH thành Công ty CP phát triển nhà Minh Hải (với vốn sở hữu NN chiếm 98%) Công ty vẫn hoạt động không hiệu quả nên năm 2015 Công ty đã giải thể và chuyển vốn về Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh Cà Mau.

- Một số DN sau khi CPH chưa thực hiện niêm yết trên các sàn giao dịch nên chưa tận dụng được các cơ hội huy động vốn, tìm kiếm nhà đầu tư để mở rộng sản xuất, phát triển DN.

* Về mặt công nghệ:

- Kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp sau CPH đang sử dụng dây chuyền cơng nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, tốn nhiều nhiên liệu và nhân lực vận hành, chi phí bảo trì lớn, trong khi độ đầu tư cho khoa học công nghệ rất khiêm tốn, đều này làm cho các nhà đầu tư vô cùng e ngại vì các doanh nghiệp sau CPH phải tiến hành đổi mới công nghệ và phải tiêu tốn một khoản đầu tư khá lớn.

- Ứng dụng khoa học công nghệ và khoa học quản lý kinh tế trong các DNNN, nhất là các DN Nơng - lâm nghiệp cịn hạn chế, chưa tạo được sức bật, chuyển biến căn bản trong hoạt động, chưa nâng cao năng suất sản xuất và chưa gắn kết sản xuất với thị trường.

* Về mặt giá trị thương hiệu và tài sản vơ hình

Giá trị của một doanh nghiệp bao gồm hai phần, phần giá trị hữu hình và phần giá trị vơ hình. Tuy nhiên, q trình CPH việc xác định giá trị thương hiệu chưa được quan tâm từ đó chưa đưa thương hiệu vào định giá tài sản, khiến một phần không nhỏ vốn nhà nước bị bỏ qua.31

* Soạn thảo phương án kinh doanh và điều lệ công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền và phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)