Stt Chỉ tiêu Đvt Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
1 Tuổi của chủ hộ Năm 42,93 10,19 25,00 70,00
2 Học vấn của chủ hộ Năm 6,72 2,30 3,00 16,00
3 Quy mô hộ Người 5,14 1,67 2,00 10,00
4 Tỷ lệ người phụ thuộc % 26,09 21,28 0,00 67,00
5 Diện tích canh tác 1.000m2 19,52 20,25 2,00 70,00
6 Tài sản của hộ Tr.đồng 136,46 210,31 25,00 1.647,00 7 Tổng thu nhập trong năm Tr.đồng 76,00 46,90 24,00 470,00 8 Thu nhập bình quân/người Tr.đồng 15,34 8,91 7,00 61,80 9 Tổng chi tiêu của hộ Tr.đồng 64,22 42,46 22,00 446,00 10 Chi tiêu bình quân/người Tr.đồng 13,02 8,02 6,00 58,80
có trình độ học vấn thấp nhất là 3 năm và cao nhất là 16 năm.
Quy mơ của hộ: Trung bình mỗi hộ có 5,14 người (độ lệch chuẩn là 1,67 người), hộ ít người nhất là 2 người và hộ đông người nhất là 10 người.
Diện tích canh tác: Trung bình mỗi hộ có 19,52 nghìn m2 đất nơng nghiệp (độ lệch chuẩn 20,25 nghìn m2), hộ có diện tích ít nhất là 2 nghìn m2 và hộ có diện tích nhiều nhất là 70 nghìn m2.
Tài sản của hộ: Trung bình là 136,46 triệu đồng (độ lệch chuẩn là 210,31 triệu đồng), hộ có tài sản nhỏ nhất là 25 triệu đồng, nhiều nhất là 1.647 triệu đồng.
Tổng thu nhập của hộ: Trung bình là 76,00 triệu đồng (độ lệch chuẩn là 46,90 triệu đồng), hộ có tổng thu nhập nhỏ nhất là 24,00 triệu đồng và hộ có tổng thu nhập lớn nhất là 470,00 triệu đồng.
Hình 4.3: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình
Nguồn: Tổng hợp kết quả xử lý số liệu khảo sát hộ gia đình (2017)
Về cơ cấu thu nhập: Thu nhập từ nghề nơng, trung bình là 47,55 triệu đồng, chiếm 63% thu nhập của hộ; Thu nhập từ bn bán, kinh doanh trung bình là 17,66 triệu đồng, chiếm 23% thu nhập của hộ; Thu nhập từ làm thuê (tiền cơng, tiền lương) trung bình là 8,64 triệu đồng, chiếm 11% thu nhập của hộ; Thu nhập khác
(trợ cấp, cho tặng, …) gần như khơng đáng kể, trung bình là 2,16 triệu đồng, chiếm 3% thu nhập của hộ.
Thu nhập bình quân đầu người: Trung bình là 15,34 triệu đồng/người/năm, hộ có thu nhập bình quân đầu người nhỏ nhất là 7,00 triệu đồng/người/năm và hộ có thu nhập bình qn đầu người lớn nhất là 61,80 triệu đồng/người/năm.
Tổng chi tiêu của hộ: Trung bình là 64,22 triệu đồng (độ lệch chuẩn là 42,46 triệu đồng), hộ có tổng chi tiêu nhỏ nhất là 22 triệu đồng và hộ có tổng chi tiêu lớn nhất là 446 triệu đồng.
Chi tiêu bình quân đầu người: Trung bình là 13,02 triệu đồng/người/năm, hộ có chi tiêu bình qn đầu người nhỏ nhất là 6,00 triệu đồng/người/năm và hộ có chi tiêu bình quân đầu người lớn nhất là 58,80 triệu đồng/người/năm.
Hình 4.4: Tham gia tổ chức chính trị - xã hội của hộ gia đình
Nguồn: Tổng hợp kết quả xử lý số liệu khảo sát hộ gia đình (2017)
Kết quả khảo sát (hình 4.4) cho thấy, 100% hộ đều tham gia các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương. Hội Nơng dân có số hộ tham gia nhiều nhất với 84 hộ, chiếm 35% tổng số hộ khảo sát; Kế đến là Hội Phụ nữ với 80 hộ, chiếm 33%. Đoàn Thanh niên và các hội khác (Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao
tuổi) có số lượng hộ tham gia thấp nhất, lần lượt là 45 hộ (chiếm 19%) và 30 hộ (chiếm 13%). Do vậy, nếu tổ chức tuyên truyền về BĐKH nên chú trọng vào các Hội Nông dân, Hội Phụ nữ.
4.3. NHẬN THỨC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
4.3.1. Hiện trạng biến đổi khí hậu tại khu vực khảo sát
Ghi nhận của hộ gia đình về các loại thời tiết bất thường trong vòng 5 năm qua, 4 loại thời tiết bất thường lớn nhất lần lượt là khô hạn, nhiễm mặn, nhiệt độ cao, triều cường. Các yếu tố khác như lốc xốy, bão, thời tiết bất thường khác (vịi rồng,...) có mức độ xảy ra thấp hơn (hình 4.5).
Hình 4.5: Các loại thời tiết bất thường trong vòng 5 năm qua
Nguồn: Tổng hợp kết quả xử lý số liệu khảo sát hộ gia đình (2017)
Hình 4.5 cho thấy tác động của BĐKH đến đời sống, sản xuất của hộ gia đình có khác biệt theo từng loại hình thời tiết, tác động mạnh nhất là năng suất giảm (48,95% số hộ bị ảnh hưởng), mất mùa (41,00% số hộ bị ảnh hưởng), thiếu nước sinh hoạt và sản xuất (35,98% số hộ bị ảnh hưởng), mất việc (34,73% số hộ bị ảnh hưởng). Các tác động tiêu cực có ảnh hưởng đến số lượng hộ ít hơn gồm: Gián đoạn công việc (22,59% số hộ bị ảnh hưởng), hư hại nhà ở (21,76% số hộ bị ảnh hưởng), gia súc bị bệnh (19,25% số hộ bị ảnh hưởng). Có 5,02% số hộ cho rằng khơng bị ảnh hưởng của BĐKH.
Hình 4.6: Tác động của BĐKH đến đời sống, sản xuất của hộ gia đình
Nguồn: Tổng hợp kết quả xử lý số liệu khảo sát hộ gia đình (2017)
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 239 hộ thì chỉ có 138 hộ (tỷ lệ 57,74%) nhận được thông tin cảnh báo về BĐKH, như vậy vẫn còn số lượng khá lớn đến 42,26% số hộ không nhận được thông tin cảnh báo về BĐKH (bảng 4.3). Về kênh thơng tin cảnh báo BĐKH, hộ gia đình nhận được thơng tin đồng thời ở nhiều kênh nhưng chủ yếu là radio (chiếm 36,40% số hộ), truyền miệng (chiếm 33,89% số hộ), tivi (chiếm 33,05% số hộ), báo chí (chiếm 15,06% số hộ). Các kênh có số lượng nhỏ hộ tiếp nhận được thông tin cảnh báo là tập huấn (chiếm 5,44% số hộ) và internet (chiếm 3,77% số hộ). Điều này cho thấy việc tổ chức tập huấn phòng tránh thiên tai, BĐKH còn hạn chế.