Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN CÀNG LONG
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Càng Long nằm ở phía Bắc tỉnh Trà Vinh. Phía Đơng giáp huyện Châu Thành và thành phố Trà Vinh; Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long; Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Kè; Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre.
Huyện Càng Long cách thị xã Trà Vinh 21km và cách thị xã Vĩnh Long 43km. Huyện Càng Long được xem là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Tồn huyện có Huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 1 thị trấn Càng Long và 13 xã trực thuộc: An Trường, An Trường A, Bình Phú, Đại Phúc, Đại Phước, Đức Mỹ, Huyền Hội, Mỹ Cẩm, Nhị Long, Nhị Long Phú, Phương Thạnh, Tân An, Tân Bình.
4.1.1.2. Địa hình, đất đai, khí hậu
Huyện Càng Long có địa hình tương đối bằng phẳng, ngồi những giồng cát có địa hình cao đặc trưng trên 1,6 m và khu vực ven sơng Hậu, cịn lại phần lớn diện tích đất trong huyện có cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 – 1,0m. Địa hình có hướng thấp dần về phía Đơng.
Càng Long có diện tích tự nhiên 30.009,88ha, gồm các loại đất: Đất sản xuất nông nghiệp: 24.811,6 ha. Đất nuôi trồng thủy sản: 26,43ha. Đất phi nông nghiệp: 5.163,3ha. Đất khác: 8,55ha.
Nhìn chung, đất đai huyện Càng Long chủ yếu là đất phù sa cùng một phần đất phèn, thích hợp trồng lúa, nhiều nơi cịn thích hợp trồng màu, cây ăn trái, những nơi trũng ven sơng lớn có điều kiện trao đổi nước rất thích hợp trồng lúa với ni trồng thủy sản.
Huyện Càng Long nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển, có 2 mùa mưa nắng rỏ rệt trong năm. Nhiệt độ trung bình 25 – 280C. Cao nhất tháng 04 và thấp nhất tháng 12. Tổng lượng mưa hàng năm đạt 1.500mm, thời gian bắt đầu mưa từ trung tuần tháng 05 và kết thúc đầu tháng 11.
Tài nguyên nước: Huyện Càng Long có nguồn nước mặt rất phong phú, huyện có hệ thống các sơng ngịi chính, như: sơng Cổ Chiên, sơng Cái Hóp, hệ thống kênh Trà Ngoa, sơng Càng Long, sông Láng Thé.
4.1.1.3. Dân số, lao động
Dân số toàn huyện là 171.955 người, mật độ dân số đạt 563 người/km2. Trong đó, dân tộc Khmer chiếm 5,64% so với tổng số dân. Số lao động 96.870 người, chiếm tỷ lệ 57,40% dân số tồn huyện. Trong đó: trong độ tuổi lao động là 91.847
người. Lao động có việc làm 94.628 người, số lao động khơng có việc làm 2.242 người (UBND huyện Càng Long, 2016).
4.1.1.4. Giao thông
Về giao thơng đường bộ, huyện có 02 tuyến Quốc lộ 53, Quốc lộ 60 tổng chiều dài là 28km, tuyến tỉnh lộ 911 dài 15,6km, 05 tuyến hương lộ dài 71,3km và nhiều đường giao thông nông thôn với chiều dài 416km. Về đường thủy có Sơng Cổ Chiên dài 11.5km và 02 hệ thống sông, sông Rạch Bàng và Láng Thé đảm bảo cho tàu có trọng tải từ 100 - 250 tấn lưu thơng.
4.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Càng Long
Giai đoạn 2015 - 2016, do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, trên địa bàn huyện Càng Long, nguồn nước ngọt khan hiếm, mặn xâm nhập vào cuối tháng 11 năm 2015, sớm hơn 1 tháng so với cùng kỳ, mặn đã tràn sâu vào các sông và kênh rạch nội đồng. Độ mặn cao nhất tại Vàm Láng Thé vào ngày 08/02/2016 là 13,76‰. Có 10 cơn bão đi vào Biển Đông gây thiệt hại nặng ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam chỉ gây mưa nhiều.
Dông lốc xảy ra vào ngày 24/5/2016, ngày 7/6/2016, làm sập hoàn toàn 4 căn nhà; tốc mái, siêu vẹo 7 căn nhà và 2 phòng học ở 2 xã An Trường, Nhị Long Phú.
Lũ, lụt, triều cường kết hợp sóng to gió lớn và dịng chảy mạnh làm sạt lở đất ở Cồn Hô và ven sông Cổ Chiên thuộc ấp Mỹ HiệpA, xã Đức Mỹ, tổng chiều dài: 570 m. Sạt lở 19m đê bao ở ấp Đức Mỹ, xã Đức Mỹ. Sạt lở 2 bờ kênh dẫn thượng và hạ lưu cống Láng Thé xã Đại Phước chiều dài 200 m, Cống Cái Hóp xã Đức Mỹ dài 375 m.
Dông lốc ngày 24/5/2016, ngày 7/6/2016, làm sập hoàn toàn 4 căn nhà; tốc mái, siêu vẹo 7 căn nhà và 2 phòng học ở 2 xã An Trường, Nhị Long Phú. Ước tổng thiệt hại khoảng 90 triệu đồng.
Trên địa bàn huyện Càng Long ước còn khoảng 9.000 hộ chưa được cung cấp nước máy, phải sử dụng nước sông trong sinh hoạt, tập trung ở các xã Đại Phước, Đại Phúc, Nhị Long, Đức Mỹ huyện Càng Long. Trong thời gian mặn xâm nhập, các cống đầu mối phải đóng làm cho nguồn nước bên trong phần nào bị ơ nhiễm
gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.
4.1.3. Cơng tác phịng ngừa, ứng phó thiên tại của huyện Càng Long
4.1.3.1. Cơng tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo
Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp quy về Luật Phòng, chống thiên tai, các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ huy phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Trà Vinh, thơng tin báo, đài để nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai. Tổng số 2.548 buổi với 20.180 lượt người tham dự, với nội dung chính như:
Tuyên truyền vận động người dân thực hiện đúng chủ trương về thời vụ, giống, diễn biến nguồn nước; chủ động dự báo, vận động nhân dân không xuống giống chờ lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành cống, quản lý dịch bệnh, phòng tránh thiệt hại trên cây trồng vật nuôi.
Cập nhật thông tin, thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo từ Đài Khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ; Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Trà Vinh về phòng, chống thiên tai trên loa đài 3.932 bản tin ở huyện và các xã, thị trấn.
Đưa 12 cán bộ đi tham dự lớp tập huấn đào tạo đội ngũ giảng viên cấp huyện, Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” tại thành phố Trà Vinh; Cử 2 cán bộ đi tập huấn 3 lớp nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho 3 xã Huyền Hội, Bình Phú và Phương Thạnh có 105 cán bộ địa phương tham dự.
Kết hợp Văn phòng Ban Chỉ huy phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Trà Vinh mở lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã tại huyện có 46 cán bộ địa phương ở 14 xã, thị trấn tham dự.
4.1.3.2. Công tác quan trắc dự báo
Tiến hành quan trắc cột nước, đo độ mặn theo từng con nước, từng ngày ở các điểm Cống như: Cống Cái Hóp, cống Láng Thé, Cầu Mỹ Huê, Cầu Sư Bích, Cầu Ba Si, Cầu Ất Ếch. Kiểm tra, đánh giá hiện trạng nguồn nước để chủ động vận hành
cống ngăn mặn, tranh thủ lấy nước ngọt khi độ mặn giảm. Dự báo diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn để thông báo cho các địa phương làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản và chế độ canh tác phù hợp với diễn biến hạn, mặn.
Trong mùa mưa bão, lốc xoáy và triều cường dâng cao, quan trắc cột nước ở các điểm trong và ngồi cống Cái Hóp, Láng Thé để chủ động vận hành cống cấp nước hoặc xã lũ phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.
4.1.3.3. Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn
Huyện đã giao chỉ tiêu nạo vét thủy lợi nội đồng cho các xã, thị trấn mỗi xã từ 3km trở lên, được các địa phương thực hiện tốt. Sử dụng nhiều nguồn vốn để nạo vét kênh cấp 2 và cấp 3, tổng số được 82 kênh, chiều dài 76.500m, và 3 bờ bao dài 8.100 m ở 11 xã, thị trấn: Mỹ Cẩm, An Trường, An Trường A, Tân An, Tân Bình, Huyền Hội, Nhị Long, Nhị Long Phú, Đại Phúc, Đức Mỹ và thị trấn Càng Long. Bảo dưỡng công trình cống Láng Thé, Cái Hóp, các cống cấp 2 và các cống đầu mối được 33 cống.
Vận động nhân dân giải phóng mặt bằng để nạo vét các tuyến kênh cấp 2 trong nội đồng do tỉnh đầu tư bằng nguồn vốn hạn mặn dự án 06 kênh như: Kênh Khương Hòa, Kênh Tân An - Huyền Hội, kênh N19, kênh Huyền Hội 10, kênh Tân An 4 ở các xã Phương Thạnh, Bình Phú, Huyền Hội, Tân An với chiều dài 21km và 02 tuyến bờ bao ấp Đon và bờ bao Dừa Đỏ 1 ở xã Nhị Long với chiều dài 2,7km, Bờ bao Mỹ Hiệp - Long Sơn chiều dài 1,7km.
Phối hợp Ủy ban nhân dân 14 xã, thị trấn xây dựng kế hoạch vận hành các cống cấp 2 và bọng nội đồng phục vụ cho sản xuất. Thống kê dụng cụ, phương tiện bơm tác trên địa bàn huyện, có 5.971 hộ sử dụng 2.250 máy xăng, 4.698 máy dầu, 579 moteur phục vụ sản xuất nông nghiệp
Đến nay cơ bản đã tương đối hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đê bao khép kín, chủ động ngăn mặn đồng thời dẫn nước ngọt trực tiếp từ sông Trà Ngoa về phục vụ cho đồng lúa cao sản của huyện.
Trước nhu cầu bức xúc khan hiếm nguồn nước ngọt của người dân, huyện đã thống kê nhu cầu mở rộng các tuyến ống để kéo nước sạch phục vụ nhu cầu sinh
hoạt, có 8.118 hộ đăng ký, chiều dài 176.150 m. Đã hỗ trợ các hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có dụng cụ trữ nước trên 2m3 ở những nơi chưa có nước máy, tổng số 2.959 hộ; hỗ trợ hóa chất xử lý nước 1.451 hộ ở trong nội đồng khan hiếm nguồn nước sạch. Cấp nước sinh hoạt và 117 bồn nhựa chứa nước cho hộ nghèo ở xã Đức Mỹ.
Cơng tác tiêm phịng dịch bệnh, tiêu độc sát trùng cho đàn gia súc, gia cầm trong thời gian hạn mặn cũng được triển khai, đảm bảo không để xảy ra ổ dịch.
4.1.3.4. Phòng chống triều cường, dòng chảy, sạt lở đất
Gia cố đê bao ở Cồn Hô và ven sông Cổ Chiên thuộc ấp Mỹ Hiệp A và ấp Đức Mỹ thuộc xã Đức Mỹ; Gia cố sạt lở cống Láng Thé, giai đoạn I chiều dài 100 m bằng cừ bê tơng, kinh phí 4,5 tỷ đồng.
Kiểm tra khai thác cát sông ở xã Đức Mỹ, xử lý trên 50 vụ vi phạm khai thác cát sơng trái phép, góp phần ngăn chặn nguy cơ sạt lỡ đất ở Cồn Hô và khu vực ven sông Cổ Chiên.