Nguồn: Mohammed Nasir Uddin (2012), Joshua S. Okonya và cộng sự (2013), Temesgen Tadesse Deressa (2014)
3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2014 – 2016; Số liệu thống kê về tình hình BĐKH trên địa bàn huyện Càng Long trong giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng ứng phó với BĐKH trên địa bàn huyện.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua qua sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND huyện.
3.2.2. Dữ liệu sơ cấp
3.2.2.1. Lựa chọn điểm điều tra
Đề tài chọn 3 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Càng Long để thu thập thông tin sơ cấp, bao gồm: thị trấn Càng Long, xã Đức Mỹ, xã Đại Phước. Đây là 3 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH (hạn hán, xâm nhập mặn) trên địa bàn huyện Càng Long giai đoạn 2014 - 2016 (UBND tỉnh Trà Vinh, 2016).
Chiến lược thích ứng của hộ gia đình Tỷ lệ phụ thuộc Quy mơ hộ Học vấn của chủ hộ Giới tính của chủ hộ Tuổi của chủ hộ Cảnh báo về BĐKH Khu vực sinh sống Chi tiêu bình quân
Tài sản của hộ Diện tích canh tác
3.2.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi sẽ thu thập thơng tin về hộ gia đình, nhận thức của hộ gia đình về BĐKH và chiến lược ứng phó của hộ đối với BĐKH. Bảng câu hỏi gồm các nội dung chính như sau (Bảng chi tiết xem phần phụ lục):
(1) Thơng tin chung về chủ hộ và hộ gia đình: Gồm các câu hỏi liên quan đến tuổi của chủ hộ, giới tính chủ hộ, dân tộc, học vấn chủ hộ, số lượng người trong hộ, số lượng người phụ thuộc.
(2) Thông tin về các đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ: Tham gia đồn thể, diện tích canh tác, thu nhập, tài sản, chi tiêu của hộ.
(3) Thông tin về ứng phó với BĐKH của hộ gia đình bao gồm: Các câu hỏi đánh giá nhận thức của hộ đối với BĐKH: các hiện tượng bất thường về thời tiết mà hộ gia đình gặp phải; Ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống, sản xuất; Kênh cảnh báo về BĐKH; Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến hộ gia đình trong vịng 5 năm qua.
Câu hỏi liên quan đến chiến lược ứng phó chủ yếu của gia đình và các giải pháp đề xuất đối với chính quyền địa phương để ứng phó với BĐKH.
3.2.2.3. Phương pháp thu dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình.
3.2.2.4. Cỡ mẫu điều tra và phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện có hạn mức (quota), với cỡ mẫu là 300. Phân bổ mẫu điều tra được trình bày tại bảng 3.1. Bảng 3.1: Phân bổ mẫu điều tra
Stt Xã/Thị trấn Số quan sát Tỷ trọng (%)
1 Thị trấn Càng Long 100 33,3
2 Xã Mỹ Đức 100 33,3
3 Xã Đại Phước 100 33,4
Tổng số 300 100,0
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Tùy theo từng mục tiêu cụ thể, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu tương thích.
Mục tiêu 1: Đo lường mức độ nhận thức về ảnh hưởng của BĐKH đối với đời sống, sản xuất của hộ gia đình tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Sử dụng thống kê mô tả để gồm các chỉ tiêu như tần suất, tỷ lệ, giá trị trung bình để đo lường và đánh giá.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng của hộ gia đình tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đối với BĐKH.
Sử dụng mô hình hồi quy đa thức (Multinomial logit) để phân tích mối quan hệ giữa chiến lược thích ứng của hộ gia đình đối với BĐKH (biến phụ thuộc) và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng của hộ (biến độc lập). Mức ý nghĩa thống kê được sử dụng là 5%. Khi mức ý nghĩa của các kiểm định trong mơ hình nhỏ hơn 0,05 thì có thể khẳng định có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Mục tiêu 3: Khuyến nghị các chính sách để hộ gia đình nâng cao nhận thức về BĐKH và thích ứng tốt hơn với BĐKH.
Sử dụng phương pháp diễn dịch, tổng hợp các kết quả thu được từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để khuyến nghị chính sách. Phần mềm Stata phiên bản 12.0 được sử dụng để hỗ trợ xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng.
3.2.4. Mô tả các biến số trong nghiên cứu định lượng và cách đo lường
Tuổi của chủ hộ (X1): Tính từ năm sinh đến thời điểm hiện tại. Thông thường, những chủ hộ càng lớn tuổi thì có nhiều kinh nghiệm trong ứng phó với BĐKH do vậy họ sẽ có nhiều chiến lược thích ứng hơn các chủ hộ ít tuổi. Như vậy, tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng.
Giới tính của chủ hộ (X2): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là nam giới và 0 nếu là nữ giới. Nam giới thường có mối quan hệ rộng nên có nhiều thơng tin nên họ chủ động hơn trong việc ứng phó rủi ro. Như vậy, giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng.
Bảng 3.2: Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
Biến quan sát Diễn giải Ký
hiệu Cơ sở lý thuyết
Biến phụ thuộc
Chiến lược thích ứng của hộ gia đình
Cách thức hộ gia đình lựa chọn nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của BĐKH. Nhận các giá trị như sau:
Nhờ chính quyền hỗ trợ Y = 1 (chiến lược cơ sở) Di chuyển đến nơi khác Y = 2
Bán tài sản Y = 3 Vay mượn Y = 4
Thay đổi lịch mùa vụ hoặc thay đổi giống cây trồng, vật ni Y = 5 Tìm thêm các nguồn thu nhập phi nông nghiệp Y = 6
Y Uddin (2012); Okonya và ctg (2013); Deressa (2014); Thắng (2015); WB (1999) Biến độc lập
Tuổi của chủ hộ Tính theo năm dương lịch, từ thời điểm sinh đến hết năm 2016 X1 Uddin (2012);
Deressa (2014); Thắng (2015)
Giới tính Biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là “nam”; ngược lại là 0 X2
Học vấn chủ hộ Số năm đi học của chủ hộ X3
Quy mô hộ Số người trong hộ X4 WB (1999)
Tỷ lệ phụ thuộc Số người dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi chia cho số người trong hộ X5 Thắng (2015)
Diện tích canh tác Diện tích đất nơng nghiệp của hộ (1.000 m2) X6 Deressa (2014);
Thắng (2015);
Tài sản của hộ Tính bằng ln của tổng tài sản của hộ ở thời điểm năm 2016 X7
Chi tiêu của hộ Tính bằng ln của tổng chi tiêu của hộ X8 Thắng (2015)
Khu vực sinh sống Biến giả, nhận giá trị 1 nếu ở thành thị; giá trị 0 nếu ở nông thôn X9
Deressa (2014); Okonya và ctg (2013) Cảnh báo về BĐKH Biến giả, nhận giá trị 1 nếu được cảnh báo về BĐKH; Ngược lại là 0 X10
Học vấn của chủ hộ (X3): Đo lường bằng số năm đi học. Người có học vấn thấp thường bị giới hạn về trình độ hiểu biết nên thường bị động trong việc thích ứng với BĐKH. Như vậy, học vấn ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng.
Quy mơ hộ (X4): Tổng số thành viên sinh sống trong gia đình. Quy mơ hộ lớn thì thu nhập đầu người thấp, dễ dẫn đến đói nghèo, nên thường bị động trong việc thích ứng với rủi ro (WB, 1999). Do đó, quy mơ hộ có ảnh hưởng ngược chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng.
Tỷ lệ phụ thuộc (X5): Biến này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số người không nằm trong độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi và trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam) so với tổng số người của hộ. Khi trong hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao, điều đó cũng có nghĩa là hộ gia đình đó có ít người tạo ra thu nhập và có nhiều người khơng tạo ra thu nhập, dẫn đến thu nhập bình qn của hộ sẽ giảm. Thơng thường, những hộ có tỷ lệ người phụ thuộc lớn sẽ dễ bị tổn thương trước rủi ro nhưng lại ít có sự lựa chọn chiến lược thích ứng với rủi ro (Võ Tất Thắng, 2015). Do đó, tỷ lệ phụ thuộc (X5) có ảnh hưởng ngược chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng.
Diện tích canh tác (X6): Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của hộ (1.000 m2). Đối với hộ sản xuất nơng nghiệp nói chung, đất sản xuất là tư liệu chính cho trồng trọt, chăn ni. Khi có nhiều đất đai thì hộ gia đình phải đầu tư sản xuất nhiều hơn, tức là họ bỏ nhiều tiền của để sản xuất nên phải chủ động lựa chọn chiến lược thích ứng phù hợp hơn so với hộ có ít đất đai. Như vậy, diện tích canh tác có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng của hộ gia đình.
Tài sản của hộ (X7): Đo lường bằng ln của tổng tài sản của hộ tại thời điểm năm 2016. Những hộ có tài sản lớn dễ vượt qua các cú sốc hơn các hộ có ít tài sản (Deressa, 2014), nghĩa là hộ có tài sản càng lớn thì càng chủ động trong việc lựa chọn chiến lược thích ứng. Như vậy, tài sản của hộ có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng của hộ gia đình.
Chi tiêu của hộ (X8): Đo lường bằng ln của chi tiêu bình quân đầu người của hộ tại thời điểm năm 2016. Tương tự như tài sản, những hộ có chi tiêu bình qn
đầu người lớn, tức là giàu có sẽ dễ vượt qua các cú sốc hơn các hộ có chi tiêu thấp (Võ Tất Thắng, 2015). Như vậy, chi tiêu của hộ có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng của hộ gia đình.
Khu vực sinh sống (X9): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu ở thành thị; giá trị 0 nếu ở nông thôn. Hộ gia đình ở khu vực nơng thơn có điều kiện hạ tầng giao thông kém hơn khu vực thành thị, hoạt động kinh tế của hộ gia đình ở khu vực nơng thơn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) nên chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, khí hậu nên chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH (Deressa, 2014). Hộ gia đình sống ở khu vực thành thị sẽ chịu ảnh hưởng của BĐKH ít hơn. Như vậy, khu vực sinh sống có ảnh hưởng ngược chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng của hộ.
Cảnh báo về BĐKH (X10): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu được cảnh báo về BĐKH; Ngược lại nhận giá trị 0. Những hộ được cảnh báo sẽ hiểu biết tốt hơn về BĐKH và ứng phó chủ động hơn (Deressa, 2014). Như vậy, cảnh báo về BĐKH có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn chiến lược thích ứng của hộ gia đình.
Mức độ ảnh hưởng của BĐKH (X11): Thang đo Linkert 5 mức độ với 1 là hồn tồn khơng ảnh hưởng; 5 là ảnh hưởng rất mạnh. Việc lựa chọn chiến lược thích ứng với rủi ro nói chung và BĐKH nói riêng tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nó đối với hộ gia đình. Khi mức độ ảnh hưởng càng lớn thì chiến lược thích ứng sẽ sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Như vậy mức độ ảnh hưởng của BĐKH có ảnh hưởng ngược chiều với việc lựa chọn chiến lược thích ứng của hộ gia đình.
3.3. TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan, đề tài sử dụng mơ hình logit đa thức (Multinomial logit) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng của hộ gia đình đối với BĐKH.
Đồng thời, các chiến lược thích ứng của hộ gia đình đối với BĐKH (biến phụ thuộc) được đề xuất gồm: (1) Nhờ chính quyền hỗ trợ; (2) Di cư; (3) Bán tài sản; (4) Vay mượn (người thân, ngân hàng); (5) Thay đổi lịch mùa vụ hoặc thay đổi giống cây trồng, vật ni; (6) Tìm thêm các nguồn thu nhập phi nơng nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng của hộ gia đình (biến độc lập) được đề xuất gồm: (1) Tuổi của chủ hộ; (2) Giới tính của chủ hộ; (3) Học vấn của chủ hộ; (4) Quy mô hộ; (5) Tỷ lệ người phụ thuộc; (6) Diện tích canh tác; (7) Tài sản của hộ; (8) Chi tiêu của hộ; (9) Khu vực sinh sống của hộ (thành thị hay nông thôn); (10) Cảnh báo về BĐKH; (11) Mức độ ảnh hưởng của BĐKH.
Cỡ mẫu nghiên cứu được xác định là 300 và sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có hạn mức (quota). Vùng nghiên cứu được chọn gồm thị trấn Càng Long, xã Đức Mỹ, xã Đại Phước của huyện Càng Long.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu để trả lời cho 2 câu hỏi: (1) Hộ gia đình tại huyện Càng Long nhận thức như thế nào về ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống, sản xuất của họ? (2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chiến lược thích ứng của hộ gia đình tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đối với BĐKH?
4.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN CÀNG LONG
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Càng Long nằm ở phía Bắc tỉnh Trà Vinh. Phía Đơng giáp huyện Châu Thành và thành phố Trà Vinh; Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long; Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Kè; Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre.