Đặc điểm chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình việt nam (Trang 35 - 37)

4.1. MƠ TẢ CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH

4.1.1. Đặc điểm chủ hộ

Truyền thống gia đình Việt Nam, Chủ hộ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định những công việc quan trọng của gia đình nhƣ nghề nghiệp, việc làm, phƣơng thức sản xuất của các thành viên trong hộ. Các thành viên trong gia đình ln tuân thủ theo ý kiến của chủ hộ. Chủ hộ còn quyết định đến lƣợng chi tiêu của hộ gia đình, trong đó có chi tiêu giáo dục.

Giới tính chủ hộ ảnh hƣởng đến quyết định chi tiêu và lƣợng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Chủ hộ là nam giới thƣờng quan tâm đến học vấn, tƣơng lai nhiều hơn nữ giới. Họ thƣờng có nhiều mối quan hệ xã hội hơn nữ giới nên trong việc định hƣớng cho con em học tập cũng tốt hơn. Kết quả khảo sát 5.637 hộ gia đình có chi tiêu cho giáo dục trong năm 2014, có 4.417 hộ có chủ hộ là nam giới, chiếm 78,36% và 1.220 hộ có chủ hộ là nữ giới, chiếm 21,64%.

Biểu đồ 4.1: Đặc điểm giới tính chủ hộ

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS năm 2014

Đặc điểm dân tộc cũng ảnh hƣởng đến lƣợng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Kết quả khảo sát 5.637 hộ gia đình có đến 4.636 hộ dân tộc kinh, chiếm 82,24% , cịn lại các dân tộc khác có 1.001 hộ, chiếm 17,76%. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, tuy nhiên do tập quán sinh sống, phong tục và điều kiện sinh sống khác nhau mà họ quan tâm đầu tƣ cho giáo dục cũng có phần khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm phần lớn

trong dân số Việt Nam và thƣờng quan tâm đầu tƣ cho giáo dục nhiều hơn các dân tộc khác.

Tình trạng hơn nhân của chủ hộ ảnh hƣởng đến việc học hành của con cái của họ trong gia đình. Gia đình có tình trạng hơn nhân ổn định họ sẽ cùng quan tâm đến các thành viên trong hộ nhiều hơn so với những trƣờng hợp gia đình có tình trạng hơn nhân ly hơn hoặc ly thân. Kết quả khảo sát cho thấy, có 4.896 hộ gia đình có tình trạng hơn nhân có đủ vợ, chồng, chiếm 86,85%. Tuy nhiên, có 741 hộ gia đình có tình trạng hơn nhân khác (ly thân, ly hơn, góa,..), chiếm 13,15%, điều này ảnh hƣởng đến việc quan tâm đến các thành viên trong hộ, dẫn đến mức chi tiêu cho giáo dục cũng thấp hơn so với những hộ có tình trang hơn nhân ổn định.

Xét về khu vực sinh sống của hộ gia đình, kết quả khảo sát 5.637 hộ cho thấy, có 1.762 hộ gia đình sống ở thành thị, chiếm 31,26% và 3.875 hộ có khu vực sống ở nơng thơn, chiếm 68,74%. Do đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, đa phần ngƣời dân sống bằng sản xuất nông nghiệp nên dân số tập trung nhiều ở vùng nông thôn. Tuy Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng mạng lƣới trƣờng lớp, đầu tƣ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên nhƣng việc học tập của ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn cịn nhiều khó khăn. Ở khu vực thành thị, điều kiện cơ sở vật chất, giao thông thuận tiện, chất lƣợng giáo viên đảm bảo nên thuận lợi cho việc tiếp cận giáo dục. Điều này dẫn đến việc chi tiêu cho giáo dục ở khu vực nông thôn thƣờng thấp hơn so với khu vực thành thị.

Bảng 4.1: Đặc điểm chủ hộ Biến Chỉ tiêu Số hộ % Dân tộc chủ hộ Kinh 4636 82,24 Khác 1001 17,76 Tình trạng hơn nhân Có vợ, chồng 4896 86,85 Khác 741 13,15 Khu vực sinh sống Thành thị 1762 31,26 Nông thôn 3875 68,74

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS năm 2014

Tuổi đời và trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Chủ hộ có tuổi đời cao có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuổi đời của chủ hộ càng cao họ càng quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tƣ cho

giáo dục đối với các thành viên trong hộ gia đình. Kết quả khảo sát 5.637 hộ gia đình cho thấy, tuổi đời trung bình của chủ hộ là 46,676 tuổi và trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là 2,274. Qua đó cho thấy, trung bình độ tuổi chủ hộ cao nhƣng trình độ học vấn vẫn cịn thấp. Chính từ điều này làm ảnh hƣởng đến lƣợng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Bảng 4.2: Tuổi và học vấn chủ hộ N Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tuổi 5637 46,676 12,285 17 94 Học vấn 5637 2,274 2,264 0 12

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS năm 2014

4.1.2. Qui mơ hộ gia đình

Do truyền thống văn hóa ngƣời Việt Nam, các thế hệ thƣờng chung sống trong một nhà nên qui mơ hộ gia đình thƣờng cao. Những năm gần đây Việt Nam có nhiều chính sách kế hoạch hóa gia đình, nhằm giảm tỷ lệ sinh trong hộ nên qui mơ hộ gia đình có xu hƣơng giảm nhƣng số lƣợng ngƣời trong hộ vẫn còn tƣơng đối cao. Thực tế khảo sát 5.637 hộ gia đình cho thấy, số ngƣời cùng chung sống trong một gia đình trong thời điểm khảo sát là 4,420 ngƣời. Có những gia đình chỉ có 1 ngƣời sinh sống, tuy nhiên có nhiều gia đình có số lƣợng từ 8 ngƣời trở lên, thậm chí cịn gia đình có đến 13 ngƣời cùng sinh sống. Qui mơ hộ gia đình càng cao thì gánh nặng về chi tiêu nói chung và chi tiêu cho giáo dục nói riêng càng lớn.

Bảng 4.3: Tổng số ngƣời trong hộ N Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tổng số ngƣời 5637 4,420 1,301 1 13

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)