Biến phụ thuộc CD-test p-value
I_TA 30.31 0.000
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata do tác giả tính tốn (Phụ lục 5)
Kết quả kiểm định cho thấy p-value rất thấp, 0.000 nhỏ hơn 0.05, đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0.
Kết luận: Tồn tại tương quan chéo trong cỡ mẫu thu thập với mức ý nghĩa
5%.
Thông qua các kiểm định khác vừa được trình bày trên đây, tác giả rút ra kết luận như sau:
Mơ hình khơng tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến ở mức nghiêm trọng.
Tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình ở mức ý nghĩa 5%.
Tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1 trong mơ hình ở mức ý nghĩa 5 %.
Từ kết quả trên, tác giả tiến hành thực hiện phân tích hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp hồi quy mở rộng tác động cố định, sử dụng phương pháp ước lượng sai số Driscoll và Kraay Standard Errors. Các mơ hình chính được sử dụng sẽ là mơ hình hồi quy tuyến tính phân khúc (mơ hình số 3) và hồi quy đa thức bậc ba (mơ hình số 4).
4.2.2. Kết quả hồi quy phân tích quan hệ phi tuyến giữa cổ tức và đầu tư tư
4.2.2.1. Phân tích độ nhạy cổ tức – đầu tư dưới tác động dòng tiền bất ổn
Thực hiện phương pháp tương tự như tác giả Deng và cộng sự (2013), tác giả thực hiện vẽ biểu đồ thể hiện độ nhạy giữa cổ tức-đầu tư theo sự bất ổn dịng tiền. Trong đó, độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư chính là hệ số hồi quy của đầu tư lên cổ tức, và được thể hiện trên trục tung. Trục hoành sẽ thể hiện mười mức độ bất ổn của dòng tiền, với mức độ bất ổn tăng dần từ 1 đến 10.
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ độ nhạy cổ tức – đầu tư với xếp hạng mức thâm hụt dòng
tiền.
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ độ nhạy cổ tức – đầu tư với xếp hạng mức biến động
dòng tiền
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata do tác giả tính tốn (Phụ lục 7)
Thông qua biểu đồ 4.1, tác giả nhận thấy độ nhạy giữa cổ tức và đầu tư theo xếp hạng mức thâm hụt dịng tiền có sự lên xuống khơng ổn định. Tuy nhiên, tại điểm xếp hạng thâm hụt dịng tiền 4 và 7, có sự biến động độ nhạy khá lớn, do đó tác giả chọn điểm 4 và 7 như một hệ số chặn và sẽ được sử dụng để làm căn cứ đặt các biến giả khi hồi quy các mơ hình với sự bất ổn dịng tiền được đo lường bởi mức thâm hụt dòng tiền.
Thơng qua biểu đồ hình 4.2, tác giả nhận thấy, cũng tại điểm xếp hạng biến động dòng tiền 4 và 7 tồn tại sự biến động trong độ nhạy cổ tức - đầu tư. Do vậy điểm 4 và 7 sẽ được sử dụng làm căn cứ đặt biển giả khi hồi quy các mô hình với sự bất ổn dịng tiền được đo lường bởi mức biến động dòng tiền.
4.2.2.2. Phân tích quan hệ phi tuyến giữa cổ tức và đầu tư
a. Hồi quy phân khúc (piecewise regression)
Chi tiết mơ hình:
I_TA = α0 + α1DIV + α2Rank + α3Dum1 + α4Dum2 + DIV*(α5Rank + α6Dum1 + α7Dum2) + Rank*(α8Dum1 + α9Dum2) + DIV*Rank*(α10Dum1 + α11Dum2) + α12ExtCash_TA + α13CF_TA + α14Lag(I_TA) + α15MB + α16Size + α17ROA + α18LEV + α19State + ε. (1)