m. Loại bỏ các khoản nợ trong chi phí của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị 26
2.1 Thực trạng áp dụng IFRS trên thế giới 42
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của IFRS 42
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập thuộc khu vực tư
nhân, có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các nhà kinh doanh và các tổ chức trên thế giới sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế được thành lập vào năm 1973 dưới sự cam kết
của các chuyên gia kế toán của các nước Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Hà Lan, Vương quốc Anh, Ailen và Mỹ. Từ năm 1983 các thành viên của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm toàn bộ các chuyên gia kế tốn thuộc thành viên của Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC). Giai đoạn từ năm 1973 đến 1989 là thu hẹp sự khác biệt kế toán các quốc gia bằng việc xây dựng nhiều phương pháp kế toán trong đó có phương pháp chuẩn và phương pháp thay thế được chấp nhận. Giai đoạn từn năm 1989 đến năm 1993: IASC tiến hành cải thiện chất lượng chuẩn mực kế tốn bằng cách giảm các bất cập thơng qua việc giảm dần sự lựa chọn các phương pháp kế tốn thơng qua trong chuẩn mực kế tốn nhằm hịa hợp kế tốn quốc tế.
Cơng việc của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế được điều hành bởi một Hội đồng gồm đại diện của 13 nước thành viên (do Hội đồng của IFAC chỉ định) và
trên 4 tổ chức thành viên khác. Các nước thành viên của Hội đồng bao gồm: Mỹ, Canada, Mexico, 5 nước châu Âu (Pháp, Đức, Hà lan, Liên đoàn Bắc Âu, Vương quốc Anh và Ailen); 3 nước châu Á (Ấn Độ, Nhật Bản, Malay sia); Nam phi và
Úc. Mỗi nước thành viên được cử 2 cá nhân và một chuyên gia tư vấn về chuyên môn làm đại diện. Hội đồng có 3 thành viên tuyển cử bổ sung nhằm tạo điều kiện cho Hội đồng có thể mở rộng khu vực bầu cử cho các hiệp hội các nhà phân tích tài chính đại diện cho những người sử dụng các báo cáo tài chính; Liên đồn các cơng ty Quản lý tài chính Thụy Sỹ và Hiệp hội điều hành Tài chính quốc tế đại
Cơng việc của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế có thể thực hiện được nhờ sự trợ giúp tài chính từ các thành viên và các tổ chức trong Hội đồng của nó, của
Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC), sự trợ giúp của các công ty, các tổ chức tài
chính, các hãng kế tốn và các tổ chức khác.
Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2001, IASC đã tái cấu trúc để hình thành hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế( IASB). IASB bao gồm 14 thành viên – 12 thường trực và 2 không thường trực. Tối thiểu 5 thành viên IASB phải có một nền tảng như là các kiểm tốn viên hành nghề, 3 thành viên phải có một nền tảng về lập báo cáo tài chính, và 3 thành viên là những người sử dụng báo cáo tài chính và ít nhất một thành viên thuộc giới học viện. Điều kiện quan trọng nhất để lựa chọn một thành
viên IASB là năng lực kỹ thuật. Mục đích của IASB là phát triển chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và hướng tới hội tụ kế tốn quốc tế trên phạm vi tồn cầu. Tính đến tháng 1/1999 số các thành viên đại diện cho hơn 2 triệu chuyên gia kế
toán là 142 thành viên thuộc 103 quốc gia khác nhau. Nhiều tổ chức khác đã tham gia cộng tác với công việc của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế này (IAS).
Tháng 04/2001, IASB đã thông qua tất cả chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành bởi IASC và thơng báo rằng các chuẩn mực kế tốn của nó được sẽ được gọi lại là chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Q trình hội tụ kế toán ngày càng được quan tâm nhiều bởi tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã tiến hành áp dụng IFRS thay cho chuẩn mực kế tốn quốc gia.
Những cơng bố có thẩm quyền liên quan tới IFRS bao gồm:
Chuẩn mực Lập báo cáo Tài chính quốc tế (IFRSs) được ban hành bởi IASB.
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASs) được ban bành bởi IASC (và được chấp nhận bởi IASB).
Các Giải thích được tạo ra bởi Ủy Ban Giải thích Thường trực (đến 2001).
Việc hội tụ kế toán quốc tế diễn ra rất khả quan trên thế giới và ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Năm 2005,
hệ thống IAS/IFRS đã được áp dụng một các phổ biến với 65 quốc gia ở Châu Âu, Úc, Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á...Năm 2010, theo điều tra của Deloitte trên 173 quốc gia thì có 123 quốc gia bắt buộc và yêu cầu áp dụng IAS/IFRS.