m. Loại bỏ các khoản nợ trong chi phí của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị 26
2.1 Thực trạng áp dụng IFRS trên thế giới 42
2.1.2 Cách thức và quá trình áp dụng IFRS của một số nước trên thế giới 44
Một quốc gia có thể sử dụng IFRS trong một số cách khác nhau. Ví dụ, một nước có thể:
(1) chấp nhận IFRS như là chuẩn mực kế tốn quốc gia.
(2) u cầu các cơng ty niêm yết trong nước sử dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính hợp nhất của họ.
(3) cho phép các công ty niêm yết trong nước sử dụng IFRS.
(4) yêu cầu hoặc cho phép các cơng ty nước ngồi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong nước sử dụng IFRS.
Xem Bảng minh họa 2.1 cho một bảng tóm tắt về phạm vi mà IFRS được yêu cầu hoặc cho phép để được sử dụng bởi các công ty niêm yết trong nước khi lập báo cáo tài chính hợp nhất ở các nước trên toàn thế giới.
Trong số 152 quốc gia có trong Bảng minh họa 2.1 vào tháng 07/2009, 86 yêu cầu tất cả công ty niêm yết trong nước sử dụng IFRS. Hơn nữa, Brazil và Hàn Quốc có kế hoạch áp dụng IFRS năm 2010, Canada và Ấn Độ năm 2011, và Mexico năm 2012. Đáng kể nhất trong nhóm sử dụng IFRS này có 27 nước thuộc EU. Tất cả công ty giao dịch đại chúng ở EU đều được yêu cầu sử dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất từ ngày 01/01/2005. Chỉ có một số ngoại lệ là những cơng ty này sử dụng GAAP Mỹ, điều mà một số khu vực pháp lý cho phép, hoặc chỉ có
giao dịch chứng khốn nợ cơng chúng. Những cơng ty này bắt đầu sử dụng IFRS năm 2007. Trong hầu hết trường hợp, các công ty EU tiếp tục sử dụng chuẩn mực kế toán trong nước để lập báo cáo tài chính cơng ty mẹ, việc này thường phục vụ cho mục đích thuế. Với việc áp dụng IFRS ở EU, IASB đạt được số lượng đáng kể về tính hợp pháp như là một nhà thiết lập chuẩn mực kế tốn tồn cầu.
IFRS yêu cầu tất cả công ty niêm yết trong nước
Anguilla Fiji Kuwait Peru
Antigua and Barbuda Phần Lan* Kyrgyzstan Ba Lan*
Armenia Pháp* Latvia* Bồ Đào Nha*
Úc# Đức* Lebanon Qatar
Áo* Georgia Liechtenstein Romania*
Bahamas Ghana Lithuania* St. Kitts and Nevis
Bahrain Grenada Luxembourg* Serbia
Barbados Hy Lạp* Macedonia Slovenia*
Bỉ* Guatemala Malawi Slovak Republic*
Bosnia & Herzegovina Guyana Malta* Nam Phi
Botswana Haiti Mauritius Hàn Quốc (2010)
Brazil (begin 2010) Honduras Mexico (begin 2012 Tây Ban Nha*
Bulgaria* Hong Kong† Mongolia Thụy Điển*
Canada (begin 2011) Hungary* Montenegro Tajikistan
Chile Iceland Namibia Tanzania
Costa Rica Ấn Độ (2011) Nepal Trinidad & Tobago
Cyprus* Iraq Hà Lan* Thổ Nhĩ Kỳ
Cộng Hòa Séc* Ireland* New Zealand# Ukraine
Đan Mạch* Italy* Nicaragua United Arab Emirates
Dominican Republic Jamaica Na Uy Anh Quốc*
Ecuador Jordan Oman Venezuela
Ai Cập Kazakhstan Panama West Bank Gaza
Estonia* Kenya Papua New Guinea
IFRS yêu cầu một số công ty niêm yết trong nước
Azerbaijan Israel Morocco Nga
Belarus
IFRS cho phép các công ty niêm yết trong nước
Aruba El Salvador Myanmar Thụy Sĩ§
Bermuda Gibraltar Netherlands Antilles Uganda
Bolivia Laos Paraguay Virgin Is. (British)
Botswana Lesotho Sri Lanka Zambia
Cayman Islands Maldives Suriname Zimbabwe
Dominica Mozambique Swaziland
IFRS không cho phép các công ty niêm yết trong nước
Argentina Cuba Nigeria Togo
Bangladesh Indonesia Pakistan Tunisia
Benin Iran Philippines United States
Bhutan Nhật Bản Saudi Arabia Uruguay
Burkina Faso Libya Senegal Uzbekistan
Trung Quốc Malaysia Singapore‡ Việt Nam
Cote d’Ivoire Mali Syria
Colombia Moldova Đài Loan
Croatia Niger Thái Lan
#Úc và New Zealand có các chuẩn mực quốc gia mơ tả tương đương IFRS. *Thành viên của EU. EU không chấp nhận IAS 39.
†Hong Kong chấp nhận các chuẩn mực giống IFRS.
‡Singapore đã chấp nhận nhiều IFRS nhưng có thay đổi một số IFRS khi áp dụng chúng như là các chuẩn mực mực quốc gia.
§Thụy Sĩ yêu cầu các công ty đa quốc gia đặt tại Thụy Sĩ sử dụng hoặc IFRS hoặc GAAP Mỹ.
Nguồn: Deloitte Touche Tohmatsu, “Sử dụng IFRS bởi các khu vực pháp lý”, www.iasplus.com (truy cập gày ngày 15/07/09).
Bảng 2.1: Sử dụng IFRS để lập Báo cáo tài chính hợp nhất tháng 07/2009
Hầu hết quốc gia có nền kinh tế mạnh yêu cầu hoặc cho phép các công ty niêm yết trong nước sử dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính hợp nhất. Hầu hết ngoại trừ quan trọng đều là Nhật Bản, Trung Quốc, và Mỹ, ba nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.
* Lộ trình áp dụng IFRS của Mỹ
Năm 2002, FASB đã thỏa hiệp với IASB bằng hiệp định Norwalk để phát triển
chuẩn mực kế tốn chất lượng cao. Hội tụ có thể xảy ra bởi FASB chấp nhận một chuẩn mực IASB đang có, IASB chấp nhận chuẩn mực FASB hiện có, hoặc cả hai hội đồng này làm việc cùng nhau để phát triển một bộ chuẩn mực mới. Tuy nhiên, quá trình hợp tác là một thử thách lớn bởi tính pháp lý, sự can thiệp của các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa...Một trong những vấn đề khó khăn đó là hệ thống kế tốn Mỹ trên cơ sở qui định và hướng dẫn chi tiết còn IAS/IFRS dựa theo những nguyên tắc và khơng có hướng dẫn.
Năm 2008, , FASB đã thỏa hiệp với IASB đã phát hành Biên bản Ghi nhớ cập nhật (MoU), biên bản này đưa ra các cột mốc để đạt được liên quan đến kết hợp các dự án trước năm 2011. Các dự án chính sau đây là một phần của MoU:
Hợp nhất.
Hợp đồng thuê.
Sự không thừa nhận.
Nợ phả trả và vốn chủ sở hữu.
Đo lường giá trị hợp lý.
Phúc lợi hưu trí.
Ngồi ra, SEC cung đã có những động thái tích cực đối với IAS/IFRS. FASB và
SEC đã có các buổi họp định kỳ giữa FASB, SEC và IASB để thảo luận hướng tới chuẩn mực kế toán quốc tế như:
+ Năm 2005, SEC gỡ bỏ qui định các công ty nước ngồi niêm yết trên thị trường chứng khốn Mỹ có báo cáo tài chính lập theo IAS/IFRS phải chỉnh hợp sang chuẩn mực kế toán Mỹ theo bảng 20F.
+ Năm 2007, SEC cho phép các công ty nước ngồi niêm yết trên thị trường chứng khốn Mỹ áp dụng IFRS.
+ Năm 2008, SEC quyết định chấp nhận sử dụng IFRS.
+ Năm 2011, Chủ tịch SEC đã tuyên bố ủng hộ xây dựng hệ thống chuẩn mực kế tốn tồn cầu chất lượng cao trên cơ sở các IFRS.
*Lộ trình áp dụng IFRS của Liên Minh Châu Âu
EU đã có nhiều nỗ lực để làm hài hịa kế tốn như đưa ra hai chỉ thị làm hài hịa kế tốn: chỉ thị Thứ Tư, ban hành năm 1978 liên quan đến nguyên tắc định giá, yêu
cầu công bố và mẫu báo cáo tài chính; và chỉ thị Thứ Bảy, ban hành năm 1983 liên quan đến lập báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy nhiên hai chỉ thị này đã không đạt được kết quả như mong muốn.
Năm 1995, EU liên kết với IASC tiến tới hài hòa quốc tế rộng hơn về chuẩn mực kế toán với mục đính thiết lập chuẩn mực được chấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu.
Năm 2000, mặc dù trên nguyên tắc chung EU áp dụng IFRS nhưng trên thực tế thì EU vẫn khơng chấp nhận tồn bộ IFRS mà phê duyệt từng chuẩn mực thông qua luật, tổ chức để áp dụng nên tính thống nhất trong hệ thống vẫn chưa hoàn chỉnh. Năm 2005, Liên Minh Châu Âu áp dụng hoàn toàn IFRS. Theo nghiên cứu mặc dù các công ty trong EU điều áp dụng IFRS nhưng các công ty từ các quốc gia trong EU vẫn có những khác biệt nhất định về ghi nhận doanh thu, phân loại tài sản tài chính...
*Lộ trình áp dụng IFRS của Úc
Năm 2005, Úc chuyển sang áp dụng IFRS và là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng IFRS nhưng có sự chỉnh sửa cho phù hợp với môi trường và đặc diểm kinh tế của quốc gia. Sự điều chỉnh bao gồm những thay đổi trong việc lựa chọn
được ban hành theo IFRS và bổ sung những hướng dẫn và thay đổi một số thuật
ngữ khác so với IFRS.
Hướng tiếp cận IFRS của Úc thể hiện tính trung lập trong việc thi hành các chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc điều chỉnh các chuẩn mực này cho phù hợp với đặc
điểm kinh tế, chính trị và mơi trường của Úc.
*Lộ trình áp dụng IFRS của Trung Quốc
Năm 2006, Trung Quốc áp dụng một bộ Chuẩn mực Kế tốn Trung Quốc mới hồn tồn mà được dựa trên IFRS. Hơn nữa, các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông đều được phép sử dụng hoặc chuẩn mực kế tốn Hồng Kơng hoặc IFRS. Tuy nhiên, giữa chuẩn mực kế tốn Trung Quốc và IAS/IFRS có những điểm khác biệt rõ rệt, cụ thể chuẩn mực kế toán Trung Quốc
không phát triển và áp dụng đầy đủ giá trị hợp lý, yêu cầu công bố các bên liên quan cũng chỉnh sửa lại cũng như không thực hiện đánh giá tổn thất tài sản.Vì vậy, Trung Quốc chỉ hội tụ với IAS/IFRS về mặt hình thức.
Tháng 10 năm 2010, Bộ Tài chính Trung Quốc tiếp tục chỉnh sửa chuẩn mực kế tốn của mình cho phù hợp với IAS/IFRS nhưng có một số loại trừ. Đồng thời Bộ Tài Chính cũng cho biết tất cả các cơng ty có qui mơ lớn và vừa sẽ phải áp dụng theo chuẩn mực kế toán mới sửa đổi từ năm 2012.
*Lộ trình áp dụng IFRS của một số nước Đông Nam Á
Năm 2005, Hội đồng chuẩn mực kế tốn của Philippines hồn tất việc chỉnh sửa chuẩn mực kế toán quốc gia phù hợp với IAS/IFRS và chuẩn mực kế toán mới này
được sử dụng cho tất cả các công ty tại Philippines.
Năm 2005, Hội đồng chuẩn mực kế toán Singapore đã chỉnh sửa gần như tồn bộ chuẩn mực kế tốn quốc gia theo IFRS và mực kế toán mới này được sử dụng cho tất cả các công ty tại Singapore.
Năm 2007, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán của Nhật Bản và IASB thỏa thuận về
một quy trình hội tụ chuẩn mực kế toán Nhật và IFRS bằng cách giảm xuống khác biệt giữa hai bộ chuẩn mực này. Gần đây, vào tháng 06/2009, Hội đồng Kế toán
Doanh nghiệp ở Nhật Bản cho biết rằng nó sẽ cho phép một số công ty Nhật sử dụng IFRS bắt đầu năm 2010.