CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của việc tham gia mô hình bao tiêu sản phẩm tập đoàn lộc trời đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn thành phố rạch giá giai đoạn 2015 2016 (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới.

Theo Trần Thị Mỹ Dung (2015), trong một nghiên cứu sản xuất lúa tại Bắc Nigeria được thực hiện bởi Okoruwa và các công sự (2009), qua khảo sát 143 hộ nông dân kết hợp với phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích hồi quy tương quan đã cho thấy lợi nhuận trồng lúa sẽ tăng đáng kể nếu sử dụng các loại giống hiện đại trong sản xuất, cịn các yếu tố như lượng giống, phân bón, vốn và giới tính khơng có ý nghĩa

thống kê. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác nhau đáng kể về hiệu quả kinh tế giữa những hộ sản xuất có quy mơ nhỏ và những hộ sản xuất có quy mơ lớn.

Bằng phương pháp so sánh điểm xu hướng và mơ hình hồi quy trong một nghiên cứu về sản xuất lúa theo hợp đồng tại Lào, Setboonsarng và các cộng sự (2008) đã phân tích và so sánh lợi nhuận giữa những người nông dân sản xuất theo hợp đồng và không theo hợp đồng. Qua nghiên cứu đã cho thấy lợi nhuận trung bình của người nơng dân có hợp đồng cao hơn người nơng dân khơng có hợp đồng. Ngồi ra, những người nơng dân tham gia hợp đồng cịn được hỗ trợ đầu vào, vốn, ổn định thị trường đầu ra do đó họ có khả năng đa dạng hóa cây trồng vật ni góp phần tăng thu nhập và đảm bảo sinh kế an toàn hơn.

Trong một nghiên cứu về sản xuất theo hợp đồng tại Thái Lan, Sriboonchitta và Wiboonpoongse (2008) đã cho thấy nguyên nhân để nông dân nước này sản xuất theo hợp đồng là do họ có lợi nhận cao hơn khi tham gia. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ chỉ ra những kinh nghiệm đó là: sự minh bạch trong hợp đồng, tính cơng bằng trong hợp đồng, rủi ro phải được chia sẻ hợp lý, có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, có sự hỗ trợ của các cơ quan cung cấp dịch vụ công về khoa học cơng nghệ và có sự phù hợp với sản phẩm nơng nghiệp cần chế biến.

Tóm lại, trong các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới nêu trên, với các phương pháp như thông kê mô tả kết hợp với phân tích hồi quy tương quan hoặc mơ hình hồi quy kết hợp so sánh điểm xu hướng, các tác giả đã cho thấy việc sản xuất theo hợp đồng sẽ mang lại lợi ích cho nơng dân, đặc biệt là những hộ có diện tích đất sản xuất ít, vốn ít và ở vùng xâu, vùng xa. Tuy nhiên để đảm bảo tính minh bạch, cơng bằng trong hợp đồng, Chính phủ phải đứng vai trị trung tâm, quy hoạch khu vực sản xuất, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp tham gia mơ hình kiên kết, giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa hai bên để duy trì và nhân rộng mơ hình liên kết.

2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước.

Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ, Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận (2014) đã tiến hành khảo sát 190 hộ dân đồng thời đã sử dụng phương pháp phân tích tần suất, thống kê mô tả... để đánh giá thực trạng thu nhập của người nơng dân. Sau đó, nghiên cứu sử dụng mơ

hình hồi quy tuyến tính để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trồng lúa ở đây. Mơ hình hồi quy tuyến tính được thiết lập với biến phụ thuộc là thu nhập bình qn của nơng hộ và các biến số độc lập như: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ, chi tiêu trong sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất canh tác, sản lượng lúa, giá lúa, số lượng lúa được bán... Nghiên cứu cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa như diện tích đất canh tác, chi tiêu cho sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa và giới tính chủ hộ.

Trần Thị Mộng Thúy (2016) đã tiến hành nghiên cứu 160 hộ (80 hộ sản xuất theo hợp đồng và 80 hộ sản xuất tự do) để so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngồi mơ hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê mơ tả, phương pháp so sánh điểm xu hướng để so sánh hiệu quả giữa 2 nhóm hộ dựa trên các số liệu thống kê đã khảo sát thực tế; phương pháp định lượng để thực hiện các kiểm định so sánh trong và ngoài hợp đồng. Kết quả cho thấy về hiệu quả kỹ thuật, nông dân đã thay đổi tập quán sản xuất: sử dụng giống xác nhận để gieo trồng, giảm lượng giống gieo sạ, gieo sạ đồng loạt theo lịch thời vụ; thay đổi tập qn bón nhiều phân đạm, ít phân kali làm cho cây lúa dễ bị đổ ngã dẫn đến giảm năng suất, thay đổi cách phun thuốc từ phun thuốc theo định kỳ và kinh nghiệm sang phun thuốc theo sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật. Về mặt hiệu quả kinh tế cũng cho thấy khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn giúp cho nơng dân giảm được chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí bơm nước, chi phí lao động từ đó tổng chi phí giảm dẫn đến giá thành 1 kg lúa của các hộ trong mơ hình cũng giảm. Thu nhập của các hộ trong mơ hình cũng tăng so với các hộ ngồi mơ hình từ 5.384.623 đồng/ha - 5.660.678 đồng/ha; lợi nhuận của các hộ trong mơ hình cũng tăng so với các hộ ngồi mơ hình từ 5.322.220 đồng/ha -5.629.297 đồng/ha. Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí của các hộ trong mơ hình (0,89) cao hơn tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí của các hộ bên ngồi mơ hình (0,56). Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các hộ trong mơ hình (0,46) cao hơn tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các hộ bên ngồi mơ hình (0,35).

Trong nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng lớn tại tỉnh Bến Tre, Trần Thị Mỹ Dung (2015) đã nghiên cứu 200 hộ (120 hộ trong cánh đồng lớn và 80 hộ ngồi mơ hình). Tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để

xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và đã đưa ra 14 biến độc lập: tham gia mơ hình, phẩm cấp giống, lượng lúa giống, lịch thời vụ, lượng phân đạm, lượng phân lân, lượng phân kali, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động th, lao động gia đình, lượng dầu bơm, kinh nghiệm trồng lúa, hỗ trợ kỹ thuật, diện tích. Đồng thời tác giả đã sử dụng công cụ hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và đã đưa ra 12 biến độc lập: giá phân đạm, giá phân lân, giá phân kali, giá giống, giá bơm nước, giá bán lúa, chi phí lao động thuê, chi phí thuốc BVTV, tham gia, kinh nghiệm trồng lúa, phẩm cấp giống, lịch thời vụ. Kết quả cho thấy khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn sẽ làm tăng năng suất, lợi nhuận cho nơng dân. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như lượng phân đạm, lao động gia đình và hỗ trợ kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến biến năng suất và lợi nhuận. Cụ thể: Năng suất lúa trung bình qua hai vụ của nhóm hộ trong mơ hình cao hơn nhóm ngồi mơ hình 396 kg/ha; giá bán của nhóm hộ ngồi mơ hình thấp hơn nhóm hộ trong mơ hình 205 đồng/kg; doanh thu của nhóm trong mơ hình cao hơn nhóm ngồi mơ hình 3.426.563 đồng/ha; tổng chi phí của nhóm hộ trong mơ hình thấp hơn nhóm hộ ngồi mơ hình 641.404 đồng/ha/vụ; giá thành sản xuất 1 kg lúa của nhóm hộ trong mơ hình thấp hơn nhóm hộ ngồi mơ hình 397 đồng/kg; lợi nhuận trung bình của các hộ trong mơ hình cao hơn lợi nhuận trung bình của các hộ ngồi mơ hình là 4.067.967 đồng/ha/vụ; thu nhập trung bình của các hộ trong mơ hình cao hơn thu nhập trung bình của các hộ ngồi mơ hình là 4.302.572 đồng/ha/vụ; tỷ suất thu nhập/tổng chi phí của các hộ trong mơ hình (0,71) cao hơn tỷ suất thu nhập/tổng chi phí của các hộ bên ngồi mơ hình (0,5); tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí của các hộ trong mơ hình (0,48) cao hơn tỷ suất lợi nhuận /tổng chi phí của các hộ bên ngồi mơ hình (0,29); tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các hộ trong mơ hình (0,32) cao hơn tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các hộ bên ngồi mơ hình (0,22).

Tóm lại, qua các nghiên cứu trong nước nêu trên, ta thấy các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê mơ tả, phương pháp so sánh điểm xu hướng để so sánh hiệu quả giữa 2 nhóm, phương pháp định lượng để thực hiện các kiểm định so sánh trong và ngồi hợp đồng. Bên cạnh đó cịn sử dụng hàm Cobb-Douglas để nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng suất của nông hộ trồng lúa và hàm lợi nhuận để phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận. Kết quả cho thấy, năng suất và lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV), diện tích đất canh tác,

kinh nghiệm trồng lúa, kiến thức nông nghiệp và một số yếu tố đặc thù của mơ hình cánh đồng mẫu lớn.

Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể về chi phí đầu vào, năng suất, doanh thu, giá bán và lợi nhuận của nhóm hộ trong mơ hình và ngồi mơ hình. Việc hợp tác liên kết sản xuất của nông hộ với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ lúa (cụ thể là mơ hình cánh đồng lớn) đã đem lại hiệu quả tài chính cao cho các nơng hộ, giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro. Đồng thời, mơ hình liên kết cịn giúp nơng dân sản xuất tốt hơn, an tồn hơn, có kỹ năng canh tác tốt hơn do biết cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa. Từ đó có thể thấy rằng việc tổ chức sản xuất theo hướng cơng nghiệp hóa sản xuất nơng nghiệp nhìn từ cánh đồng lớn được xem là cần thiết nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân và doanh nghiệp cùng liên kết với nhau để cùng có lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của việc tham gia mô hình bao tiêu sản phẩm tập đoàn lộc trời đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn thành phố rạch giá giai đoạn 2015 2016 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)