CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
4.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1.1.2. Kinh tế Xã hội
Kinh tế: tiếp tục ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 15,1%, tăng 0,85% so với nhiệm kỳ trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ từ 69,52% (năm 2010) lên 78,46%, giảm công nghiệp – xây dựng từ 17,74% (năm 2010) cịn 13,45%, nơng nghiệp từ 12,74% (năm 2010) còn 8,09%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 69,51 triệu đồng (tương đương 3.278 USD), gấp 2,3 lần so với năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (2010-2015) là 25.244 tỷ đồng, tăng 3,15 lần so với nhiệm kỳ trước.
Dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội hàng năm đạt 19.739 tỷ đồng (giá 2010) và tăng bình quân 23%/năm (tăng 2,28 lần so với nhiệm kỳ trước).
Hệ thống chợ, siêu thị được đầu tư xây dựng, nâng cấp và khai thác có hiệu quả. Bình qn hàng năm thu hút khoảng 1,4 triệu lượt khách du lịch.
Công nghiệp-xây dựng: Giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 3.700 tỷ đồng (giá 2010), tăng bình quân 8,5%/năm (tăng 1,18 lần so với nhiệm kỳ trước). Các ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Cơng nghiệp chế biến nơng – thủy sản; cơ khí; đóng sửa tàu thuyền; sản xuất nước mắm; công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng; thủ công mỹ nghệ. Ngành điện đã tập trung đầu tư phát triển đường điện trung thế, hạ thế. Tập trung đầu tư xây dựng các cơng trình trọng điểm, hệ thống giao thơng liên tỉnh, nội ơ góp phần phát triển thành phố.
Nông nghiệp: Tập trung đầu tư các cơng trình thủy lợi, chú trọng tập huấn kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và sản xuất lúa chất lượng cao (chiếm trên 90% diện tích). Sản lượng lúa bình quân hàng năm 72 ngàn tấn; nâng giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt 76,11 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản xuất nơng nghiệp bình qn hàng năm 416,8 tỷ đồng, tăng 5%/năm. Giá trị sản xuất thủy-hải sản bình quân hàng năm 3.457 tỷ đồng (giá 2010), tăng 7,3%/năm; sản lượng khai thác hải sản các loại bình quân đạt 198,56 ngàn tấn/năm, tăng 1,26 lần so với nhiệm kỳ trước. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm đạt 796 tấn, tăng 1,68 lần so với nhiệm kỳ trước. Năm 2015, xã Phi Thông được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Giáo dục-đào tào phát triển khá toàn diện, mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng và nâng cấp khá khang trang. Chất lượng dạy và học được nâng lên; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 98,65%, trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,5%. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn 100%, trong đó 76% trên chuẩn.
Y tế, dân số-kế hoạch hóa gia đình: Mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư hoàn thiện, 12/12 phường xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 6/12 cơ sở phường xã có bác sĩ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hạ còn 0,98%. Số người tham gia bảo hiểm y tế toàn dân đạt 76,7% so với dân số.
Văn hóa-thơng tin, thể dục-thể thao: Hình thức hoạt động, tuyên truyền ngày càng đa dạng, phản ánh đầy đủ, kịp thời các sự kiện chính trị-xã hội trên địa bàn. Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa và dịch vụ văn hóa được tăng cường. Các mơn thể thao thế mạnh của thành phố được quan tâm. Nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ của đồng
bào các dân tộc được duy trì phát triển. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng danh hiệu văn hóa được nâng lên.
An sinh xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,62% (năm 2010) còn 0,6% (năm 2015); tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%, sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 98,14%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45,62%; bình quân hàng năm giới thiệu và giải quyết việc làm trên 6.400 lượt lao động. (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Rạch Giá lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020).
4.1.2. Xã Phi Thông.
Theo Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phi Thông, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 – 2014, xã Phi Thơng có diện tích 4.514,46 ha (chiếm 42,37% diện tích tự nhiên của thành phố), nằm phía Đơng Bắc thành phố Rạch Giá, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km, bị phân cách bởi kênh Rạch Giá - Hà Tiên. Phía Bắc giáp xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp; Phía Nam giáp phường Vĩnh Thơng; Phía Đơng giáp xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành; Phía Tây giáp xã Mỹ Lâm và Mỹ Phước, huyện Hòn Đất. Xã Phi Thơng được chia thành 06 ấp (Phú Hịa, Sóc Cung, Tà Tây, Tà Keo Vàm, Tà Keo Ngọn, Trung Thành), 97 tổ nhân dân tự quản.
Khí hậu: Do nằm trong khu vực biển Tây Nam, nên chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Có hai mùa mưa, nắng rỏ rệt. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ đầu tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 - 2.100mm tập trung nhiều nhất vào tháng 8, 9 (hơn 340mm). Độ ẩm khơng khí biến đổi từ 78-82% thích hợp cho cây trồng vật ni. Nắng nóng quanh năm, nhiệt độ bình quân 27 - 27,50C. Tháng 12 và tháng 01 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (24,0 - 24,40C), tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất (31,0 - 31,70C). Có hai hướng chính là gió mùa Đơng Bắc mang theo thời tiết nắng và nóng, gió mùa Tây Nam mang theo thời tiết nóng, ẩm và mưa giông. Do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của biển, nên các kênh rạch nước lên xuống ngày 2 lần. Mỗi tháng có 2 lượt triều cường sau ngày 1 và ngày 15 âm lịch, hai ngày triều kém vào ngày 7 và 23 âm lịch. Mùa khô mực nước xuống thấp, nước mặn xâm nhập vào xã qua hệ thống các kênh rạch, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Tài nguyên đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên: 4.514,46 ha, trong đó: Đất nơng nghiệp: 4.088,35 ha, chiếm 90,56% (đất trồng lúa 2 vụ trên diện tích 3.788 ha, đất ni trồng thủy sản 45,4 ha, cịn lại là diện tích đất vườn, rẫy, hoa màu, thổ cư, sơng rạch, kênh mương, cơng trình giao thơng, thủy lợi), đất phi nơng nghiệp: 426,11 ha, chiếm 9,44%. Xã với 3 nhóm đất chính là: đất phù sa, đất phèn và đất nhân tác (thổ cư). Đất phù sa chiếm 76,07% diện tích tự nhiên của xã được phân bố đều ở 06 ấp.
Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của xã gồm nước mặt và nước ngầm. Nước mặt: là nước ngọt từ sông Cửu Long đưa về, phục vụ chủ yếu cho tưới tiêu cây trồng, vật nuôi và một phần cho sinh hoạt dân cư. Nước ngầm: trên địa bàn xã có chất lượng khơng tốt: Hàm lượng Clo từ 4001000 mg/l, độ PH từ 67 nhưng tạm sử dụng được khi khai thác ở độ sâu từ 4060 mét.
Dân cư và nguồn lao động : 3.374 hộ với: 15.270 nhân khẩu. Lao động trong độ tuổi là 9.372 người chiếm 61,38% dân số, trong đó có 1.652 lao động qua đào tạo (từ sơ cấp đến đại học). Lao động nông nghiệp 5.087 người chiếm 54,28%. Lao động phi nông nghiệp 4.285 người, chiếm 45,72%. Xã hiện nay có 04 hợp tác xã nơng nghiệp chun sản xuất lúa. Nhìn chung lực lượng lao động của xã đa số trẻ, có sức khỏe, cần cù, siêng năng... tuy nhiên do mặt bằng dân trí cịn thấp nên phần lớn là lao động chỉ mới qua đào tạo trình độ sơ cấp, thủ cơng, tác phong công nghiệp chưa cao.