Những yếu tố tác động đến sắc thái thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sắc thái ngôn ngữ của nội dung thông tin mang tính chất dự báo trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết (Trang 40 - 43)

Lợi nhuận sau thuế, Tổng tài sản, Dòng tiền hoạt động (CFO), Tổng nợ (Nợ phải trả): Đây là các thơng tin cơ bản thể hiện tình hình hoạt động cũng như sức khoẻ

nghiệp là tốt thì các thơng tin mang tính dự báo có xu hướng tích cực hay khơng. Bài nghiên cứu của Feng Li (2010) cho thấy các cơng ty có lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cao hơn, dòng tiền hoạt động trên nợ phải trả cao hơn thì có xu hướng đưa ra nhiều thơng tin có tính tích cực hơn.

Quy mô công ty phản ánh môi trường kinh doanh và hoạt động của công ty. Watts và Zimmerman (1986) cho thấy quy mô cơng ty có ảnh hưởng đến chi phí chính trị của cơng ty. Giả sử cùng tình hình hoạt động, cơng ty có quy mơ lớn hơn sẽ cơng bố thơng tin dự báo thận trọng hơn. Feng Li (2010) cũng cho thấy cơng ty có quy mơ lớn hơn sẽ ít cơng bố các thơng tin tích cực hơn.

Tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách. Các cơng ty có tỷ số này cao thì khác biệt về nhiều phương diện so với các cơng ty có tỷ số này thấp, bao gồm cơ hội đầu tư và tiềm năng tăng trưởng. Những công ty tăng trưởng đối mặt với điều kiện kinh tế khơng chắc chắn trong tương lai, do đó tác giả kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa MD&A và tỷ số này. Feng Li (2010) cũng đưa ra bằng chững cho thấy cơng ty có tỷ số này thấp hơn sẽ cơng bố nhiều thơng tin tích cực hơn.

Độ biến động trong tỷ suất sinh lợi cổ phiếu. Những cơng ty có mơi trường kinh doanh biến động nhiều hơn thì sẽ có nhiều cuộc tranh luận về các sự kiện trong tương lai hơn do thông tin khơng chắc chắn hay các cơng ty này sẽ có nhiều thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và nhà đầu tư. Do đó tác giả kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa MD&A và tỷ số này. Ngoài ra, Dichev, Ilia, và Wei Tang (2007) đã điều tra liên kết giữa biến động thu nhập và khả năng dự đoán thu nhập. Động lực đến từ hai nguồn. Đầu tiên, bằng chứng khảo sát cho thấy biến động thu nhập có liên quan tiêu cực đến khả năng dự đoán thu nhập. Thứ hai, nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng biến động thu nhập được xác định bởi các yếu tố kinh tế và kế toán và cả hai yếu tố này làm giảm khả năng dự báo thu nhập. Các tác giả đã trình bày một khung lý thuyết đơn giản để vận hành các khái niệm này và mối quan hệ của chúng. Các thử nghiệm thực nghiệm cho thấy rằng việc xem xét các biến động thu nhập mang lại những cải thiện đáng kể trong dự báo cả thu nhập ngắn và dài hạn. Cuối cùng, việc điều chỉnh biến động thông tin cho phép xác định các lỗi hệ thống trong các dự báo

của nhà phân tích, điều này hàm ý rằng các nhà phân tích khơng hiểu đầy đủ ý nghĩa của biến động thu nhập để dự đoán thu nhập. Cuối cùng, Feng Li (2010) cũng cho thấy cơng ty có độ biến động trong tỷ suất sinh lợi cổ phiếu lớn hơn sẽ ít cơng bố các thơng tin tích cực hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sắc thái ngôn ngữ của nội dung thông tin mang tính chất dự báo trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)