BƯU ĐIỆN TP.HCM
Qua phân tích các nhân tố ở phần trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của Bưu
điện TP.HCM có phần khởi sắc từ những năm đầu chia tách, tuy nhiên phía trước
cũng cịn khá nhiều thử thách cũng như cạnh tranh. Qua đó tác giả có thể rút ra những ưu điểm và hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
đơn vị như sau:
2.3.1. Ưu điểm
Về tổ chức hoạt động: Bưu điện TP.HCM với bộ máy tinh gọn, các phòng ban chức năng được cải tổ mơ hình với chủ trương đúng chức năng, đúng người đúng việc. Giải phóng được sức mạnh tập thể, đoàn kết tương thân tương trợ giữa các phòng ban.
Bưu điện TP.HCM hiện có ban Giám đốc và đội ngũ các trưởng phịng chức năng đều là những người có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong ngành, có lực lượng lao động thật sự giỏi về chuyên môn, năng động và luôn luôn sáng tạo.
Hệ thống bưu cục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh rải đều trên tất cả quận huyện, có 44 điểm bưu cục có nhiều lợi thế về địa bàn, nằm trên khu dân cư đơ thị
đơng đúc, có lượng khách hàng lớn dồi dào. Mặt bằng các bưu cục được xây dựng
theo mơ hình nhận diện thương hiệu của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam giúp
tăng thêm uy tín với khách hàng và tạo được sự tự tin trong đội ngũ nhân viên. Hàng năm đơn vị có nhiều thành tích trong cơng tác hoạt động, từ chun mơn đến cơng đồn, chỉ tiêu doanh thu, chi phí, chênh lệch thu chi đều đạt tốt, tuy không cao nhưng phần nào cũng thể hiện là đầu tàu của tồn Tổng Cơng ty Bưu điện Việt
Nam.
thác tại quầy giao dịch và khai thác bưu phẩm đều được tổ chức triển khai rộng và
sâu đến từng nhân viên, các cấp quản lý, tất cả lệnh điều hành đều có thể được thực
hiện theo hình cây từ cấp cao nhất đến cấp nhỏ nhất là nhân viên từng bưu cục, việc
điều hành này giúp công việc được thực hiện nhanh và chuẩn xác, tiết kiệm tối đa
thời gian trong toàn bộ chuỗi làm việc của hệ thống.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đã được cần phát huy, qua số liệu phân tích của chương 2, đơn vị còn nhiều hạn chế cần khắc phục, cải tiến mạnh trong các công tác đầu tư, công tác marketing, công tác quản trị tài chính, về cơ cấu tổ chức và điều
hành hoạt động kinh doanh, cải tiến qui trình, tổ chức lại bộ máy quản lý và cơng tác quản trị nguồn nhân lực chi tiết được phân tích như sau:
Thứ nhất, về cơng tác đầu tư
Hiệu quả sử dụng tài sản qua đầu tư của đơn vị trong thời gian qua là chưa
cao. Đơn vị sử dụng tài sản cố định giá trị còn lại quá thấp so với nguyên giá đang đòi hòi đơn vị phải quyết định phù hợp nên đại tu sửa chữa, hoặc đầu tư nâng cấp
mới.
Chưa sử dụng hết hiệu suất của phương tiện vận chuyển tại đơn vị.
Thứ hai, về công tác marketing
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh tuy đã có hình thành các đội bán hàng chuyên
trách phụ trách khách hàng lớn của các Bưu điện Trung tâm, bưu điện Huyện tuy nhiên các dịch vụ cốt lõi cũng chưa tăng mạnh so với các dịch vụ viễn thông. Khi triển khai các dịch vụ mới thì đơn vị thường chạy theo doanh thu mà ít khi tính đến hiệu quả kinh doanh của dịch vụ.
Chất lượng các dịch vụ chuyển phát chưa được quan tâm nhiều, quy trình dịch vụ cải tiến cịn chậm, công tác giải quyết khiếu nại của khách hàng còn chậm, thủ tục đền bù rườm rà và cứng nhắc.
Thứ ba, về cơng tác quản trị tài chính
tác kiểm sốt, phân tích chi phí theo từng yếu tố chưa được quan tâm.
Việc hạch toán lợi nhuận theo từng nhóm dịch vụ, chưa thực hiện.
Thứ tư, về cơ cấu tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh
Cơ cấu tổ chức cấp Bưu điện Trung tâm, bưu điện Huyện, Bưu cục chưa thật
sự tinh gọn, lao động quản lý ở cấp này còn nhiều.
Việc bố trí ca kíp chưa thật sự hiệu quả, tận dụng chưa hết thời gian, nhân sự tại từng điểm bưu cục sản lượng doanh thu thấp chưa hợp lý.
Thứ năm, về bộ máy quản lý và công tác quản trị nguồn nhân lực
Lao động tại đơn vị có tuổi đời bình quân tương đối cao và trình độ chun
mơn nghiệp vụ, tin học cịn nhiều hạn chế.
Cơ chế chính sách đối với người lao động cịn bất cập.
Hiện tượng lao động có trình độ chuyên mơn cao có xu hướng rời khỏi doanh nghiệp ngày càng tăng.
Trên đây là những ưu nhược điểm và hạn chế từn mặt, là nguyên nhân dẫn đến
hiệu quả của đơn vị trong thời gian qua là chưa cao. Do vậy việc tìm ra các giải
pháp để Bưu điện TP.HCM có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh nhằm phát
triển bền vững và có hiệu quả trong thời gian tới là yêu cầu cấp bách hiện nay của
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TP.HCM
Là một doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
Bưu điện TP.HCM đã cùng với địa phương thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của
xã hội. Do vậy từ nay đến năm 2017 đơn vị phải xác định rõ quan điểm và mục tiêu phát triển, các giải pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu đó, cụ thể như sau:
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA BƯU ĐIỆN
TP.HCM ĐẾN NĂM 2018 3.1.1. Quan điểm
Quan điểm thứ nhất: Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị là
tạo ra hiệu quả. Do vậy, việc chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển đơn vị một cách bền vững là trách nhiệm của từng người lao động, từng bộ phận, là mục tiêu và sứ mệnh của cả đơn vị.
Quan điểm thứ hai: Nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp cung cấp các dịch
vụ hành chánh công với dịch vụ thương mại. Kinh doanh theo hướng tập trung vào các ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và quy hoạch phát triển của địa phương. Tuy nhiên cần kinh doanh vào các dịch vụ bưu chính cốt lõi, tránh kinh doanh tràn lan để sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực, cơ sở vật chất hiện có, địa điểm kinh doanh thuận lợi.
Quan điểm thứ ba: khơng chạy theo lợi ích trước mắt mà phải đầu tư phục vụ
cho lợi ích lâu dài và bền vững. Do vậy đơn vị phải chú trọng đến việc nâng cao
năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường khách hàng lớn. khách hàng mục tiêu.
Quan điểm thứ tư: Kết hợp sức mạnh tổng hợp của nội lực và ngoại lực nhằm
mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho đơn vị mà trọng tâm là phát huy hết các nguồn lực của đơn vị. Đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng.
3.1.2. Mục tiêu
Xây dựng Bưu điện TP.HCM phát triển một cách hệ thống, bền vững là đầu tàu cho tồn Tổng Cơng ty Bưu điện Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo cho sự
tăng trưởng bền vững. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chun mơn ngành
nghề, có phẩm chất tốt, làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình độ
quản lý. Đời sống của người lao động tại Bưu điện TP.HCM sẽ được nâng cao.
3.1.3. Các chỉ tiêu cơ bản của giai đoạn 2014 – 2018
Để đạt được mục tiêu đã nêu trên thì từ năm 2014 – 2018 Bưu điện TP.HCM
phải hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản sau đây:
Bảng 3.1 CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Tổng doanh thu (tr.đ) 2.092.000 2.301.000 2.531.000 2.784.000 3.063.000 3.369.000 2. Tổng chi phí (tr.đ) 1.815.000 1.996.000 2.196.000 2.416.000 2.657.000 2.923.000 3. Tổng lợi nhuận (tr.đ) 276.000 304.000 334.000 368.000 405.000 445.000 4. Nộp ngân sách (tr.đ) 6.400 7.500 8.900 10.500 12.400 14.600 5. Thu nhập bình quân (ngàn đồng/người/tháng) 5.800 6.300 7.000 7.700 8.500 9.400 (Theo tác giả)
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chung và đạt được
các chỉ tiêu cơ bản từ năm 2014 – 2018, Bưu điện TP.HCM cần phải thực hiện một cách nhịp nhàng đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể để phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao nhất. Với thực trạng hiện nay và qua khảo sát thăm dò ý kiến khách hàng, (xem phụ lục 1 và phụ lục 2 ở phần cuối luận văn) Bưu điện TP.HCM cần
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
BƯU ĐIỆN TP.HCM
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, theo tác giải thì Bưu điện TP.HCM cần thực
hiện đồng bộ nhóm giải pháp sau đây tương ứng với những hạn chế được đánh giá
ở phần cuối chương II như sau:
3.2.1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TÀI SẢN
Hoạt động đầu tư sẽ chi phối hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt chu kỳ hoạt động của dự án. Do vậy, Bưu điện TPHCM ngay từ bây giờ cần mạnh dạn cắt bỏ hoặc thu hẹp quy mô đầu tư những dự án chuẩn bị đầu tư nhưng có khả
năng sẽ khơng mang lại hiệu quả.
Đối với các cơng trình đang triển khai đầu tư dở dang, Bưu điện TPHCM cần
phải tăng cường công tác giám sát để đảm bảo chất lượng cơng trình và phải thường xun nhắc nhỡ các nhà thầu phải thực hiện thi công đúng theo tiến độ
để sớm đưa cơng trình hồn thành đi vào sử dụng nhằm phát huy ngay tác dụng của
tài sản đầu tư.
Hiệu quả sử dụng tài sản tại đơn vị trong thời gian qua là quá thấp. Đơn vị cần
thường xuyên phân tích, đánh giá q trình sử dụng tài sản, bố trí và quản lý sử
dụng tài sản một cách hợp lý hơn. Tiến hành thanh lý ngay những tài sản khơng cịn sử dụng, những tài sản lạc hậu về kỹ thuật để sớm thu hồi vốn. Nâng cao chất lượng cơng tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp những tài sản đang dùng nhằm nâng cao tuổi thọ của tài sản.
Bưu điện TPHCM cần phải sớm xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng
và thích ứng với chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Đối với hệ thống các Điểm BĐVHX, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các Điểm này, Bưu điện TPHCM cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Kiểm tra, đánh giá đúng hiện trạng của các Điểm BĐVHX hiện có, khơng sử dụng BĐVHX sai mục đích. Bảo đảm giờ đóng mở cửa đã được thông báo. Niêm
yết đầy đủ các bảng giá cước. Giữ gìn vệ sinh sạch đẹp khu vực làm việc và trong khuôn viên của Điểm BĐVHX.
Thực hiện chủ trương chính sách của đảng nhà nước nhằm tổ chức điểm Bưu
điện Văn hóa xã trở thành điểm đến sinh hoạt văn hóa, thu hút đơng đảo người dân trên địa bàn. Tổ chức một số loại hình hoạt động miễn phí như: internet, thư viện,
truyền hình cáp, định kỳ chiếu phim phục vụ người dân trên khu vực.
Bên cạnh dịch vụ điện thoại, Bưu điện TPHCM nên nghiên cứu và mở thêm nhiều dịch vụ cung cấp tại Điểm BĐVHX như dịch vụ bưu chính, dịch vụ tiết kiệm
bưu điện, dịch vụ chuyển tiền, phát hành báo chí, dịch vụ thu cước, bán thẻ viễn
thông trả trước, bán văn phòng phẩm, bảo vệ trang thiết bị, tài sản cho
viễn thông, làm đại lý bán thiết bị tin học, thiết bị điện thoại …
Bưu điện tỉnh cần nghiên cứu nâng mức hoa hồng tối thiểu được hưởng cho nhân viên BĐVHX ngang bằng với mức lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước quy định.
Đối với những Điểm BĐVHX có điều kiện kinh doanh nhưng cơ sở vật chất bị
xuống cấp, Bưu điện tỉnh nên có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhằm khôi phục lại
năng lực sử dụng của tài sản.
Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhân viên làm việc tại Điểm BĐVHX chấp
hành nghiêm túc các nội dung của Hợp đồng đã cam kết giữa Bưu điện với nhân
viên Điểm BĐVHX. Giao nhiệm vụ và ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ rõ ràng cho
cán bộ, chuyên viên của Bưu điện huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động tại các Điểm nhằm bảo đảm chất lượng phục vụ và giữ gìn uy tín của ngành.
Nghiên cứu sáp nhập thuê phát xã và văn hoá xã vào thành một để nâng cao thu nhập cho nhân viên Điểm BĐVHX, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm
chi phí. Đối với những Điểm BĐVHX vùng sâu, vùng xa, những Điểm kinh doanh
không hiệu quả chủ yếu là phục vụ cơng ích thì Bưu điện tỉnh cần chủ động báo cáo với Ủy ban nhân dân TPHCM, Sở Thông tin Truyền thông, các cấp ủy đảng và
báo và các cơ chế thuận lợi khác để Điểm BĐVHX có điều kiện phát triển, đáp ứng
nhu cầu của nhân dân tại địa phương.
+ Dự kiến chi phí bỏ ra để thực hiện giải pháp: 5.460 triệu đồng, bao gồm: - Chi phí giá vốn hàng bán (8 triệu x 12 tháng x 42 điểm) : 4.032 triệu đồng - Chí phí đầu tư nâng cấp (14 triệu x 42 điểm) : 588 triệu đồng - Chí phí lắp đặt các hệ thống miễn phí (20 triệu x 42 điểm): 840 triệu đồng
+ Dự kiến doanh thu mang lại sau khi thực hiện giải pháp: 8.064 triệu đồng (16 triệu x 12 tháng x 42 điểm BĐVHX)
+ Hiệu quả mang lại sau khi thực hiện giải pháp:
Giảm được chi phí đầu tư khơng hiệu quả, sớm đưa dự án đầu tư hoàn thành đi vào sử dụng để phát huy tác dụng của tài sản qua đầu tư, nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản;
Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tại các Điểm BĐVHX góp phần
tăng doanh thu cho đơn vị; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân viên làm
việc tại các Điểm BĐVHX, duy trì việc phổ biến các văn bản, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới đông đảo nhân dân nhất là nhân dân ở các khu vực vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho nhân dân khu vực này tiếp
cận với công nghệ hiện đại, mở rộng kiến thức về khoa học kỹ thuật, góp phần nâng
cao dân trí và đời sống tinh thần của nhân dân nơng thôn.
3.2.2. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING
Hoạt động marketing mang tính sống cịn đối với doanh nghiệp. Thực tế trong giai đoạn vừa qua, do đơn vị chưa làm tốt công tác này nên chưa thu hút được
khách hàng. Do vậy, trong thời gian tới đơn vị cần quan tâm thực hiện
đồng bộ các nội dung sau:
3.2.2.1. Củng cố các dịch vụ truyền thống:
Các dịch vụ truyền thống lõi như dịch vụ bưu chính, tài chính bưu chính,
truyền thơng bán lẻ, phát hành báo chí, thu cước viễn thơng là những dịch vụ mang lại nguồn thu ổn định cho đơn vị. Chính vì vậy đơn vị cần phải quan tâm hơn nữa
vụ là yếu tố quan trọng nhất cần được đặt lên hàng đầu, chất lượng dịch vụ được nâng cao sẽ thu hút sự tin tưởng của khách hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đối với dịch vụ Bưu chính: tiếp tục củng cố và đẩy mạnh bán hàng ở
các kênh:
+ Kênh bưu cục: Thực hiện tốt việc theo dõi các đơn hàng khách hàng lớn
theo các nội dung đã cam kết để tạo sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng dịch vụ; tăng cường giới thiệu tư vấn những dịch vụ khác mà khách hàng chưa sử dụng,