5. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kinhdoanh tại công ty khai thác khoáng
3.2.3. Kiến nghị Tập đoàn
Chi phí thu mua than đầu nguồn:
Cơng ty kiến nghị Tập đồn giãn thời gian thanh tốn khi thu mua nguồn than đầu vào, hiện tại Công ty phải trả tiền ngay khi mua các chủng loại than từ các cơng ty Kho vận, trong khi đó việc thanh toán sản phẩm than sau khi chế biến bán lại cho kho vận cẩm phả thì lại chờ một thời gian mới có thể thu lại được. Điều này ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn tài chính của cơng ty, đồng thời cơng ty rất khó chủ động dịng tiền để tái sản xuất. Ngồi ra kiến nghị Tập đồn than khống sản có thể mở rộng tìm kiếm các đối tác khác trong và ngồi nước để đa dạng hóa nhà phân phối đầu vào, tạo điều kiện cho công ty đẩy mạnh quy mô về sản lượng và giảm giá thành.
Tại thị trường Việt Nam hiện tràn ngập nguồn than nhập khẩu từ Indonexia, Úc và Nga với giá cả rẻ hơn than trong nước dẫn đến các hộ kinh doanh lớn đã mua than của TKV trước đây hiện giờ không mua nữa mà chuyển qua các loại than mới nhập khẩu này, vì vậy cơng ty kiến nghị Ban Thị trường than nội địa và các đơn vị kinh doanh than cuối nguồn cần chủ động tìm đến để giành lại thị trường.
Xem xét việc thối vốn một phần hoặc bán cổ phần ra cơng chúng:
Để thu hút nhà đầu tư, thơng qua đó làm tăng vốn cho cơng ty, đồng thời giảm được các chi phí tài chính, hạn chế việc vay vốn ngân hàng.
Tạo điều kiện cho công ty con được mở rộng hoạt động:
Cơng ty kiến nghị Tập đồn tận dụng các mối quan hệ đã có để giúp cơng ty con được tiếp cận những nguồn vốn vay với chi phí lãi thấp; hoặc những nguồn nguyên liệu, vùng mỏ một cách dễ dàng hơn; thiết lập mối quan hệ lâu năm với các đối tác như Trung Quốc, Úc, Nga, Indonesia…, đặc biệt là Trung Quốc để cơng ty có thể phát triển thêm những sản phẩm mới trong tương lai với giá thành hợp lý và tiết kiệm hơn, đón trước xu hướng nhu cầu về ngành than sẽ tăng cao, từ đó chủ động trong việc khai thác và đảm bảo nguồn cung.
Tái cơ cấu ngành than:
Tập đoàn cần tiếp tục xây dựng, triển khai các đề án tái cơ cấu doanh nghiệp để có được một bộ máy tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả từ cơ quan quản lý điều hành Tập đoàn đến các đơn vị thành viên, đồng thời phải là doanh nghiệp Nhà nước chủ lực trong việc bảo đảm cung cấp than cho nền kinh tế, không chỉ là khai thác than, mà phải cả nhập khẩu. Ngồi ra, cơng ty cũng kiến nghị Tập đoàn tiếp tục hồn thiện các cơ chế quản lý, tăng cường cơng tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý tài nguyên, quản trị chi phí, quản trị đầu tư; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất than (đặc biệt là các dự án than hầm lò) để thực hiện tốt Quy hoạch phát triển ngành đã được Chính phủ phê duyệt và đảm bảo tiến độ các dự án.
Tăng khả năng cạnh tranh thông qua đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và hạ giá thành:
Công ty kiến nghị TKV cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của Tập đoàn để tăng năng suất lao động, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, cũng như đổi mới phương thức kinh doanh, giúp tiêu thụ sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an tồn, tiết kiệm tài ngun và bảo vệ mơi trường. Đồng thời, tập trung vào việc khai thác các nguồn hàng đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh theo cơ chế thị trường, cung cấp kịp thời các vật tư chủ lực để phục vụ cho sản xuất…