Bảng xếp hạng đánh giá rủi ro theo Standard & Poor và Mood’s

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 35)

Standard & Poor Đánh giá Moody’s

Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất AAA

Aa Chất lượng cao AA

A Chất lượng trên trung bình A

Baa Chất lượng trung bình BBB

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ BB

B Chất lượng dưới trung bình B

Caa Chất lượng kém CCC

Ca Mang tính đầu cơ, cĩ thể vỡ nợ CC

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu C

(Nguồn: Vũ Quang Tùng (2013))

Với mức xếp hạng trên, từ trên xuống dưới thì khoản vay hoặc trái phiếu cĩ rủi ro tăng dần. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ giống với hai tổ chức trên và phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Khuất Duy Tuấn và Bùi Văn Hải (2017) giới thiệu về các hiệp ước vốn Basel:

 Hiệp ước vốn Basel I: Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa ra hệ thống đo lường vốn cĩ tên gọi là Hiệp ước vốn Basel hay Basel

I, tên gọi chính thức là “Thống nhất quốc tế về đo lường vốn và tiêu chuẩn vốn”. Đây là phiên bản đầu tiên của Hiệp ước Basel về quy định vốn ngân hàng trên tồn cầu với mục đích củng cố sự ổn định của hệ thống ngân hàng hoạt động quốc tế, thiết lập một hệ thống ngân hàng thống nhất và tạo sân chơi bình đẳng.

 Basel I quy định cụ thể vốn cho mục đích giám sát bao gồm 2 cấp. Vốn cấp 1 là vốn lõi bao gồm vốn chủ sở hữu, các quỹ giữ lại từ lợi nhuận trước thuế như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối, … chiếm ít nhất 50% vốn cơ sở của ngân hàng. Vốn cấp 2 là vốn bổ sung bao gồm 5 cấu phần phụ thuộc vào các tỷ lệ quy định nhất định, giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng vốn cấp 1.

 Basel I đưa ra khung đo lường mức độ đủ vốn và các chuẩn mực tối thiểu phải đạt được, mức độ đủ vốn được đo bằng cách sử dụng phương pháp trọng số rủi ro, trong đĩ vốn liên quan đến các nhĩm tài sản cĩ và cam kết ngoại bảng khác nhau nhân với các hệ số rủi ro 0%, 10%, 20%, 50% và 100% theo phương pháp định lượng của ngân hàng, rủi ro tín dụng là rủi ro duy nhất được đề cập trong Basel I.

 Basel I yêu cầu tỷ lệ an tồn vốn cấp 1 và tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu. Tỷ lệ an tồn vốn cấp 1 được tính bằng vốn cấp 1 của ngân hàng chia cho tổng tài sản tính theo rủi ro và lớn hơn hoặc bằng 4% thì ngân hàng được coi là đủ vốn. Tỷ lệ an tồn vốn tổi thiểu (CAR) được tính bằng tỷ lệ giữa vốn tự cĩ trên tổng tài sản tính theo rủi ro và 8% là tỷ lệ tối thiểu mà ngân hàng phải tuân thủ theo Basel I.

 Năm 1996, Basel I được điều chỉnh, bổ sung để xử lý các vấn đề liên quan đến rủi ro thị trường, để tính rủi ro thị trường các ngân hàng được phép chọn giữa 2 phương pháp tiếp cận trên cơ sở ý kiến của cơ

quan giám sát ngân hàng là phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn và phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ.

 Ưu điểm: Basel I sử dụng các hệ số rủi ro được xác định trước nên Basel I đơn giản khi triển khai thực hiện.

 Nhược điểm: Basel I khơng xử lý được hết các loại rủi ro của ngân hàng, các hệ số rủi ro dưới dạng tỷ lệ phần trăm đơn thuần và khơng phản ánh được bản chất thật sự của rủi ro phía sau.

 Hiệp ước vốn Basel II: Năm 2004, Hiệp ước vốn Basel II chính thức được ban hành với 3 trụ cột cơ bản cĩ tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau bao gồm trụ cột 1 - yêu cầu về vốn tối thiểu, trụ cột 2 - sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và mức độ đủ vốn, trụ cột 3 - yêu cầu cơng bố thơng tin để tăng cường kỷ luật thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)