Yếu tố quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may phương đông đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

e/ Yếu tố quốc tế

Khi quan hệ chính trị và hợp tác quốc tế giữa một quốc gia và các nước ngày càng phát triển cả chiều sâu và chiều rộng thì quốc gia đó chắc chắn có nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm thị trường vì các rào cản về thương mại sẽ dần dần được dỡ bỏ. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích của hội nhập, quốc gia đó phải chịu sức ép cạnh tranh về nhiều mặt của các đối thủ từ khắp nơi trên thế giới.

Việc gia nhập các tổ chức kinh tế, ký kết các hiệp định đối tác kinh tế giúp hàng may mặc của Việt Nam xuất sang các thị trường nước ngoài khơng cịn bị áp hạn

ngạch như trước đây. Doanh nghiệp FDI mạnh mẽ tràn vào Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý, áp dụng công nghệ mới. Tuy nhiên các doanh nghiệp may mặc Việt Nam bị san sẻ lao động, nguồn lực cho các doanh nghiệp FDI và cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp FDI cùng sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc. Các luật lệ và qui định thống nhất của tổ chức thương mại thế giới (WTO), cộng đồng Châu Âu, các hiệp định tự do thương mại của thế giới và khu vực... đã góp phần vào sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên toàn cầu. Và những thị trường chung toàn cầu đang xuất hiện đã đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế về

chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về vấn đề ô nhiễm môi trường, các luật về chống độc quyền, chống bán phá giá...Các doanh nghiệp cần phải vận dụng những lợi thế mà xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, đồng thời hạn chế những rủi ro từ môi trường quốc tế .

2.2.1.2. Phân tích các yếu tố mơi trường vi mơ a/ Đối thủ hiện có trong ngành

 Đối thủ cạnh tranh trong nước

Hiện nay trong nước có khoảng 2.055 doanh nghiệp dệt may lớn nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế11. Theo Vitas, doanh nghiệp FDI đang chiếm khoảng 25% trong toàn ngành dệt may xét về số lượng doanh nghiệp nhưng chiếm đến 60-65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong năm 201112. Điều này cho thấy tất cả các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp FDI ln có khách hàng nhờ vào khâu marketing mạnh mẽ từ cơng ty mẹ của họ ở nước ngồi. Các cơng ty mẹ có tiềm lực tài chính mạnh, đầu tư công nghệ hiện đại cho các nhà máy FDI ở Việt Nam,

11 Y Nhung, 2011. Xuất khẩu dệt may năm nay có thể đạt 13,5 tỷ USD.

<http://vneconomy.vn/2011072303518767P0C10/xuat-khau-det-may-nam-nay-co-the- dat-135-ty-usd.htm>. [Ngày truy cập: 29 /06/ 2012].

12 Thanh Thu, 2012. Xuất khẩu dệt may “sống nhờ” doanh nghiệp FDI.

<http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/76122>. [Ngày truy cập: 7/05/2012].

và hoạt động theo chuỗi kép kín từ khâu dệt, sợi, đan, nhuộm, may. Công ty mẹ là người tìm kiếm khách hàng, đàm phán giá, giao dịch với khách hàng. Khi có đơn hàng, cơng ty mẹ phân bổ đơn hàng cho các công ty may con FDI tùy vào năng lực sản xuất của các công ty con, và chuyển tất cả các nguyên phụ liệu về cho công ty con để gia công. Hiện nay một số khách hàng xuất khẩu đã chuyển dần đơn hàng sang các doanh nghiệp đối thủ có thế mạnh cho từng loại sản phẩm trong khi Phương Đơng chưa có sản phẩm chủ lực làm thế mạnh cho riêng mình.

Bảng 2.5: Danh sách công ty cạnh tranh với Phương Đông

Các công ty Việt Nam

May Sài Gòn 3

Sản phẩm: Quần Jean, Quần Kaki, Quần thể thao… Tổng số lao động: 2.800 người

Năng lực sản xuất: 800.000 sản phẩm /tháng

May Thành Công

Sản phẩm: Quần áo thun các loại Tổng số lao động may: 4.140 người

Năng lực sản xuất: 1.200.000 sản phẩm /tháng

Quy trình sản xuất khá kép kín: nhập bơng, xơ từ nước ngồi, sau đó kéo sợi, dệt, đan, nhuộm, may.

May Việt Hưng (trực thuộc công ty may Việt Tiến)

Sản phẩm: Sơ mi Nam nữ Tổng số lao động: 2.500 người

Năng lực sản xuất: 700.000 sản phẩm /tháng

Các công ty FDI

Nien Hsing factory

Sản phẩm: quần áo jeans các loại

Lao động: 8.000 người

Năng lực sản xuất: hơn 2 triệu sản phẩm / tháng.

Các khâu dệt, nhuộm sợi, dệt vải được thực hiện bởi nhà máy Nien Hsing ở Đài Loan.

Esquel Garment Việt Nam

Sản phẩm: quần áo thun các loại Tổng số lao động: 2.000 người

Năng lực sản xuất: 700.000 sản phẩm/ tháng

Công ty mẹ tại Hồng Kong.

Quy trình sản xuất kép kín, bắt đầu là khâu trồng bơng tại Trung Quốc, kéo sợi, dệt, nhuộm tại Trung Quốc, phân bổ đơn hàng sản xuất cho các cơng ty con ở

nước ngồi.

Eclat

Sản phẩm: quần áo thun, quần áo thể thao.

Lao động: 2.150 người

Năng lực sản xuất: 800.000 sản phẩm/tháng

Vải được sản xuất ở Trung Quốc, Đài Loan, hiện nay đã có 2 xưởng sản xuất vải tại VN. Quy trình sản xuất khá khép kín. Đơn hàng do cơng ty mẹ từ Đài Loan phân bổ.

Ngồi ra, Cơng ty cịn cạnh tranh với nhiều cơng ty tư nhân trong nước với bộ máy quản lý nhỏ gọn, giá gia công thấp hơn và các công ty FDI khác của Trung Quốc, Ấn Độ, Sirilanca, Pakistan đã có thương hiệu mạnh ở nước ngồi.

Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Sự cạnh tranh của hàng dệt may từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, các nước ASEAN trên thị trường xuất khẩu hết sức quyết liệt. Các quốc gia này có lợi thế như:

+ Phát triển lĩnh vực công nghệ sản xuất nguyên liệu, chủ động nguồn nguyên liệu. Giá cả hàng hóa thấp do nguyên liệu dồi dào với giá thấp, thiết bị thường xuyên được đổi mới, cơ sở hạ tầng tốt…

+ Có nhiều trung tâm thiết kế và sản xuất hàng thời trang nổi tiếng có sức thu hút khách hàng trên toàn thế giới.

Ngoài các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may kể trên, Pakistan, Malaysia, Philippines, Singapore, Bangladesh được EU bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may từ các nước này kể từ năm 2008 giúp cho các đối thủ có sức cạnh tranh càng mạnh hơn.

b/ Khách hàng

Từ khi ký hiệp định thương mại Việt Mỹ và đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hạn ngạch xuất khẩu được dỡ bỏ, thị trường và thị phần hàng may mặc của Công ty ở nước ngoài lớn mạnh. Thi trường xuất khẩu truyền thống của Phương Đông là Mỹ, EU. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung hai thị trường này thì rủi ro cao nếu có biến động xảy ra. Phương Đơng đã ý thức được không nên “bỏ trứng vào một rổ” nên đã và đang tìm kiếm thị trường mới như Trung Đông và một số thị trường Châu Á nhằm phân tán rủi ro khi thị trường chính có biến động và gia tăng thị phần trên trường quốc tế. Mỹ là thị trường lớn nhất của Phương Đông, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty mỗi năm. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và EU giảm sút mạnh.

Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc 2009 -2011 theo thị trường (hàng FOB tính giá FOB, hàng gia cơng chỉ tính giá CMT)

Đơn vị tính: 1.000 USD

Thị trường

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Mỹ 7.203,28 53,8 5.900,53 40,72 2.618,89 32,33 EU 5.028,01 37,60 4.059,81 44,92 3.580,12 44,19 Khác 1.141,97 8,54 1.542,20 14,36 1.902,23 22,48 Tổng 13.373,26 100,00 11.502,54 100,00 8.101,24 100,00

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường - Công ty May Phương Đông

Nguyên nhân giảm sút kim ngạch xuất khẩu là do những biến động khách quan theo chiều hướng tiêu cực từ thị trường các nước nhập khẩu. Do tình hình suy thối kinh tế tồn cầu năm 2009, lúc đầu hàng may mặc là hàng tiêu dùng chưa ảnh hưởng nhiều nên doanh thu xuất khẩu năm 2009 còn khả quan. Nhưng sau đó, dự báo ảnh hưởng của khủng hoảng sẽ kéo dài nên Công ty cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đến quý 4/2010 khủng hoảng giảm căng thẳng, khách hàng đặt hàng trở lại nhưng năng lực sản xuất của Công ty bị giảm, Cơng ty chưa có sự chuẩn bị kịp nên lung túng. Hơn nữa vì tình hình kinh tế cịn khó khăn nên thời gian này khách hàng yêu cầu thời gian giao hàng ngắn chỉ có 60 ngày kể từ khi ký hợp đồng chứ khơng phải 90 ngày như thơng lệ trước đó. Thiếu cơng nhân, thời gian giao hàng ngắn buộc Công ty phải từ chối đơn hàng. Quý 4/2010 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 53,46% so với cùng kỳ năm 2009. Đặc biệt năm 2010, Phương Đông cũng như các doanh nghiệp may xuất khẩu khác gặp rào cản mới là đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ, theo đó sản phẩm may mặc xuất khẩu bắt buộc phải có sự kiểm nghiệm và giấy chứng nhận của bên thứ ba (tổ chức độc lập); các nhà sản xuất phải có phân tích, báo cáo chứng minh nguồn gốc sản phẩm… các quy trình này phải thỏa mãn những tiêu chuẩn có quy định trong luật. Do đạo luật mới nên Công

ty cũng lưỡng lự khi tiếp nhận cùng lúc nhiều đơn hàng, và dĩ nhiên một số đơn hàng bị vuột mất.

Năm 2011, doanh thu xuất khẩu tiếp tục giảm sút do khó khăn vĩ mơ chung và chính sách thắt chặt chi tiêu của chính phủ Mỹ, EU nên các đơn hàng sụt giảm trong khi Phương Đơng chưa thể tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới.

Đơn hàng xuất khẩu của Công ty chủ yếu được đặt qua bởi các văn phòng ở Việt Nam như JC Penny VN, New Wave Group VN, Melcher, Perry Ellis, Ledway, Melcosa..., Công ty chưa tự tổ chức được kênh phân phối rộng ở thị trường nước ngồi nên hoạt động xuất khẩu của Cơng ty lệ thuộc nhiều vào các đơn hàng của khách và họ gây sức ép không nhỏ đối với Công ty như: làm mẫu nhiều, ép giảm giá, không thực hiện cam kết, đưa ra những lý do về chất lượng để trì hỗn việc thánh tốn tiền hàng hoặc u cầu giao hàng sớm.

Do tình hình kinh tế khó khăn chung, đơn hàng sụt giảm các nơi, các nhà máy vẫn còn thừa khả năng để nhận đơn hàng, nên các khách hàng của Cơng ty có nhiều lựa chọn và dần dần chuyển một số mặt hàng sang các công ty đối thủ của Phương Đông.

Bảng 2.7: Danh sách khách hàng chính của Phương Đơng Cơng ty đặt hàng

với Phương Đông Người mua hàng Nhãn hàng Thị trường

JC Penny Việt

Nam JC Penny Worthington Mỹ

Texma VN (đại diện cho Ledway – Hồng Kong)

JC Penny

John’s Bay, East Fith, Bisou Bisou,

SJC

Mỹ

New Wave Group

VN New Wave

C&B, Projob,

Haglofts Mỹ, EU, Canada

Melcosa VN Eddie Bauer Bluemax, Otto Versand Eddie Bauer Bluemax, Otto Versand Mỹ, EU

Aurora China Mitsui, okuda, Sunshell

Mitsui, Okuda, Sunshell

Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, EU

Mondial VN Mondial C&A Anh

Perry Ellis VN Perry Ellis Perry Ellis, Original

Penguin Mỹ

Li& Fung VN Kohl’s

C&B, Hangten, Sonoma, Simply Vera Vera Wang

Mỹ

Nike VN Nike Nike Mỹ, EU, Úc

Comlumbia VN Comlumbia Comlumbia Mỹ, Canada

Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường của Công ty

Như vậy, để duy trì được khách hàng, Cơng ty cần phải tổ chức nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ thị trường để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trước những thay đổi của thị trường cũng như rào cản có thể có.

c/ Nhà cung cấp

Nhà cung cấp vật tư, thiết bị:

Phương Đông rất chuyên nghiệp về làm hàng FOB, rất có khả năng trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho đơn hàng. Xong 60 -70% nguyên phụ liệu cho các đơn hàng FOB của Công ty là nhập khẩu. Nguyên nhân nhập khẩu do:

Thứ nhất là, một số nguyên liệu trong nước chưa có, chưa sản xuất được, hoặc đã

có sản xuất nhưng giá thành cao hơn hàng nhập khẩu từ các nước lân cận như Trung Quốc, Hồng Kông hoặc nguyên liệu của nhà cung cấp trong nước chưa được khách hàng tin tưởng, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng.

Thứ hai là, khách hàng nhập khẩu hoặc các văn phòng đặt hàng đã làm việc, lựa chọn nhà cung cấp và chỉ định nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngồi cho Phương Đơng. Theo số liệu của P. KHTT, tổng số nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho Cơng ty là 128 trong đó nhà cung cấp ở Việt Nam là 32, chiếm 25% và cung cấp 10% lượng nguyên phụ liệu mà Công ty sử dụng để làm hàng FOB. Nguyên liệu thị trường Việt Nam cung cấp cho Phương Đông đa phần là các loại vải thông thường như cotton từ Việt Thắng, Choong Nam, PangRim; nylon, polyester từ Hualon, Formosa. Còn phụ liệu cũng chỉ là những loại khơng có gì đặc biệt như dây kéo của công ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang, YKK; chỉ của Coast Phong Phú; nút của Việt Thuận, nhãn mác của công ty Dona Botron, và các công ty tư nhân khác trong nước. Vì vậy, áp lực từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu là rất lớn, Công ty gần như phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngồi. Khi có biến động về tỷ giá hối đoái, tăng giá nhiên liệu, đình cơng ở cảng đi…sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như nhà cung cấp đột ngột tăng giá, tiến độ cung cấp trễ…

Vì hầu hết nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu nên dù kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm may mặc cao nhưng giá trị thực tế mà Công ty thu được từ xuất khẩu không cao.

Nhà cung cấp vốn:

Nguồn vốn đầu tư của Công ty chủ yếu có được từ vốn vay, vốn huy động từ cổ đông, vốn tự bổ sung. Khi các nhà băng tăng lãi suất cho vay, Công ty đã gặp khơng ít khó khăn.

Nhà cung cấp nguồn lao động:

Trong giai đoạn 2009 đến 2011, chỉ có 12 trường đại học trong cả nước đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ đại học cho ngành dệt may, số lượng tuyển sinh của cả 12 trường này chỉ xấp xỉ 300 sinh viên/năm13. Số lượng này không cung cấp đủ nhân lực cho ngành may nên lao động quản lý của Công ty, nhân viên làm công tác theo dõi đơn hàng xuất nhập khẩu, đơn hàng nội địa, nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu đa phần đều xuất thân từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tế. Lao động kỹ thuật bậc cao được đào tạo từ các trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Cao đẳng Mỹ Thuật Thiết Kế Đồng Nai, Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex/HCM. Lao động trực tiếp sản xuất được đào tạo qua trường lớp là rất ít. Nguồn lao động này được tuyển từ lao động phổ thông, Công ty tự tổ chức đào tạo để sử dụng.

d/ Đối thủ tiềm năng gia nhập ngành

Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành Dệt May như: vốn đầu tư thấp, trình độ kỹ thuật khơng cao cũng có thể mở cơ sở nhỏ để gia cơng hàng cho các cơng ty lớn hơn; có chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể như Vinatex tạo điều kiện cho các nhà đầu tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp thuộc tập đồn Vinatex, cũng như cơng ty mẹ Vinatex, thực hiện hợp tác theo mơ hình liên doanh, liên kết, cùng nhau đầu tư xây dựng nhà máy mới, chuyển giao công nghệ, quản lý nhà máy. Tại Việt Nam, lĩnh vực dệt còn bõ ngõ, trong tương lai, các doanh nghiệp FDI gia nhập ngành dệt là rất lớn, tuy nhiên cũng không thể bỏ qua khả năng là các doanh nghiệp này sẽ hình thành một hệ thống khép kín mạnh hơn, chặt hơn hệ thống của các doanh nghiệp FDI hiện tại (hợp tác trồng bông, xây dựng nhà máy xơ tại VN, dệt, cắt, may, xuất khẩu). Vì vậy, Phương Đơng vẫn tiếp tục đối đầu với nhiều cạnh tranh.

13 http://www.vinatex.com.vn/vi/tin-trong-nganh/nghien-cuu--dao-tao/15606/dao-tao-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may phương đông đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)