2.1.4. Thương hiệu, nhãn hiệu của Phương Đông
Thương hiệu
Nhãn hiệu
Hình 2.2 Thương hiệu, nhãn hiệu của Phương Đông
Nhãn hiệu f-house hiện đang có chỗ đứng ở thị trường trong nước, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và đang phấn đấu trở thành thương hiệu mạnh trong nước. Các nhãn hiệu này đã được xuất sang thị trường nước ngoài như Đức, Tiệp với số lượng nhỏ 50.000 sản phẩm các loại hằng năm. Hầu như các khách hàng xuất khẩu luôn mua sản phẩm xuất dưới nhãn hiệu riêng do họ yêu cầu.
2.1.5. Mơ hình tổ chức của Phương Đơng
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Tồn bộ Cơng ty có 8 phịng ban và 5 xí nghiệp may, được tổ chức như sau:
Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức của Cơng ty Cổ phần May Phương Đơng Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính XN1 XN2 F.house P.QLCL P.KTCN P. ĐHTB P.KV XN3 XN Tuy Phong P.KHTT P.KDNĐ P.TCNS P.TCKT QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 1 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 2 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 3 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 4
Các phòng ban:
Phòng quản lý chất lượng (P.QLCL): kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu (NPL) khi nhập vào kho, đặc biệt là nguyên liệu, thẩm tra phối hợp với phòng kinh doanh nội địa, phòng kế hoạch thị trường để giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong nước và nước ngồi (nếu có). Kiểm tra việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo hệ thống phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn ISO-9001-2000, tiêu chuẩn SA8000 trong tồn Cơng ty.
Phịng điều hành thiết bị (P.ĐHTB): chịu trách nhiệm điều tiết, vận hành tồn bộ máy móc trong Cơng ty phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Phòng kỹ thuật công nghệ (P.KTCN): nghiên cứu từng mẫu mã của khách hàng
u cầu, quy trình may, những điểm khó trong mẫu để đưa ra định mức, giá gia công để phòng kế hoạch thị trường xác định giá thành cho sản phẩm, và sẽ báo giá hợp lý cho khách hàng. Quản lý khâu may mẫu để chào hàng, may mẫu để làm mẫu đối cho bộ phận sản xuất, lên thông số kỹ thuật để đưa vào dây chuyền sản xuất. Chịu trách nhiệm thiết kế thời trang cho thương hiệu của Cơng ty (f- house)
Phịng kho vận (P.KV): chịu trách nhiệm về quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng và cung ứng vật tư, cấp nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Phòng kế hoạch thị trường (P.KHTT): thực hiện đàm phán trực tiếp với khách
hàng nước ngồi hoặc gián tiếp qua các cơng ty đặt hàng trung gian để lấy đơn hàng xuất khẩu, đặt mua nguyên phụ liệu cho các đơn hàng xuất khẩu, lên kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất, kiểm tra các quá trình liên quan đến sản xuất của đơn hàng để đảm bảo chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng. Lập hồ sơ chứng từ, khai báo hải quan, thanh lý hải quan.
Phòng tổ chức nhân sự (P.TCNS): phụ trách nhân sự, điều động và tuyển dụng theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Thực hiện kế hoạch tiền lương cho công nhân, lên kế hoạch đào tạo nhân sự.
Phịng tài chính – kế tốn (P.TCKT): quản lý tài chính Cơng ty, hạch tốn đầy
cơng nợ và kế hoạch giá thành sản phẩm, thống kê định kỳ, lập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế tốn từng q, từng năm trình lên Ban Giám Đốc.
Phòng kinh doanh nội địa (P.KDNĐ): đặt mua nguyên phụ liệu để sản xuất hàng cung cấp cho thị trường nội địa, tìm kiếm khách hàng trong nước, mở các cửa hàng đại lý tiêu thụ để mở rộng kênh phân phối khắp cả nước, xây dựng thương hiệu trong nước.
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Phương Đông từ các nguồn lực của doanh nghiệp các nguồn lực của doanh nghiệp
2.2.1. Phân tích yếu tố mơi trường bên ngồi 2.2.1.1. Phân tích yếu tố môi trường vĩ mô
a/ Yếu tố kinh tế: ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và sức cạnh tranh
của sản phẩm doanh nghiệp nói riêng, chúng có thể là cơ hội cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng cũng có thể là mối đe dọa.
Khủng hoảng kinh tế tồn cầu, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008, khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã tác động đến sức tiêu thụ tại các thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng của Công ty, ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Cơng ty, cụ thể là doanh thu xuất khẩu sụt giảm trong các năm qua.
Lãi suất cho vay tăng cao gây khó khăn cho Cơng ty. Lãi suất cho vay của ngân hàng cao và kéo dài trong thời gian qua (có lúc 20 – 25%) làm chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty khi làm hàng FOB tăng, lợi nhuận giảm, khó có lãi và Công ty buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Dù đơn giá các mặt hàng may mặc xuất khẩu theo hình thức FOB tại Cơng ty có tăng (năm 2010 mức tăng trung bình 4,87%, năm 2011 là 5,5%) nhưng mức tăng khơng thể bù đắp hết các chi phí đầu vào tăng (điện, nước, nguyên vật liệu), và lãi suất vay ngân hàng tăng (năm 2010: 15%, năm 2011: gần 20%). So với các nước lân cận, lãi suất ngân hàng chỉ ở mức 5%, như Thái Lan, hay Trung Quốc, thậm chí có nước chỉ ở mức 1-2% 10. Trong khi đó nếu làm hàng gia
10
Mạnh Linh, 2012. Cần giải pháp tổng thể cho các doanh nghiệp dệt may.
<http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30065&cn_i d=528244>. [Ngày truy cập: 12/06/2012].
công với các nguyên phụ liệu đều do bên đặt gia cơng cung cấp thì Cơng ty khơng lo lắng nhiều về việc tăng giá của các yếu tố đầu vào nên trong giai đoạn khó khăn này Cơng ty mong muốn “hợp tác” với tất cả các khách hàng muốn làm gia công trong khi trước đây Công ty ưu tiên nhận và sản xuất các đơn hàng FOB.
Bảng 2.3: Đơn giá sản phẩm xuất khẩu theo hình thức FOB
(Đơn vị tính: USD) Đơn giá các
mặt hàng (p)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Áo thun 8,75 9,5 9,97 ∆p (USD) - 0,75 0,47 ∆p (%) - 8,57% 4,95% 2. Áo sơmi 10,20 9,85 11,69 ∆ p - -0,35 1,84 ∆p (%) - -3,43% 18,68% 3. Jacket 13,25 13,19 12,99 ∆ p - -0,06 -0,2 ∆p (%) - - 0,45% -1,5% 4. Quần 7,46 8,57 8,56 ∆ p - 1,11 0,01 ∆p (%) - 14,8% -0,12% Trung bình ∆p (%) - 4,87% 5,5%
Nguồn: báo cáo xuất khẩu – Phòng kế hoạch thị trường
Bảng 2.4: Đơn giá gia cơng trung bình cho các mặt hàng
(Đơn vị tính: USD) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá gia công 1,04 1,06 1,45
∆p (USD) - 0,02 0,39
∆p ( %) - 1,9 % 36,8 %
b/ Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ
Sự ổn định về chính trị giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn để cạnh tranh trong thời đại mở cửa hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước có vai trị quan trọng trong việc tạo lập mơi trường cạnh tranh, duy trì mơi trường cạnh tranh bằng việc ban hành các chính sách, luật lệ, tạo ra luật chơi đầy đủ, đồng bộ, đứng ra làm trọng tài, là người định luật chơi cho cuộc đua giữa các doanh nghiệp, duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh và trừng phạt mọi hoạt động không lành mạnh.
Các yếu tố Chính phủ - chính trị như các thể chế, chính sách, qui chế, định chế, luật lệ, chính sách đãi ngộ v.v. Việt Nam chúng ta được bình chọn là một trong những quốc gia an toàn nhất về đầu tư tại khu vực châu Á.
Chính phủ Việt Nam luôn xem dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nên đã có những chính sách khuyến khích đầu tư cho ngành dệt may, cụ thể như ban hành quyết định số 12/2011- QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành cơng nghiệp hỗ trợ, theo đó trong tương lai các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có thêm nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước, giảm việc chi ngoại tệ ra nước ngoài, giảm bớt chi phí vận chuyển, doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn cho sản xuất, bớt thời gian làm thủ tục hải quan nhập nguyên liệu… và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhà nước tạo điều kiện để ngành dệt may giảm bớt khó khăn như xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, không áp thuế xuất khẩu, gia hạn thời gian nộp thuế GTGT, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích lũy vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn những hạn chế trong việc triển khai và chấp hành luật
định, thực tiễn hoạt động xa rời các văn bản ban hành đặc biệt bộ máy cán bộ hành chính cịn cửa quyền, tham ô, nhũng nhiễu doanh nghiệp v.v. Tất cả điều đó đã gây
khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp.
c/ Yếu tố văn hóa, xã hội
Yếu tố văn hố bao gồm: ngơn ngữ phong tục tập quán hay chuẩn mực đạo đức xã hội, cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng,…
Các yếu văn hóa, xã hội của Việt Nam ảnh hưởng đến năng lực cạnh của Công ty bởi ngành may mặc đòi hỏi nhiều lao động và văn hóa trong người lao động ảnh
hưởng vào sự tận tụy trong việc sản xuất sản phẩm, có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra, hay cách nhân viên doanh nghiệp đối xử với khách hàng. Lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, thích hợp với ngành may. Công ty Cổ Phần May Phương Đông là doanh nghiệp Việt Nam, cấp điều hành đều là người Việt Nam, nên am tường tư tưởng người Á Đông, hiểu được tâm tư của người lao động Việt Nam và cố gắng dàn xếp sao cho ổn thỏa nhất nên ở Cơng ty khơng có tình trạng đình cơng, gây mất trật tự.
Công ty khi xuất khẩu cũng phải nghiên cứu quy mô dân số của quốc gia đã, đang hoặc sẽ là bạn hàng nhập khẩu để phân tích nơi nào đông dân cư, mức độ nhạy cảm với giá, thị hiếu tiêu dùng của người dân để có chiến lược marketing thích hợp.
d/ Yếu tố khoa học cơng nghệ
Lĩnh vực may mặc có rất nhiều máy móc hỗ trợ trong các khâu như máy đi sơ đồ tính định mức, máy trải vải, máy cắt vải, máy ủi tự động, máy dị kim gãy, máy đóng nút …nhằm giảm bớt tiêu hao lao động, giảm bớt sai sót của con người, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên với tốc độ thay đổi công nghệ nhanh như hiện nay, thời gian khấu hao máy móc phải được rút ngắn, doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ cho phù hợp, điều này cũng làm Phương Đơng gặp khó khăn vì nguồn vốn có hạn.
Cơng ty Cổ phần May Phương Đơng đã sử dụng một phần hệ thống tự động hóa giúp kiểm sốt tồn bộ quá trình sản xuất phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 mà Công ty đang áp dụng, đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm đầu ra và giảm giá thành sản xuất. Nhưng Phương Đơng vẫn cịn phải cập nhật nhiều hơn nữa phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến hiện nay.
e/ Yếu tố quốc tế:
Khi quan hệ chính trị và hợp tác quốc tế giữa một quốc gia và các nước ngày càng phát triển cả chiều sâu và chiều rộng thì quốc gia đó chắc chắn có nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm thị trường vì các rào cản về thương mại sẽ dần dần được dỡ bỏ. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích của hội nhập, quốc gia đó phải chịu sức ép cạnh tranh về nhiều mặt của các đối thủ từ khắp nơi trên thế giới.
Việc gia nhập các tổ chức kinh tế, ký kết các hiệp định đối tác kinh tế giúp hàng may mặc của Việt Nam xuất sang các thị trường nước ngoài khơng cịn bị áp hạn
ngạch như trước đây. Doanh nghiệp FDI mạnh mẽ tràn vào Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý, áp dụng công nghệ mới. Tuy nhiên các doanh nghiệp may mặc Việt Nam bị san sẻ lao động, nguồn lực cho các doanh nghiệp FDI và cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp FDI cùng sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc. Các luật lệ và qui định thống nhất của tổ chức thương mại thế giới (WTO), cộng đồng Châu Âu, các hiệp định tự do thương mại của thế giới và khu vực... đã góp phần vào sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên toàn cầu. Và những thị trường chung toàn cầu đang xuất hiện đã đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế về
chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về vấn đề ô nhiễm môi trường, các luật về chống độc quyền, chống bán phá giá...Các doanh nghiệp cần phải vận dụng những lợi thế mà xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, đồng thời hạn chế những rủi ro từ môi trường quốc tế .
2.2.1.2. Phân tích các yếu tố mơi trường vi mơ a/ Đối thủ hiện có trong ngành
Đối thủ cạnh tranh trong nước
Hiện nay trong nước có khoảng 2.055 doanh nghiệp dệt may lớn nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế11. Theo Vitas, doanh nghiệp FDI đang chiếm khoảng 25% trong toàn ngành dệt may xét về số lượng doanh nghiệp nhưng chiếm đến 60-65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong năm 201112. Điều này cho thấy tất cả các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp FDI ln có khách hàng nhờ vào khâu marketing mạnh mẽ từ cơng ty mẹ của họ ở nước ngồi. Các cơng ty mẹ có tiềm lực tài chính mạnh, đầu tư công nghệ hiện đại cho các nhà máy FDI ở Việt Nam,
11 Y Nhung, 2011. Xuất khẩu dệt may năm nay có thể đạt 13,5 tỷ USD.
<http://vneconomy.vn/2011072303518767P0C10/xuat-khau-det-may-nam-nay-co-the- dat-135-ty-usd.htm>. [Ngày truy cập: 29 /06/ 2012].
12 Thanh Thu, 2012. Xuất khẩu dệt may “sống nhờ” doanh nghiệp FDI.
<http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/76122>. [Ngày truy cập: 7/05/2012].
và hoạt động theo chuỗi kép kín từ khâu dệt, sợi, đan, nhuộm, may. Công ty mẹ là người tìm kiếm khách hàng, đàm phán giá, giao dịch với khách hàng. Khi có đơn hàng, cơng ty mẹ phân bổ đơn hàng cho các công ty may con FDI tùy vào năng lực sản xuất của các công ty con, và chuyển tất cả các nguyên phụ liệu về cho công ty con để gia công. Hiện nay một số khách hàng xuất khẩu đã chuyển dần đơn hàng sang các doanh nghiệp đối thủ có thế mạnh cho từng loại sản phẩm trong khi Phương Đơng chưa có sản phẩm chủ lực làm thế mạnh cho riêng mình.
Bảng 2.5: Danh sách công ty cạnh tranh với Phương Đông
Các công ty Việt Nam
May Sài Gòn 3
Sản phẩm: Quần Jean, Quần Kaki, Quần thể thao… Tổng số lao động: 2.800 người
Năng lực sản xuất: 800.000 sản phẩm /tháng
May Thành Công
Sản phẩm: Quần áo thun các loại Tổng số lao động may: 4.140 người
Năng lực sản xuất: 1.200.000 sản phẩm /tháng
Quy trình sản xuất khá kép kín: nhập bơng, xơ từ nước ngồi, sau đó kéo sợi, dệt, đan, nhuộm, may.
May Việt Hưng (trực thuộc công ty may Việt Tiến)
Sản phẩm: Sơ mi Nam nữ Tổng số lao động: 2.500 người
Năng lực sản xuất: 700.000 sản phẩm /tháng
Các công ty FDI
Nien Hsing factory
Sản phẩm: quần áo jeans các loại
Lao động: 8.000 người
Năng lực sản xuất: hơn 2 triệu sản phẩm / tháng.
Các khâu dệt, nhuộm sợi, dệt vải được thực hiện bởi nhà máy Nien Hsing ở Đài Loan.
Esquel Garment Việt Nam
Sản phẩm: quần áo thun các loại Tổng số lao động: 2.000 người
Năng lực sản xuất: 700.000 sản phẩm/ tháng