Các chỉ tiêu Đơn vị
tính 2009 2010 2011
1. Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn / tổng tài sản % 60,08 62,69 39,68 Tài sản dài hạn/tổng tài sản % 39,92 37,31 60,32
2. Cơ cấu vốn
Nợ phải trả/tổng nguồn vốn % 70,32 72,06 75,05 Vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn % 28,96 27,94 24,95
3. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,24 1,39 1,33 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,53 0,58 0,40
4. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 39,2 42,3 44,9
5. Hiệu quả SXKD và khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) % 4,72 4,21 3,86
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (ROS) % 2,79 2,68 2,83
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) % 16,31 15,06 15,45
Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính Cơng ty Cổ phần May Phương Đơng
Nhìn chung cơ cấu vốn của Cơng ty là hợp lý vì là cơng ty sản xuất nên vốn cố định tương đối lớn 37,31% (so với Việt Hưng là 40%, Thành công 46,1%), nhưng không quá lớn ảnh hưởng tới tốc độ của vòng quay vốn luân chuyển, giúp doanh
nghiệp tránh tình trạng thiếu vốn lưu động, ảnh hưởng quá nhiều vào vốn vay ngắn hạn. Năm 2011, vốn cố định lớn là do Công ty đang đầu tư xây dựng xưởng mới, mua sắm máy móc, trang thiết bị cho xí nghiệp Tuy Phong.
Vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ đạt gần 30%, phần lớn vốn hoạt động của Công ty doanh nghiệp phải vay ngân hàng, vay từ các cá nhân đang làm tại Phương Đông và các cá nhân khác. Với lãi suất cao như thời gian qua, Phương Đông gặp rất nhiều trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương Đông cần thực hiện một số giải pháp để tăng nguồn vốn.
Kỳ thu tiền bình quân: là khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng. Khi tiêu thụ hàng hóa, phải sau 39 đến gần 45 ngày Công ty mới thu được tiền. Cho thấy, khách hàng đã chiếm dụng vốn của Công ty tương đối dài. Nhưng đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp may hiện nay.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi: ROE tương đối ổn định qua các năm dù trong tình hình kinh tế khó khăn chung hiện nay. So với một số doanh nghiệp lớn trong ngành như May Thành Cơng 16,00% thì hiệu quả sản xuất kinh doanh 15,45% của Phương Đông là mức chấp nhận được, nhưng so với Việt Hưng 30% thì các chỉ tiêu này của Phương Đông tương đối thấp. Do vậy, Phương Đơng cần giảm chi phí sản xuất kinh doanh thơng qua nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tăng năng xuất lao động, cắt giảm các khâu trung gian không cần thiết.
2.2.2.4. Năng lực trình độ cơng nghệ
Cơng nghệ là công cụ cạnh tranh then chốt, quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả, tác động trực tiếp đến năng suất sản xuất.
Máy móc trong Cơng ty có nguồn gốc từ các nước khác nhau như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp phù hợp với khả năng tài chính và thời gian thu hồi vốn nhanh của Công ty, nhưng vẫn đảm bảo mức độ khá hiện đại cho các hoạt động sản xuất được thông suốt. Nhân viên được đào tạo đầy đủ để khai thác, sử dụng hết chức năng của máy. Công ty đã ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất. Phòng kỹ thuật công nghệ đã sử dụng phần mềm hệ thống CAD (Computer Aided Design) để thiết kế, nhảy size (nhảy cỡ), và tính tốn sơ đồ cắt vải. Phần mềm hiện đại
này hiện nay chỉ khoảng 200 doanh nghiệp trên hơn 2.500 doanh nghiệp trong nước sử dụng. Nhờ phần mềm này mà Công ty tiết kiệm được vải do đi sơ đồ trên máy, sắp xếp các mảnh của sản phẩm sao cho tối ưu hóa sơ đồ cắt; tiết kiệm nhân cơng do rút ngắn thời gian tính tốn của nhân viên phòng kỹ thuật và đặc biệt không nhầm lẫn trong khâu tính tốn định mức ngun liệu, ưu việt hơn so với quy trình tính tốn định mức cổ điển14. Cụ thể qua thao tác tính tốn xoay chiều các mảnh trên màn hình máy, chỉ cần tính tiết kiệm 1% định mức tiêu hao vải thì doanh nghiệp tiết kiệm một khoảng lớn. Ví dụ mỗi năm Cơng ty sản xuất trung bình 2.500.000 sản phẩm các loại, mỗi sản phẩm tiêu hao 1 mét vải, tiết kiệm 1% x 2.500.000 = 25.000 mét. Giá 1 mét vải khoảng 30.000 đồng thì Cơng ty đã tiết kiệm được 0,75 tỷ đồng. Khách hàng gia công họ luôn tính tốn sẵn định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp và thường cộng thêm 2% hao hụt. Nhờ công cụ này, Phương Đông tiết kiệm vải khi cắt, có một lượng vải dư thừa từ các đơn hàng gia công, và vải này được sử dụng cho các đơn hàng ở thị trường nội địa.
Tuy nhiên, Phương Đông cũng chưa áp dụng nhiều công nghệ mới trong ngành may mà hiện một số đối thủ đang áp dụng như Thành Công, Việt Hưng, Việt Tiến, Esquel, Eclat đã sử dụng cả hệ thống CAD/CAM hoàn chỉnh, CAM là hệ thống giúp trải vải tự động và cắt vải tự động tiết kiệm thời gian nhằm đáp ứng những đơn hàng đòi hỏi thời gian giao hàng ngắn. Hiện nay, một số máy móc cũ đã khấu hao hết nhưng Cơng ty vẫn còn tận dụng làm ảnh hưởng đến năng suất chung, một số máy photocopy đã quá cũ cần được thay thế vì ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của nhân viên, chất lượng chứng từ photo ra gửi cho khách hàng khơng tốt làm giảm hình ảnh của Cơng ty.
22.2.5. Năng lực cạnh tranh về giá
Đây là yếu tố nhạy cảm đối với các công ty đặt hàng. Suy cho cùng, sau khi xem xét các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp, các công ty đặt hàng xem giá chào bán cho họ là kết quả của mọi hoạt động do doanh nghiệp tạo ra. Nhiều khách hàng chưa một lần ghé thăm doanh nghiệp nhưng chỉ quyết định đặt hàng thông qua giá được chào và sản phẩm đi kèm thể hiện chất lượng được chào bán.
Công ty dựa vào chi phí sản xuất để định giá cho sản phẩm. Giá sản phẩm Phương Đơng tính cho khách hàng là chi phí sản xuất cộng với tỷ lệ % lãi của Công ty. Với chiến lược này, doanh số bán ra được đảm bảo và nguồn lợi nhuận có thể được dự đốn trước. Khi tính giá, Cơng ty có cân nhắc mức lãi dựa trên số lượng của đơn hàng, sự biến động của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế để giữ được khách hàng nhưng vẫn có lợi.
Giá thành sản phẩm được hình thành từ chi phí lao động, ngun phụ liệu tiêu hao trên một sản phẩm và chi phí đầu vào khác.
Về chi phí lao động: nước ta được nhận xét là rẻ hơn các nước có lợi thế về may
mặc khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Sirilanka nhưng chi phí rẻ khơng phải là lợi về lâu dài vì thiệt hại cho lao động trong nước và giá trị xuất khẩu. Bangladesh nổi tiếng về chi phí lao động ngành may rẻ tạo điều kiện cho nước này mỗi năm xuất khẩu 19 tỷ USD, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng gần đây các lao động ngành dệt may Bangladesh phản đối giá lao động rẻ, đình cơng trên bình diện rộng của cả nước làm dệt may Bangladesh khốn đốn 15. Về chi phí lao động, Phương Đơng khơng có thế mạnh gì hơn các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc, Sirilanka, Ấn Độ, Hàn Quốc…mà họ đầu tư nhà xưởng ở Việt Nam, thuê lao động Việt Nam thì cũng trả lương cho người lao động theo mặt bằng chung của ngành.
Để nâng cao năng lực về giá thì cải tiến năng suất lao động là điều cần thiết. Phương Đông cần di chuyển nhà máy xí nghiệp đến các tỉnh, vùng nơng thơn nơi mà phí lao động thấp hơn ở thành phố lớn, và có lao động ổn định. Lao động ổn định giúp công nhân quen việc, nâng cao tay nghề và tạo năng suất lao động cao.
Chi phí ngun phụ liệu: Các cơng ty ở các nước đối thủ như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Sirilanka được lợi thế hơn các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và Phương Đơng nói riêng là gần nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiều công ty chủ động nguồn nguyên liệu bằng cách tạo ra một chuỗi cung ứng kép kín trong cung cấp sản phẩm may mặc (tự trồng bông, kéo sợi, dệt, nhuộm, may). Vậy doanh nghiệp FDI của các nước này vào Việt Nam vừa tận dụng chi phí lao động thấp hơn ở nước họ, vừa hưởng được lợi thế về nguyên liệu do công ty mẹ của họ chuyển sang.
Do vậy, để có giá thành tốt, giá chào bán được nhà nhập khẩu chấp nhận nhưng không giảm nhiều về tỷ lệ lợi nhuận, Phương Đông đã tập trung giảm chi phí quản lý, kêu gọi tiết kiệm định mức tiêu hao NPL/sản phẩm, giảm giá cắt may (CM) trên một đơn vị sản phẩm bằng cách năng suất lao động, tiết kiệm điện…
So với các đối thủ trong và ngồi nước, Phương Đơng hầu như khơng có thế mạnh về chi phí lao động và chi phí nguyên liệu đầu vào để tạo ra giá hấp dẫn khách hàng. Nhưng giá cả của Phương Đông cũng được thị trường chấp nhận thông qua khả năng quản lý tốt, đẩy mạnh năng suất lao động để hạ giá thành, và giá cả tương xứng với chất lượng mà Phương Đông tạo ra…
Công ty chấp nhận mọi hình thức thanh toán T/T, D/P, L/C mà khách hàng lựa chọn đối với hàng gia cơng. Đối với đơn hàng FOB có trị giá hơn 30.000 USD thì cần khách hàng thanh tốn bằng phương thức L/C.
2.2.2.6. Năng lực về chất lượng sản phẩm
Trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải sản xuất được những sản phẩm đáp ứng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó chất lượng sản phẩm tốt tạo được niềm tin cho khách hàng, giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, tạo uy tín trên thị trường thế giới và thu hút khách hàng mới.
Công ty luôn chú trọng việc đào tạo cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất để nâng cao tay nghề của họ, chất lượng sản phẩm ln được nâng cao đáp ứng địi hỏi sản phẩm ngày càng tinh tế của khách hàng. Bộ phận thiết kế – P. KTCN luôn cẩn thận nghiên cứu bản vẽ, yêu cầu của khách hàng tạo ra mẫu mã đúng yêu cầu, nhiều khi chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thiết rập từ người thiết kế là sản phẩm trở nên tinh tế, đẳng cấp hơn nhiều. Việc thiết kế mẫu đúng yêu cầu khách hàng giúp Công ty giảm bớt thời gian chờ chấp nhận mẫu, có nhiều thời gian hơn cho sản xuất, bớt tăng ca và ít tạo ra hàng kém chất lượng.
Chất lượng được kiểm soát qua nhiều khâu để kiểm tra chéo lẫn nhau nhằm xuất khẩu sản phẩm hoàn hảo nhất đến khách hàng16. Để duy trì chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, ISO 14000; SA 8000… mà Công ty đã được chứng nhận, Công ty ban hành các tiêu chí chấm điểm
cho các xí nghiệp, tổ chức huấn luyện chuyên gia về đánh giá nội bộ ISO- SA cho cán bộ công nhân viên hằng năm.
Chất lượng sản phẩm của Phương Đơng nhìn chung là đạt yêu cầu, chất lượng được tạo ra nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, máy móc và con người. Bên cạnh chú trọng đầu tư công nghệ, Phương Đông cần chú trọng đào tạo con người ở các khâu, đặc biệt là khả năng thiết kế và ngoại ngữ của nhân viên P. KTCN, khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công đoạn khác nhau.
2.2.2.7. Dịch vụ dành cho khách hàng:
Dịch vụ dành cho khách hàng của Công ty cần xét đến thời gian làm mẫu và báo giá, khả năng giao hàng đúng hạn, sự hợp tác hay nói cách khác linh hoạt trong sản xuất để đáp ứng yêu cầu thay đổi đột ngột của khách hàng, khả năng giải đáp thắc mắc khiếu nại của khách hàng.
Thời gian làm mẫu và báo giá:
Công ty luôn sắp xếp thời gian để gửi mẫu đối và báo giá cho khách hàng sớm nhất có thể. Ưu tiên làm mẫu và báo giá cho các khách hàng quen, đã có quan hệ làm ăn lâu với Công ty. Khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, P.KHTT gửi đầy đủ thông tin đến P.KTCN để yêu cầu làm mẫu và thỏa thuận thời gian chính xác để có mẫu và chi tiết tiêu hao NPL. Sau đó, P. KHTT sẽ thơng báo khách hàng thời gian dự kiến gửi mẫu và báo giá. Thông thường thời gian phần việc này là 5 ngày làm việc. Cịn nếu chỉ báo giá thì trong vịng 2 ngày làm việc.
Năng lực về giao hàng đúng hạn
Hàng may mặc xuất khẩu luôn sản xuất dưới dạng đơn đặt hàng lớn và khách hàng là các doanh nghiệp trung gian để phân phối lại cho các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ khác, hoặc doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng của chính họ. Đối với hàng may mặc, yếu tố thời vụ mang tính rõ rệt, vì thế khách hàng ln coi trọng việc giao hàng đúng hạn, nếu khơng thì số lượng lớn hàng sẽ không bán được do qua mùa. Việc giao hàng đúng hạn thể hiện tính nghiêm túc trong việc thực hiện đơn hàng của doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt công việc này, uy tín của doanh nghiệp với khách hàng được tăng lên, và những nguồn lợi từ đó sẽ rất lớn.
Thời hạn giao hàng của Công ty hiện nay thường là 90 ngày sau khi ký hợp đồng đối với đơn hàng FOB, 30 ngày kể từ khi nhận được nguyên phụ liệu đối với đơn hàng gia công. Thời gian như thế cũng chỉ vừa đủ để Công ty thực hiện đơn hàng nếu tính tốn kỹ lưỡng ngày có đầy đủ nguyên phụ liệu, khả năng sản xuất của các xí nghiệp và sắp xếp lịch sản xuất một cách hợp lý. Đơn hàng may mặc ln địi hỏi ngày đến cảng đến đúng dự kiến để khách hàng có sản phẩm bán theo thời vụ. Trễ giao hàng ở Công ty phần lớn xuất phát từ nhiều khâu: khâu theo dõi nguyên phụ liệu về đúng dự kiến, khâu cắt, may, có khi từ các khâu giặt (wash) sau may, in thêu ở các cơng ty bên ngồi. Khâu liên hệ hãng tàu, làm chứng từ xuất khẩu, khai hải quan của phòng kế hoạch thị trường hầu như không ảnh hưởng đến việc xuất hàng trễ vì Cơng ty quy định xí nghiệp phải gửi số lượng cuối cùng dự kiến ít nhất 2 ngày trước ngày xuất hàng, tránh gửi số lượng, thông tin liên quan quá trễ làm nhân viên chứng từ lúng túng, sai sót trong khâu khai báo hải quan. Năm 2011, Cơng ty có tỷ lệ giao hàng trễ so với thời hạn giao hàng quy định là 10 % đơn hàng. Nhưng một số đơn hàng trễ thời gian giao hàng một tuần thì hãng tàu tìm được tàu nhanh cho nhà máy, giúp hàng hóa đến cảng đến đúng như dự kiến. Trường hợp tìm tàu nhanh chỉ áp dụng đối với xuất hàng nguyên container, nếu có container nào trong đợt xuất hàng đó bị lẻ, thì Cơng ty phải chịu cước phí cho phần rỗng container (dead space) để xuất đi tàu nhanh. Cách khác nữa là Công ty xin khách hàng cho xuất hàng nhiều lần (split shipment), phần làm kịp thời gian (thường là số lượng lớn của đơn hàng) xuất đi đúng kế hoạch, thời gian yêu cầu, phần còn lại xuất bằng đường hàng khơng với cước phí chênh lệch air-sea do Công ty chịu. Số lượng hàng bị phạt trễ năm 2011 là 1% trên tổng số hàng xuất. Dù khi sản xuất hàng bị trễ so với kế hoạch, nhưng Công ty biết cách xoay sở để hàng đến cảng đến đúng thời gian khách hàng dự kiến.
Để thực hiện đúng thời gian giao hàng, Công ty cần quản lý thời gian cho từng cơng đoạn của q trình sản xuất từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu khai báo hải quan