Hiệp định Basel III

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Trang 28 - 30)

1.3. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

1.3.3.2 Hiệp định Basel III

Sau những hạn chế của Basel II thì Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel đưa ra những chuẩn mới trong Basel III.

 Nội dung hiệp định Basel III

Basel III đã đưa ra những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn và phương pháp giám sát an tồn vĩ mơ. Để không ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế của các nước sau khủng hoảng, ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã đưa ra một lộ trình để thực hiện bắt đầu từ tháng 01/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018.

Lộ trình cụ thể:

- Giữ nguyên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.

- Vào ngày 01/01/2013 áp dụng tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiểu với mức 4,5%, và phải đạt được mức 6% trước 01/01/2019,

- Vào ngày 01/01/2013 tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu cũng được bắt đầu áp dụng với mức 3,5%, và phải đạt được mức 4,5% trước 01/01/2019.

- Từ ngày 01/01/2016 tỷ lệ dự phịng bảo tồn vốn với mức 0,625%, và hoàn thành mức 2,5% trước 01/01/2019.

- Lộ trình loại bỏ các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 1 được áp dụng từ 01/01/2014 với mức 20%, và đến trước 01/01/2019 sẽ loại bỏ được 100%.

- Tỷ lệ đòn bẩy được thử nghiệm áp dụng trong khoảng thời gian từ 01/01/2013 đến 31/12/2016 với tỷ lệ 3%.

 Lý do áp dụng

Hiệp ước Basel III do Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng đề ra nhằm đẩy mạnh công tác giám sát, điều phối và quản lý rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng đồng thời nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro, phản ứng kịp thời với các vấn đề phát sinh từ áp lực tài chính và kinh tế, đẩy mạnh tính minh bạch của khối ngân hàng. Với những đề xuất mới về vốn, địn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản sẽ giúp củng cố các quy định, giám sát và quản lý rủi ro của lĩnh vực ngân hàng.

 Hạn chế và khó khăn khi áp dụng

Hiện nay, khi các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng chuẩn mực Basel III thì các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay vẫn chỉ đang tiến hành thử nghiệm chuẩn mực Basel II trên một số ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tổng quan lý thuyết về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, đặt biệt với sự ra đời của Hiệp định Basel II và Basel III được giới thiệu ở trên đặt nền móng cho sự quản lý toàn diện về quản lý rủi ro doanh nghiệp. Chúng ta đã có cái nhìn khái quát về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Chương 2 sẽ đi tiếp vào phần phân tích thực trạng quản trị rủi ro và điều kiện áp dụng Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu đồng thời tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia về vấn đề ngun nhân rủi ro tín dụng cũng như những khó khăn khi áp dụng Basel II.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)