9001 :2008
3.2.4. Đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm mới
3.2.5.3. Kết hợp ISO 9001:2008 với phương pháp Tấn công não
(Braistorming)
Hiện nay các giải pháp cải tiến, đề xuất của công ty chưa được nhiều, chủ
yếu chỉ tập trung vào “phát hiện và làm sạch lỗi” với các biện pháp mang tính đối phó và đóng góp rất ít vào cải tiến chất lượng thực sự của công ty, chúng chỉ giải quyết những biểu hiện của vấn đề chứ không chữa khỏi hẳn nguyên nhân gốc rễ.
Trong quản lý chất lượng, các phương pháp làm việc tập thể luôn luôn khuyến khích và phương pháp tấn cơng não được đưa ra ở đây sẽ khắc phục được
hạn chế này vì nó dựa trên cơ sở thảo luận tự do về những ý tưởng hoặc những vấn
đề cụ thể nào đó nhằm làm bật ra những suy nghĩ sáng tạo của một nhóm làm việc
(phịng, ban, đội cơng tác). Tư tưởng của tấn công não là:
- Một người thường bị hạn chế về ý tưởng, một nhóm thì tạo ra nhiều ý tưởng hơn.
- Ý tưởng của người này có thể được xây dựng, hình thành dựa trên ý tưởng của người khác.
- Khi có càng nhiều người trao đổi càng có nhiều ý tưởng sáng tạo.
Thường tấn công não thực hiện với một người hướng dẫn là người trưởng nhóm làm việc đó (hoặc là người được giao chủ trì giải quyết vấn đề đặt ra). Quá
trình thực hiện chia ra hai giai đoạn:
- Giai đoạn tạo ra: (1) người điều phối cần tuyên bố rõ ràng về mục đích của
việc tấn cơng não, (2) các thành viên trong nhóm đều lần lượt nêu ý kiến cá nhân,
nhằm thảo ra một danh mục các ý kiến. Nếu có thể, các thành viên trong đội nêu ý
kiến dựa trên ý kiến của người khác. (3) Ở giai đoạn này, không phê phán hay tranh luận các ý kiến, mục đích là để tạo ra càng nhiều ý kiến càng tốt. (4) Ghi các ý kiến tại nơi mà tất cả các thành viên có thể nhìn thấy. (5) Q trình này tiếp tục lặp lại
đến khi khơng cịn ý kiến nào được tạo ra nữa. Lưu ý: mọi ý kiến cần được xem xét
lại để đảm bảo thể hiện rõ ràng ý định muốn trình bày của người nêu ra.
- Giai đoạn làm sáng tỏ: cả nhóm cùng xem xét lại danh mục ý kiến để đảm
bảo rằng mọi người đều hiểu tất cả các ý kiến này. Sự đánh giá các ý kiến sẽ được tiến hành sau khi việc nêu ý kiến đã xong. Khi làm sáng tỏ thường dùng cách thức ghép các ý kiến lại thành các nhóm: trước hết ghép các ý kiến được ghi lại thành các nhóm dường như có về liên quan đến nhau, chọn một ý kiến có vẻ tiêu biểu cho một nhóm ý kiến, dùng nó như là tiêu đề và ghi lại các ý kiến đã được ghép theo các
nhóm. Các ý kiến cũng có thể được xử lý, làm sáng tỏ theo quan hệ nhân quả bằng biểu đồ xương cá.
Nếu như tuân thủ đúng nguyên tắc trên thì phương pháp này rất hữu ích đồi với cơng ty trong việc xác định các ngun nhân của vấn đề, từ đó tìm ra được các giải pháp cụ thể.