Ảnh hưởng của nguyên liệu đến độ chuyển hóa với sự có mặt của phụ gia ZSM-

Một phần của tài liệu Đánh giá sự ảnh hưởng của tính chất nguyên liệu đến hiệu quả phụ gia ZSM 5 trong quá trình FCC (Trang 48 - 49)

S i Diện tích mũi phổ (peak) của cấu tử tương ứng khi phân tích chất chuẩn

3.2.2.Ảnh hưởng của nguyên liệu đến độ chuyển hóa với sự có mặt của phụ gia ZSM-

ZSM-5

Ảnh hưởng của tính chất parafin, aromat của nguyên liệu đến hiệu quả của phụ gia ZSM-5 được thể hiện rõ ràng nhất qua độ chuyển hóa.

Khi chưa có phụ gia thêm vào thì độ chuyển hóa của bốn nguyên liệu gần bằng nhau khoảng 75-76 %kl (hình 3.2).

Hình 3.2: Ảnh hưởng của nguyên liệu và nồng độ phụ gia đến độ chuyển hóa Khi thêm phụ gia, nguyên liệu giàu parafin P1 và P2 có độ chuyển hóa tăng rất nhanh so với nguyên liệu giàu aromat A1 và A2. Tại nồng độ phụ gia 5 %kl dầu P1 và P2 tăng 10 %kl trong khi dầu A1, A2 tăng chỉ 1-4 %kl. Sự khác nhau này là do dầu P1, P2 có nhiều parafin nên các HC trong phân đoạn LCO và HCO bị bẻ gãy

suất LCO và HCO nên độ chuyển hóa của nguyên liệu giàu parafin cao hơn [14]. Tuy nhiên, khi thêm nồng độ phụ gia từ 5-20 %kl thì độ chuyển hóa của nguyên liệu parafin (P1, P2) không tăng nữa do hiệu suất LCO giảm nhưng bù lại hiệu suất HCO tăng. Nguyên liệu aromat có xu hướng giảm do hiệu suất LCO giảm chậm hiệu suất HCO tăng nhanh.

Hiệu suất LCO giảm chậm và hiệu suất HCO có xu hướng tăng nhẹ (hình 3.11 và 3.12). Lý do là khi nồng độ phụ gia thêm vào lớn thì lượng xúc tác chính giảm. Mà xúc tác chính có pha nền hoạt tính đóng vai trò cracking các phân tử lớn tạo ra nguyên liệu cho phụ gia. Phụ gia không có khả năng cracking các phân tử lớn do kích thước lỗ xốp nhỏ. Do đó, khi thêm nồng độ phụ gia nhiều sẽ làm giảm độ chuyển hóa tổng của quá trình làm giảm hiệu suất thu các sản phẩm nhẹ và tăng hiệu suất sản phẩm nặng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự ảnh hưởng của tính chất nguyên liệu đến hiệu quả phụ gia ZSM 5 trong quá trình FCC (Trang 48 - 49)