Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 27)

1.2 Kiểm sốt nội bộ ở khu vực cơng

1.2.3.2 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là quá trình xác định và phân tích các rủi ro có liên quan để đạt được các mục tiêu của tổ chức và xác định phản ứng thích hợp. Đánh giá rủi ro gồm các bước sau:

Nhận dạng rủi ro

Phương pháp tiếp cận chiến lược đánh giá rủi ro phụ thuộc vào việc xác định rủi

ro đối với mục tiêu quan trọng của tổ chức. Rủi ro liên quan đến các mục tiêu được xem

xét và đánh giá. Hoạt động của một tổ chức có thể có nhiều nguy cơ rủi ro do sự tác động

thể xảy ra (bao gồm nguy cơ gian lận và tham nhũng). Xác định rủi ro phải là một quá trình lặp đi lặp lại liên tục để tránh khỏi bị thiệt hại. Điều đó rất cần thiết để áp dụng các cơng cụ thích hợp để đánh giá rủi ro.

Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Tuy nhiên việc sử dụng

các tiêu chí đánh giá rủi ro sẽ giảm thiểu được tính chủ quan của q trình này bằng cách

cung cấp một khuôn khổ nhất quán cho việc đánh giá. Một trong những mục đích chính

của đánh giá rủi ro là thông báo cho nhà quản lý về lĩnh vực bị rủi ro để nhà quản lý phân

loại rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của tổ chức. Ví dụ, rủi ro đó

cao, trung bình hoặc thấp. Bằng cách đánh giá như vậy, rủi ro sẽ được sắp xếp theo thứ

tự ưu tiên quản lý và đưa ra những thông tin cần thiết để giải quyết những rủi ro đó. Ví dụ, với một hoạt động có nhiều tiềm năng lớn thì sẽ có nhiều rủi ro xảy ra.

Đối phó rủi ro

Sau khi nhận dạng và đánh giá được mức độ rủi ro thì nhà quản lý phải đưa ra các

biện pháp thích hợp để đối phó với rủi ro. Thơng thường, có 4 biện pháp để ứng phó với rủi ro, đó là tránh né rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chia sẻ rủi ro và chấp nhận rủi ro. Tuy

nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào thì tổ chức cũng phải cân nhắc giữa rủi ro và chi

phí bỏ ra để đối phó rủi ro và nhà quản lý giữ cho rủi ro ở mức chấp nhận được để duy trì hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả.

Ngoài ra, kinh tế, cơng nghệ, chế độ chính sách của Nhà nước liên tục thay đổi

làm cho môi trường rủi ro cũng thay đổi liên tục. Vì vậy, tổ chức thường xuyên xem xét

lại những rủi ro thay đổi theo thời gian cho phù hợp với mục tiêu của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)