Kết quả kinh doanh dịchvụ Ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn (Trang 57 - 59)

giai đoạn 2018 – 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQ 2018 -2020 Khách hàng sử dụng Người 9.890 18.720 29.494 189,28 157,55 173,42 Doanh số dịch vụ Ngân hàng điện tử Tỷ đồng 1,36 3,21 6,36 236,03 198,13 217,08 Tổng doanh số dịch vụ Tỷ đồng 7,34 15,19 24,79 207,10 163,15 185,13 Tỷ trọng thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử trên tổng thu DV

% 18,54 21,13 25,66

(Nguồn: Chi nhánh KCN Tiên Sơn)

Qua nghiên cứu bảng tổng hợp kết quả kinh doanh dịch vụ Ngân hàng điện tử của Chi nhánh giai đoạn 2018 - 2020 cho thấy quy mô của dịch vụ không ngừng gia tăng, cụ thể:

Số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng điện tử của Chi nhánh năm 2018 là 9.890 khách hàng tăng lên 29.494 khách hàng vào năm 2020, tốc độ tăng trung bình đạt 73,42%/năm.

Tổng doanh thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử của Chi nhánh năm 2018 đạt 1,36 tỷ đồng; năm 2019 tăng 1,85 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng tăng 36,03%; năm 2020 tăng 3,15 tỷ đồng tương ứng tăng 17,08%.

Tỷ trọng thu từ dịch vụ Ngân hàng điện tử trên tổng thu dịch vụ có xu hướng tăng cao qua các năm, năm 2018 chiếm 18,54% tổng doanh thu dịch vụ của Chi nhánh; năm 2020 chỉ tiêu này tăng lên 25,66%. Điều này

cho thấy xu hướng phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử của Chi nhánh là phù hợp với chiến lược phát triển của Chi nhánh và thị trường.

2.2.2. Phân tích tình hình phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn

2.2.2.1. Phát triển các cơ sở hạ tầng cho việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng điện tử

Trên nền tảng công nghệ tiên tiến, đặc biệt sau khi triển khai thành công hệ thống Core mới, VietinBank đang là Ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng điện tử, mang lại tiện ích lớn và nhiều ưu đãi cho khách hàng khi thanh tốn, giao dịch mà khơng phải sử dụng tiền mặt như: SMS Banking, BankPlus, VietinBank iPay, VietinBank iPay Mobile. Tuy nhiên, thế mạnh của VietinBank trong mảng này chính là ứng dụng Ngân hàng điện tử trên điện thoại di động VietinBank iPay Mobile. Với ứng dụng này, khách hàng có thể dễ dàng giao dịch mọi lúc, mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại có kết nối mạng. Các tính năng của VietinBank iPay Mobile đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch của khách hàng từ quản lý tài khoản thanh toán, tài khoản thẻ tín dụng, truy vấn số dư, chuyển tiền, thanh tốn hóa đơn, trả nợ vay, gửi tiết kiệm đến các tính năng vượt trội như: Thanh tốn dùng QR Pay, mua sắm trực tuyến, đặt vé máy bay, vé xem phim…

Với chiến lược, định hướng là phát triển Mobile Banking và Ngân hàng thanh toán, VietinBank đã tập trung nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử lên tầm cao mới.

VietinBank là một trong những Ngân hàng sớm nhất tại Việt Nam đưa ra tính năng thanh toán QR Pay sử dụng QR Code trên ứng dụng VietinBank iPay Mobile vào đầu năm 2015. Với tính năng này, khách hàng có thể mua hàng trên website, mua sắm tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…

mà không cần dùng tiền mặt hay các loại thẻ. Đây là hình thức thanh tốn đơn giản giúp đơn vị, tổ chức cung ứng hàng hóa, sản phẩm khơng cần đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, có thể dễ dàng triển khai rộng, nhanh với chi phí thấp. QR Pay có thể ứng dụng đa dạng trong đời sống như: Thanh tốn tại quầy, thanh tốn trên hóa đơn, thanh tốn trên: Website, facebook, tờ rơi, biển quảng cáo... Tất cả các kênh quảng cáo đều có thể trở thành kênh bán hàng hiệu quả. Ngoài ra, thanh tốn QR Pay rất an tồn và bảo mật với mọi giao dịch cá nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn (Trang 57 - 59)