Đánh giá chung về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty thí nghiệm điện miền nam (Trang 65 - 69)

Nhìn tổng quan, hệ thống quản lý chất lượng tại SETC theo tiêu chuẩn ISO 9001 vận hành có khoa học và hệ thống, giúp cơng ty hạn chế các bước không cần thiết, giảm sự sai sót để tạo hiệu quả trong cơng việc và sản xuất được sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống quản lý chất lượng của công ty vẫn cịn một số hạn chế, thiếu sót cần khắc phục để có thể vận hành hệ thống quản lý chất lượng tốt hơn nữa, nâng cao hơn nữa sự thỏa mãn của khách hàng và các bên quan tâm.

Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại SETC, tác giả nhận xét công ty đạt được những thành tựu và những hạn chế như sau:

2.3.1 Những thành tựu đạt được

Hệ thống quản lý chất lượng

- Hệ thống tài liệu rất đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với thực tế công việc chuyên môn của từng bộ phận, đáp ứng theo đúng các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001, ISO/IEC 17025, tiêu chuẩn VMI và quy định của các cơ quan chức năng. - Công ty cung cấp đầy đủ nguồn lực và thông tin để hỗ trợ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.

- Thực hiện cập nhật, sửa đổi, bổ sung tài liệu kịp thời và đầy đủ.

- Thực hiện kiểm soát và bảo quản, lưu trữ tài liệu, hồ sơ đúng quy định - Sử dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hệ thống tài liệu giúp nhân viên dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận các tài liệu.

Trách nhiệm lãnh đạo

- Nội dung chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của cơng ty đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với hoạt động của công ty, của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và của Tổng công ty Điện lực miền Nam.

- Mục tiêu chất lượng của từng phòng ban phù hợp với nội dung chun mơn cơng việc thực tế tại phịng ban đó.

- Thực hiện xem xét Lãnh đạo đối với hệ thống chất lượng đúng định kỳ.

Quản lý nguồn lực

- SETC cung cấp đầy đủ nhân lực, cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị. Phân bổ nhân sự, chức năng nhiệm vụ phù hợp với đặc thù chuyên môn của từng bộ phận.

- Quy trình tuyển chọn và đào tạo nhân lực đáp ứng được yêu cầu về kiến thức chuyên môn điện, phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty và được SETC thực hiện theo đúng quy định tuyển dụng của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam và của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Thực hiện đánh giá, kiểm tra sau khi đào tạo đối với CBCNV đầy đủ. - Kế hoạch đào tạo có kế hoạch cụ thể, xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Tạo sản phẩm

- Công ty chú trọng và quan tâm đến khách hàng, nhà cung cấp.

- Quy trình mua sắm hàng hóa tại SETC thực hiện theo đúng quy định của các Cơ quan chức năng ban hành.

- Quy trình sản xuất của cơng ty thực hiện theo đúng quy định.

- Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị kịp thời, nhanh chóng. - Các tài liệu, quy trình sản xuất phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại SETC.

Theo dõi, đo lường, phân tích và cải tiến

- Thành viên đồn đánh giá nội bộ được đào tạo và lựa chọn có đủ năng lực. - Quy trình đánh giá nội bộ của SETC thực hiện nghiêm túc, đúng định kỳ. - Các thiết bị theo dõi, đo lường tại công ty được hiệu chuẩn theo đúng tiêu chuẩn của Cơ quan chức năng ban hành.

- Có cải tiến chương trình đào tạo nhân lực và quy trình sản xuất sản phẩm.

2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Trách nhiệm lãnh đạo

Chưa xây dựng tiêu chí đánh giá, cách thức đo lường để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng của từng bộ phận trong công ty.

Quản lý nguồn lực

Chưa xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công việc của từng bộ phận và từng vị trí cơng việc trong cơng ty.

Tạo sản phẩm

SETC chưa xây dựng quy trình, cách thức đo lường và các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp.

Theo dõi, đo lường, phân tích và cải tiến

Hoạt động đánh giá nội bộ mang tính chất đối phó tại thời điểm đánh giá, chưa phản ánh được thực tế trong quá trình làm việc hàng ngày tại các bộ phận.

Nguyên nhân của các hạn chế này là do công ty chưa thực hiện các biện pháp kiểm sốt chặt chẽ, chưa có quy định cụ thể và rõ ràng các chỉ tiêu để đo lường các q trình trong cơng ty, vì vậy, trong khi thực hiện, các CBCNV chưa có quyết tâm cao. Nguyên nhân cốt lõi là do Cơng ty Thí nghiệm điện miền Nam chịu sự chi phối của Tổng công ty Điện lực miền Nam từ tất cả các quy định, quy chế về nhân sự, lương thưởng, chi phí,… nên các quy định, quy chế, quy trình tại SETC hiện nay đều do Tổng công ty Điện lực miền Nam xây dựng và ban hành xuống cho SETC thực hiện, SETC dựa vào đó để chỉnh sửa lại cho phù hợp với cơng ty. Vì vậy, trước đây khi Tổng công ty Điện lực miền Nam chưa thực hiện xây dựng các phương pháp, cách thức để đánh giá, đo lường các quy trình nên Cơng ty Thí nghiệm điện miền Nam cũng chưa có cơ sở để xây dựng, do đó, mà một số quy trình tại SETC đến cuối năm 2017 vẫn chưa được xây dựng phương pháp đánh giá. Đến quý 4/2017, Tổng công ty Điện lực miền Nam mới xây dựng và đã áp dụng các chỉ tiêu đo lường vào các quy trình tại Tổng cơng ty vào ngày 01/01/2018 và có ban hành

xuống cho các Đơn vị trực thuộc nên hiện nay, SETC bắt đầu tiến hành nghiên cứu, tham khảo để xây dựng lại phương pháp và tiêu chí để đánh giá các q trình tại cơng ty cho phù hợp.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả giới thiệu tổng quan về Cơng ty Thí nghiệm điện miền Nam và khái quát về hệ thống quản lý chất lượng của công ty. Đồng thời, tác giả đi sâu vào đánh giá, xác định những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty và tìm hiểu nguyên nhân của những mặt hạn chế. Từ đó, tác giả đưa ra đánh giá chung về việc vận hành của hệ thống quản lý chất lượng tại Cơng ty Thí nghiệm điện miền Nam, làm cơ sở đề xuất giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001 TẠI

CƠNG TY THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty thí nghiệm điện miền nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)