Trung tâm lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát quản lý tại công ty TNHH một thành viên tex việt nam (Trang 28 - 30)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

1.2 Các cơng cụ kiểm sốt quản lý

1.2.1.4 Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận đạt được trong bộ phận đó.

Do lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí, nên các nhà quản trị của trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm cả về doanh thu và chi phí phát sinh ở bộ phận đó.

Vai trị chiến lược của trung tâm lợi nhuận

Ba vấn đề chiến lược khiến các công ty lựa chọn các trung tâm lợi nhuận hơn là các trung tâm chi phí hoặc doanh thu:

Thứ nhất, các trung tâm lợi nhuận tạo động lực thúc đẩy sự phối hợp mong muốn giữa các bộ phận như tiếp thị, sản xuất, và các chức năng hỗ trợ. Việc xử lý đơn đặt hàng nhanh là một ví dụ tốt. Đối với trường hợp này trung tâm chi phí xem là một bất cập trong quá trình sản xuất vì có thể tăng chi phí đột biến, tuy nhiên với trung tâm doanh thu sẽ xem nó như một thuận lợi vì có nhiều đơn đặt hàng hơn. Nếu tách biệt trung tâm chi phí và doanh thu có vẻ nhà quản lý bộ phận chi phí sẽ chịu thiệt thịi hơn. Tuy nhiên nếu đây là trung tâm lợi nhuận, thì nhà quản lý sẽ nỗ lực hết sức và đưa ra các quyết định đồng nhất với mục tiêu của nhà quản lý cấp cao.

Lý do thứ hai mà các công ty sử dụng các trung tâm lợi nhuận thay vì các trung tâm chi phí là khuyến khích các nhà quản lý xem sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có thể tiếp cận được với khách hàng bên ngồi thơng qua việc thúc đẩy nhà quản lý sản xuất các hàng hóa có chất lượng tốt và cạnh tranh, vì thế nhà quản lý có thể quyết định bán sản phẩm của mình ra bên ngoài thị trường và mua lại các sản phẩm dịch vụ có mức giá thấp để phục vụ sản xuất trong công ty.

Thứ ba, lý do để chọn trung tâm lợi nhuận là để thúc đẩy các nhà quản lý phát triển những cách thức mới để kiếm lời từ các sản phẩm và dịch vụ của họ. Cơng ty có thể gia tăng lợi nhuận từ việc bán sản phẩm đi kèm là các dịch vụ khác hỗ trợ cho sản phẩm, ví dụ sản phẩm về cơng nghệ như laptop, điện thoại nhà sản xuất ngoài việc bán sản phẩm chính cịn có thể bán các phụ kiện đi kèm, các phần mềm hỗ trợ…

Báo cáo thu nhập gộp (The contribution income statement)

Một hình thức đánh giá trung tâm lợi nhuận là báo cáo thu nhập đóng góp. Báo cáo này dựa trên lợi nhuận đóng góp ở mỗi trung tâm lợi nhuận và nhóm trung tâm lợi nhuận thích hợp. Báo cáo thu nhập đóng góp được minh họa cho 2 bộ phận A và B:

Bảng 1.5 Báo cáo thu nhập gộp

Tồn cơng ty Bộ phận A Bộ phận B

Doanh thu ròng (Net Sales) 2.000 600 1.400

Chi phí biến đổi (Variable cost)

900 200 700

Lợi nhuận gộp (Contribution margin)

1.100 400 700

CP cố định kiểm soát

(Noncontrolable fixed costs)

250 100 150

Lợi nhuận kiểm soát

(Controlable margin)

850 300 550

(Noncontrolable fixed costs) Lợi nhuận từ trung tâm lợi nhuận (Contribution by profit center – CPC)

450 180 270

CP không phát hiện được (Untraceable cost)

200

Thu nhập hoạt động

(Operating incomes)

250

“Nguồn: Blocher,Stout and Cokins (2010)” Như vậy có thể thấy, báo cáo thành quả được sử dụng ở trung tâm lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày dưới dạng số dư đảm phí nhưng chỉ bao gồm doanh thu và chi phí có thể kiểm sốt được bởi các nhà quản trị của trung tâm lợi nhuận.

Thành quả của trung tâm lợi nhuận thường được đánh giá bằng việc so sánh các dữ liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát quản lý tại công ty TNHH một thành viên tex việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)